Thông báo kết quả thụ lý

Một phần của tài liệu Thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính ở việt nam (Trang 42 - 46)

1.3 Nội dung thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính theo quy định

1.3.4Thông báo kết quả thụ lý

Thơng báo kết quả thụ lý chính là việc trả lời kết quả thụ lý của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sau quá trình tiếp nhận và xem xét, xử lý, kiểm tra sự phù hợp giữa vụ việc với thẩm quyền giải quyết và các điều kiện khác. Theo quy định pháp luật, thông báo kết quả thụ lý là nghĩa vụ bắt buộc của người giải quyết khiếu nại24 và đối ứng với nó là quyền “nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại” của người khiếu nại. Theo quy định tại Điều 27, Điều 36 Luật Khiếu nại, người có thẩm quyền “thơng báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do” đối với các khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và “thơng báo cho người khiếu nại biết” đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức theo Điều 50 Luật Khiếu nại, đối với trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung và cử người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì văn bản thơng báo việc thụ lý được gửi đến người đại diện25. Như vậy, việc thông báo thụ lý giải quyết khiếu nai hành chính có những điểm cần lưu ý sau:

23

Khoản 1 Điều 5 Thông tư 07/2013/TT-TTCP.

24

Điểm a Khoản 2 Điều 14 Luật Khiếu nại.

25

Quy định về thơng báo thụ lí khiếu nại đã được hướng dẫn cụ thể tại Điều 5 Thông tư 07/2013/TT- TTCP.

34

Một là, chủ thể có thẩm quyền ban hành thơng báo là người có thẩm

quyền giải quyết khiếu nại. Đó là Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước nơi tiếp nhận khiếu nại.

Hai là, chủ thể thông báo là người tiếp dân, là người có nghĩa vụ tiếp nhận

thơng báo từ người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và thông báo kết quả thụ lý cho các chủ thể có liên quan được biết.

Ba là, chủ thể nhận thông báo: đối với các khiếu nại quyết định hành

chính, hành vi hành chính, tùy thuộc vào từng nguồn tiếp nhận khiếu nại mà chủ thể nhận thông báo này là khác nhau. Nguồn tiếp nhận khiếu nại trực tiếp hay thông qua đường bưu điện, chủ thể nhận thông báo là người khiếu nại và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp. Đối với các khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến thì chủ thể nhận thơng báo là những cơ quan, tổ chức, cá nhân đó và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp. Việc quy định các cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp là chủ thể nhận thông báo thụ lý nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này trong công tác giải quyết khiếu nại, trong việc giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại. Đối với các khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, chủ thể nhận thông báo là người khiếu nại.

Bốn là, hình thức thơng báo: việc thơng báo được thể hiện dưới hình thức

bằng văn bản theo mẫu thơng báo kết quả thụ lý được ban hành kèm theo Thông tư 07/2013/TT-TTCP. Trường hợp thông báo việc thụ lý giải quyết khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 01-KN, trường hợp thông báo việc không thụ lý giải quyết khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 02-KN.

Năm là, nội dung thông báo là trả lời việc có thụ lý hay từ chối thụ lý

khiếu nại hành chính, nếu từ chối phải nêu rõ lý do ngay trong thông báo.

Như vậy, thông qua việc quy định nghĩa vụ thông báo kết quả thụ lý khiếu nại hành chính góp phần nâng cao trách nhiệm thụ lý khiếu nại trong thời hạn

35

luật định của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính, đảm bảo quyền lợi hợp pháp mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội, qua đó cơng khai việc giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và các chủ thể có liên quan được biết, giúp họ chủ động trong việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho q trình giải quyết khiếu nại.

Cụ thể hóa quy định pháp luật về công tác thụ lý giải quyết khiếu nại hành chính, dựa vào đặc thù về tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của từng ngành, lĩnh vực, từng đơn vị hành chính lãnh thổ, các bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã kịp thời ban hành các văn bản pháp luật, hướng dẫn cụ thể trình tự tiếp nhận khiếu nại, xử lý và thụ lý giải quyết khiếu nại hành chính để hướng dẫn cơ quan, đơn vị mình thực hiện như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh….Mới đây nhất có Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 11 tháng 02 năm 2014 của UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy trình giải quyết khiếu nại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong đó có giai đoạn thụ lý khiếu nại phù hợp với Luật Khiếu nại, các văn bản hướng dẫn thi hành và thực tiễn địa phương26.

Như vậy, thông qua việc ban hành những văn bản kịp thời, cụ thể hóa Luật Khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt cơ sở pháp lý cho địa phương trong cơng tác thụ lý khiếu nại hành chính đồng thời tạo quy trình tiếp nhận, xử lý và thụ lý khiếu nại thống nhất tại các địa bàn khác nhau trong từng địa phương, tránh tình trạng mỗi nơi làm một kiểu với những thủ tục rườm rà, thiếu thống nhất.

Trong xu hướng tồn cầu hóa, hội nhập nền kinh tế quốc tế, hệ thống pháp luật của nước ta không ngừng được thay đổi và hoàn thiện, đáp ứng kịp thời

26

Trong đó, Quyết định quy định rõ : Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai phải:

- Trường hợp khiếu nại đủ điều kiện thụ lý: Thụ lý giải quyết và có Thơng báo thụ lý (theo Mẫu số 01- KN của Thông tư 07/2013/TT-TTCP). Thông báo thụ lý được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành.

- Trường hợp khiếu nại không đủ điều kiện thụ lý: ban hành Thông báo không thụ lý giải quyết khiếu nại (theo Mẫu số 02-KN của Thông tư 07/2013/TT- TTCP).

36

những đòi hỏi khách quan của xã hội trước sự phát triển và hội nhập trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội. Pháp luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong đó bao gồm thụ lý khiếu nại hành chính đã kế thừa, tiếp thu có “tiếp biến” những nhân tố tích cực của pháp luật cũ để xây dựng những sản phẩm tinh túy trong hoạt động lập pháp. Quy định về thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính đã tạo ra hành lang pháp lý mới giúp các chủ thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị cơ quan hành chính nhà nước xâm phạm cũng như giúp cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, các chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã vạch ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỤ LÝ TRONG GIẢI QUYẾT

KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu Thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính ở việt nam (Trang 42 - 46)