Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối tương quan giữa độ dày mỡ lưng với các chỉ tiêu sinh lý sinh dục và sức sản xuất của lợn nái ngoại nuôi tại một số trại chăn nuôi tập trung ở tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 83)

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu cơ cấu đàn lợn nái của các cơ sở chăn nuôi

- Tiến hành thống trên sổ sách theo dõi của trại, thông qua lý lịch của từng nái.

- Theo dõi trực tiếp trên đàn nái của các cơ sở.

2.4.2. Phương pháp xác định độ dày mỡ lưng của lợn

Để xác định độ dày mỡ lƣng của lợn, chúng tôi sử dụng máy RINCO đo tại vị trí xƣơng sƣờn cuối cùng.

Giới thiệu về máy đo độ dày mỡ lưng Lean Meater

Máy đo độ dày mỡ lƣng Lean Meater của Renco sử dụng nhịp độ dao động của siêu âm để đo độ dày tổng cộng của các lớp mỡ lƣng cho lợn nái. Đây là dụng cụ cầm tay, hoàn toàn bằng kim loại, năng lƣợng pin, an toàn cho gia súc, cho kết quả nhanh, chính xác, dễ sử dụng.

Máy có gắn đầu dò để áp lên bề mặt da lợn có phát ra những dao động của âm thanh cao tần đƣợc gọi là siêu âm có thể đi vào cơ thể lợn. Các sóng này sẽ đƣợc phản hồi từ các lớp dƣới da, mỡ lƣng và các biểu mô khác nhau trong cơ thể. Thiết bị phân tích các phản hồi này, rồi xác định đâu là phản hồi từ da, các lớp mỡ da, hoặc từ các biểu mô khác. Chỉ có các phản hồi từ da và các lớp mỡ dƣới da là đƣợc máy phân tích. Kết quả thể hiện tổng chiều dày đƣợc hiển thị bằng milimet hiện ra trên màn hình cùng với tín hiệu đèn chỉ định và hiện thị kết quả cuối cùng. Để sử dụng máy đo độ dày mỡ lƣng Lean Meater ta cần thực hiện các bƣớc sau:

- Bƣớc 1: Sạc điện 12 tiếng trƣớc khi đƣa máy vào sử dụng lần đầu tiên. Sau mỗi lần sử dụng sạc lại điện trong thời gian dài bằng ba lần so với tổng thời gian sử dụng để kéo dài tuổi thọ của pin. Nếu màn hình lập loè hoặc tắt mặc dù đã sạc điện là dấu hiệu pin hỏng hoặc hết điện hoặc hết thời gian sử dụng.

- Bƣớc 2: Xác định vị trí đo chính xác nhất. Dùng ngón tay ấn theo mép sƣờn con vật cho đến khi cảm nhận đƣợc xƣơng sƣờn cuối cùng. Đặt đầu đo tại điểm P2 cách cột sống đối diện khoảng 65mm. Bôi dầu (dầu ăn hoặc dầu máy) hoặc nƣớc lên bề mặt da ở điểm xác định. Điều quan trọng là tạo bề mặt tiếp xúc tốt dƣới da và đầu đo để sóng siêu âm có thể dễ dàng đi vào cơ thể con vật và phản hồi lại máy một cách chính xác nhất.

- Bƣớc 3: Tiến hành đo. Bấm nút công tắc để bật máy. Đặt đầu đo vào vị trí cần kiểm tra, ấn nhẹ và di chuyển đầu dò nhẹ nhàng để ép sao cho không còn không khí ở đầu dò. Đầu dò phải vuông góc với lƣng lợn để đạt kết quả

chính xác nhất. Có thể đọc kết quả khi đèn phía trái màn hình bật sáng. Nếu đèn không bật sáng có nghĩa là điểm tiếp xúc giữa da và đầu dò chƣa tốt, bôi thêm dầu và làm lại. Cố gắng loại bỏ hết bọt khí giữa đầu dò và da, đặt đầu dò vuông góc với lƣng lợn. Giữ cố định đầu dò.

