Vị trí, vai trị của thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính

Một phần của tài liệu Thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính ở việt nam (Trang 25 - 29)

1.2.1 Vị trí

Thụ lý khiếu nại hành chính là giai đoạn đầu tiên, khởi động cho toàn bộ q trình giải quyết khiếu nại hành chính. Đây là một trong những điểm mới của

Luật Khiếu nại so với Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005. Bởi theo Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005, quá trình giải quyết khiếu nại hành chính gồm việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại mà không bao hàm giai đoạn thụ lý11.

Giai đoạn thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính được bắt đầu kể từ thời điểm bộ phận tiếp nhận nhận được khiếu nại và kết thúc bằng việc người có thẩm quyền ban hành thông báo thụ lý hoặc thông báo từ chối thụ lý. Khi khiếu

11

Khoản 13 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998: "Giải quyết khiếu nại" là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại.

17

nại đáp ứng được các điều kiện về thẩm quyền giải quyết và các điều kiện khác thì đương nhiên khiếu nại đó phải được thụ lý để giải quyết trong thời hạn nhất định, đánh dấu sự chấp nhận của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Từ đó, hoạt động xác minh, kết luận được tiến hành. Trong thời hạn giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần căn cứ vào nội dung, tính chất của vụ việc để có hướng xác minh phù hợp. Người có thẩm quyền có thể tự mình hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, thực hiện việc kiểm tra lại đối tượng bị khiếu nại. Trường hợp có căn cứ kết luận nội dung khiếu nại là đúng, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay. Ngược lại, nội dung khiếu nại chưa có cơ sở kết luận, người có thẩm quyền có thể tự mình hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiến hành xác minh, kiến nghị giải quyết khiếu nại. Trên cơ sở kết quả xác minh, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tổ chức các hoạt động cần thiết, theo luật định để có một kết quả giải quyết khiếu nại hợp lý, hợp tình, đáp ứng được nguyện vọng và quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại trong thời hạn giải quyết khiếu nại tính từ ngày thụ lý. Như vậy, giai đoạn thụ lý có một vị trí đặc biệt trong suốt quá trình giải quyết khiếu nại hành chính, mở màn cho q trình giải quyết khiếu nại của cơ quan, người có thẩm quyền và làm tiền đề xuất hiện các giai đoạn kế tiếp của q trình này.

1.2.2 Vai trị

Thứ nhất, thụ lý khiếu nại hành chính là điều kiện đủ để làm phát sinh trách nhiệm giải quyết khiếu nại hành chính của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Có thể xem hành vi khiếu nại hành chính là điều kiện cần thì thụ lý là điều kiện đủ làm phát sinh trách nhiệm giải quyết khiếu nại hành chính. Bởi lẽ thụ lý là việc tiếp nhận khiếu nại, chấp nhận khiếu nại có được giải quyết hay không. Vụ việc khiếu nại được chính thức chấp nhận giải quyết bằng thơng báo thụ lý, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải tiến hành các hoạt động xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại trong thời hạn kể từ ngày thụ lý.

18

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại khơng q 45 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng khơng q 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai cũng bắt đầu kể từ ngày thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai. Như vậy, thời điểm thụ lý giải quyết khiếu nại đánh dấu mốc thời gian vô cùng quan trọng, làm điểm xuất phát để tính thời hạn giải quyết khiếu nại, trong khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc thời hạn đó, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải có trách nhiệm giải quyết khiếu nại thông qua các phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ. Nếu quá thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại khơng được giải quyết, người có thẩm quyền phải gánh chịu những hậu quả phát lý bất lợi.

Thứ hai, thụ lý khiếu nại hành chính làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính

Chủ thể tham gia trong q trình giải quyết khiếu nại hành chính là những chủ thể có quyền và lợi ích gắn liền với vụ việc khiếu nại, gồm người khiếu nại, người bị khiếu nại, người liên quan khác, người giải quyết khiếu nại. Khiếu nại được chấp nhận giải quyết bởi người có thẩm quyền, các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong suốt quá trình giải quyết khiếu nại được phát sinh. Họ chỉ được sử dụng những quyền hạn hay thực hiện những nghĩa vụ pháp lý khi khiếu nại đã được thụ lý.

Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình giải quyết khiếu nại là khác nhau. Căn cứ vào địa vị pháp lý của từng chủ thể mà pháp luật quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ tương ứng theo hướng đối ứng “quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại”. Trong đó, người khiếu nại có quyền

19

tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia đối thoại; được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại; được khơi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại hay được quyền rút khiếu nại. Cịn người bị khiếu nại, trong q trình giải quyết khiếu nại hành chính, ngồi quyền được đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, họ phải có nghĩa vụ tham gia đối thoại (hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại) hay phải cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người giải quyết khiếu nại. Người giải quyết khiếu nại, với tư cách là chủ thể mang quyền lực nhà nước bằng phương pháp quyền uy có quyền quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục hay phải có trách nhiệm giải quyết bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Bằng việc sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ luật định trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính, các bên mới có thể hướng tới những lợi ích nhất định như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, duy trì quản lí trật tự trên mọi lĩnh vực.

Ngồi ra, thơng qua giai đoạn thụ lý khiếu nại giúp cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có những nhận định và cách nhìn tổng quan về tình trạng của vụ việc khiếu nại như tính chất phức tạp hay kéo dài của vụ việc, từ đó có phương hướng giải quyết ngay khi tiếp nhận, tránh tình trạng tranh chấp về thẩm quyền có thể xảy ra giữa các cơ quan trong hệ thống với nhau, giữa cơ quan hành chính nhà nước với Tịa án.

Như vậy, thụ lý khiếu nại hành chính là điều kiện bắt buộc có tính chất quyết định, mở đầu cho tồn bộ q trình giải quyết khiếu nại hành chính, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên và trách nhiệm giải quyết khiếu nại

20

hành chính của người có thẩm quyền trên ngun tắc “thực hiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm khách quan, công bằng, dân chủ và kịp thời”.

Với vị trí và vai trị quan trọng của giai đoạn thụ lý đối với cả q trình giải quyết khiếu nại hành chính, khi thụ lý, cơ quan, người có thẩm quyền cần phải xem xét kĩ lưỡng điều kiện về thẩm quyền, hình thức..., đặt trong mối tương quan với các quy định của pháp luật để quyết định thụ lý hay từ chối thụ lý, tránh các trường hợp thụ lý sai hoặc thụ lý thiếu, khơng đảm bảo được mục đích của q trình giải quyết khiếu nại hành chính đặt ra.

Một phần của tài liệu Thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính ở việt nam (Trang 25 - 29)