Tiếp nhận khiếu nại

Một phần của tài liệu Thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính ở việt nam (Trang 29 - 33)

1.3 Nội dung thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính theo quy định

1.3.1 Tiếp nhận khiếu nại

Tiếp nhận khiếu nại là nghĩa vụ của các cơ quan hành chính nhà nước12, là cơng đoạn đầu tiên của giai đoạn thụ lý trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính. Các cơ quan, người có thẩm quyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại. Hiện nay, quy trình tiếp nhận khiếu nại được quy định trong Luật Khiếu nại, Luật Tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Việc tiếp nhận khiếu nại thường gắn liền với hoạt động có tính chất bắt buộc đối với tất cả các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính là cơng tác tiếp công dân. Theo Luật tiếp công dân 2013, “ Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho cơng dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định pháp luật. Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất”. Như vậy,

12

21

tiếp công dân để tiếp nhận khiếu nại hành chính là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước thơng qua bộ phận tiếp dân theo quy định của pháp luật nhằm mục đích tiếp nhận khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước để xem xét, thụ lý và trả lời kết quả theo đúng thời hạn; hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, góp phần tuyên truyền pháp luật về khiếu nại .

Nơi tiếp công dân, tiếp nhận khiếu nại có thể là Trụ sở tiếp công dân,

Phịng tiếp cơng dân, địa điểm tiếp công dân hoặc nơi làm việc khác do cơ quan hành chính nhà nước bố trí tùy thuộc vào đặc thù của từng bộ, ngành, địa phương, cơ quan đó nhưng phải được thông báo công khai hoặc thông báo trước cho người được tiếp biết.

Nguồn tiếp nhận khiếu nại: hiện nay khiếu nại được tiếp nhận thông qua

hai nguồn là trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, nguồn trực tiếp do người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp trực tiếp đến gửi đơn hoặc trực tiếp trình bày nội dung khiếu nại; nguồn gián tiếp được tiếp nhận thông qua việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến (đây khơng phải là cơ quan hành chính nhà nước) như đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác hoặc đơn khiếu nại được gửi qua đường bưu điện.

Hình thức khiếu nại: theo Khoản 1 Điều 8 Luật Khiếu nại, việc khiếu nại

đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính được thực hiện bằng đơn hoặc khiếu nại trực tiếp. Việc lựa chọn hình thức khiếu nại phụ thuộc vào tự do ý chí của người khiếu nại. Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn13 mà không thể khiếu nại trực tiếp. Lý giải điều này, có thể trong tư duy của nhà lập pháp cho rằng hầu hết người khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính là những người dân có trình độ nhận thức khơng cao, việc am hiểu các quy định của pháp luật cũng như tự

13

22

mình làm đơn khiếu nại là một điều hết sức khó khăn. Vì vậy, khiếu nại trực tiếp hay làm đơn khiếu nại tùy thuộc vào sự lựa chọn của họ là một giải pháp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể để người khiếu nại thực hiện quyền một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trong khi đó, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức là quyết định mang tính chất nội bộ cơ quan hành chính nhà nước, người khiếu nại là cán bộ, công chức phải là chủ thể có trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật nên việc khiếu nại theo hình thức đơn khiếu nại phải là điều bắt buộc, đảm bảo tính “chuyên nghiệp” của nền hành chính. Đây là điểm khác biệt giữa khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức về hình thức khiếu nại.

Nội dung đơn khiếu nại phải ghi rõ các thông tin: ngày tháng năm khiếu nại; tên, địa chỉ người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại; tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại; yêu cầu của người khiếu nại14. Đây là những nội dung cơ bản và không thể thiếu của một vụ việc khiếu nại. Dựa vào những thơng tin trên, người tiếp nhận khiếu nại có thể dễ dàng ghi nhận, nắm bắt các tình tiết liên quan, từ đó tiến hành phân loại, xử lý kịp thời, nhanh chóng, chính xác. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi được giải quyết sớm, người khiếu nại cần trình bày những nội dung trong đơn khiếu nại thật rõ ràng, chính xác, đầy đủ. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp khiếu nại đã được giải quyết mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và muốn tiếp tục khiếu nại lần hai lên Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thì phải gửi đơn hoặc khiếu nại trực tiếp kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại trước đó cùng các tài liệu có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại.

14

23

Thủ tục tiếp nhận: tùy thuộc vào từng nguồn tiếp nhận mà thủ tục tiếp

nhận cũng khác nhau. Đối với nguồn tiếp nhận trực tiếp, người tiếp nhận phải có trách nhiệm đón tiếp và tiến hành các thủ tục theo trình tự sau15:

- Kiểm tra tư cách người đến khiếu nại bằng việc yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có) để xác định tư cách là người khiếu nại hay người đại diện hợp pháp.

- Xác định tính chất của vụ việc có phải là khiếu nại hành chính. Nếu khơng phải là vụ việc khiếu nại hành chính thì hướng dẫn người đến khiếu nại các thủ tục giải quyết có liên quan. Trường hợp trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp nhận hướng dẫn người đến khiếu nại viết thành đơn riêng để khiếu nại với người có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật khiếu nại.

- Xác định thẩm quyền: nếu vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan thì cán bộ tiếp dân tiếp nhận khiếu nại, các thông tin, tài liệu kèm theo. Nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan thì hướng dẫn cụ thể người khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án có thẩm quyền hoặc từ chối nhận đơn nếu khiếu nại đã có thơng báo từ chối thụ lý và chấm dứt giải quyết khiếu nại bởi chính cơ quan đang tiếp nhận, khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, đã hoặc đang được Tòa án thụ lý giải quyết.

- Tiếp nhận đơn khiếu nại hoặc hướng dẫn người đến khiếu nại trình bày nội dung vụ việc. Đơn khiếu nại phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thể thức của đơn khiếu nại tại Điều 8 Luật Khiếu nại. Đối với trường hợp người khiếu nại chưa có đơn khiếu nại, người tiếp nhận phải hướng dẫn viết thành đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại bằng văn bản, yêu cầu họ ký tên xác nhận hoặc điểm chỉ. Trường hợp đơn khiếu nại, nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ, người tiếp nhận đề nghị người đến khiếu nại trình bày bổ sung hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ.

15

24

- Trong trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung, cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tiếp nhận đơn khiếu nại. Khi những người khiếu nại chưa có đơn, người tiếp cơng dân u cầu người đại diện viết thành văn bản hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung vụ việc do người đại diện trình bày, đọc lại cho họ nghe và yêu cầu những người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ để xác nhận. Nếu nhiều người khiếu nại bằng đơn, phải có chữ ký của tất cả những người khiếu nại và phải cử người đại diện trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại. Khi khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện, người đại diện phải là một trong những người khiếu nại và phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện.

- Ghi vào sổ tiếp công dân hoặc nhập vào phần mềm quản lý công tác tiếp công dân với các nội dung theo những tiêu chí: số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ người khiếu nại, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan có thẩm quyền (nếu có) và những yêu cầu, đề nghị cụ thể của người khiếu nại, tóm tắt kết quả tiếp và việc xử lý.

Khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp trực tiếp như quyết định hành chính bị khiếu nại, quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh phải lập Giấy biên nhận16.

Đối với nguồn tiếp nhận gián tiếp, khi nhận được đơn khiếu nại, người tiếp nhận phải vào sổ nhận đơn hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính của cơ quan để quản lý, theo dõi và tiến hành xử lý.

Một phần của tài liệu Thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính ở việt nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)