- Bƣớc 4: Đọc số liệu. Đƣợc tiến hành đầu tiên với vị trí công tắc lựa chọn lớp mỡ thứ 3. Tại vị trí này, số liệu sẽ phản ánh chiều dày tổng cộng của 3 lớp mỡ. Đèn đọc phía trái màn hình sẽ bật đỏ khi đầu dò phát hiện đƣợc 3 lớp mỡ. Ngƣợc lại nếu không có lớp mỡ thứ 3 thì đèn sẽ không bật sáng. Khi đó nhả công tắc để tắt máy. Đặt lại công tắc chọn về lớp số 2. Lúc này sau khi phát hiện hai lớp mỡ đèn sẽ bật sáng. Máy sẽ rà soát kết quả một vài lần trong vài giây. Kết quả đƣợc duy trì đến khi máy hiện kết quả mới hơn. Một số bất thƣờng nhỏ có thể xảy ra khi ngăn luồng sóng âm và gây ra sự hiện hữu không rõ các con số trên màn hình. Khắc phục tình trạng này bằng cách di chuyển nhẹ nhàng đầu dò để tạo điều kiện cho sóng âm đi lách qua chƣớng ngại vật (luôn giữ vị trí đầu dò vuông góc với lƣng). Độ dày của lớp mỡ không đồng nhất, vì vậy cần phải đo ở một vài vị trí xung quanh rồi lấy giá tri trung bình giá trị cuối cùng. Con số xuất hiện ngay sau khi ấn công tắc là không có giá trị. Kết quả đo chỉ xuất hiện khi đèn chỉ thị bật sáng. Độ dung sai của máy là 1mm. Khoảng cách đo đƣợc nằm trong khoảng 5- 40mm. Những con lợn già có lớp da dày cần có thêm một số thao tác nhƣ cạo bớt lông ở vị trí đo và làm ƣớt chỗ da đó bằng nƣớc nóng để đạt đƣợc điểm tiếp xúc tốt nhất.

Sau đây là một số thông số của máy Lean Meater:

- Hoạt động: kết quả đo độ dày mỡ lƣng diễn ra không đến 10 giây và sẽ thông báo khi có kết quả đo.

- Khoảng đo: 5 - 40 mm ( 0,1 mm). - Hiện kết quả: 2 số điện tử (màu đỏ).

- Các nút điều khiển: nút bật, tắt và cần gạt để chọn độ dày mỡ lƣng lớp thứ 3 hoặc lớp thứ 2.

- Nguồn điện: sử dụng pin 5,0 V (có sạc pin kèm theo).

- Tuổi thọ của pin: khoảng 2 - 4 năm (tƣơng đƣơng với 1000 lần sạc). - Thời gian hoạt động: 6 - 10 giờ, mỗi lần sạc 12 - 14 giờ.

- Kích thƣớc, trọng lƣợng: 18 cm  7cm  2,5 cm; 340 mg.

Độ dày mỡ lƣng trong thí nghiệm của chúng tôi là kết quả trung bình của 4 lần đo tại các thời điểm khác nhau của lợn nái: Lúc cai sữa, chửa 30 ngày, trƣớc khi đẻ và sau nuôi con 21 ngày.

Sau khi đo và kiểm tra độ dày mỡ lƣng chia số nái thành 4 nhóm để theo dõi:

Nhóm 1: Những lợn nái có độ dày mỡ lƣng <15mm. Nhóm 2: Những lợn nái có độ dày mỡ lƣng 15-20mm Nhóm 3: Những lợn nái có độ dày mỡ lƣng 20,1-25mm Nhóm 4: Những lợn nái có độ dày mỡ lƣng >25mm

Tất cả những lợn nái này đều đƣợc theo dõi các chỉ tiêu sau:

2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của lợn nái

* Các chỉ tiêu về sinh lý sinh sản

- Tuổi động dục lần đầu của lợn cái hậu bị: là thời gian từ sơ sinh cho đến khi lợn cái hậu bị động dục lần đầu.

- Tuổi phối giống lần đầu: là thời gian từ sơ sinh cho đến khi lợn cái hậu bị đƣợc phối giống lần đầu.

- Tuổi đẻ lứa đầu: là thời gian từ sơ sinh cho đến khi con nái đẻ lứa đầu tiên.

- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa: là khoảng thời gian bắt đầu cai sữa lợn con đến khi lợn mẹ có biểu hiện động dục.

- Chu kỳ động dục: là khoảng thời gian tính từ lần động dục trƣớc cho đến lần động dục sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thời gian kéo dài động dục: là thời gian đƣợc tính từ khi con vật có biểu hiện động dục cho đến khi con vật trở về trạng thái yên tĩnh, nghỉ ngơi hoàn toàn.

- Lợn nái chậm động dục trở lại sau cai sữa: Lợn nái chậm động dục là lợn nái sau khi cai sữa con có thời gian động dục trở lại từ ngày thứ 8 trở đi.

- Lợn nái không động dục sau cai sữa con: Lợn nái không động dục là lợn nái sau khi cai sữa con không có biểu hiện động dục trở lại hoặc có động dục trở lại nhƣng sau ngày thứ 21.

* Các chỉ tiêu về khả năng sinh sản

- Số con đẻ/ổ: là số lợn con đẻ ra của một ổ đẻ.

- Số con đẻ ra còn sống sau 24 giờ/ổ: Là số lợn con còn sống sau 24 giờ để lại nuôi.

- Số con còn sống sau 21 ngày/ổ: Là số lợn con sống đến 21 ngày của từng ổ đẻ.

- Số con còn sống đến cai sữa/ổ: Là số lợn con cai sữa của từng ổ đẻ. - Số con còn sống đến 50 ngày tuổi/ổ: Là số lợn con còn sống đến 50 ngày tuổi của từng ổ đẻ.

- Khối lƣợng sơ sinh/con: Là khối lƣợng lợn con đƣợc cân sau khi con mẹ đẻ xong con cuối cùng.

Khối lƣợng lợn con sơ sinh đƣợc xác định bằng cách cân khối lƣợng lợn con sơ sinh sau khi lợn con đƣợc đẻ ra tiến hành bóc màng thai (đối với những ca đẻ bọc, ca móc thai khi đẻ khó), lau khô cho lợn con bằng giẻ mềm sạch để lợn con khỏi bị ngạt, bấm nanh, cắt rốn và trƣớc khi tiến hành cho bú sữa đầu.

- Khối lƣợng lợn con 21 ngày tuổi/con: Là khối lƣợng lợn con đƣợc cân lúc 21 ngày tuổi.

- Khối lƣợng lợn cai sữa/con: Là khối lƣợng lợn con đƣợc cân lúc cai sữa. - Khối lƣợng lợn 50 ngày tuổi/con: Là khối lƣợng lợn đƣợc cân lúc 50 ngày tuổi.

Khối lƣợng lúc 21 ngày tuổi, lúc cai sữa và lúc 50 ngày tuổi đƣợc tiến hành cân khối lƣợng từng con một, vào buổi sáng sớm trƣớc khi cho ăn (nếu có). Sử dụng một loại cân và cúng một ngƣời cân để đảm bảo độ tin cậy

- Tỷ lệ chết khi sơ sinh: đƣợc xác định theo công thức:

Tỷ lệ chết khi sơ sinh (%) =

Số con sơ sinh chết

x 100 Tổng số con sinh ra

- Tỷ lệ phối giống - thụ thai:

Tỷ lệ phối giống thụ thai (%) =

Số lợn nái thụ thai

x 100 Số lợn nái phối giống

- Tỷ lệ loại thải /năm: đƣợc xác định nhƣ công thức

Tỷ lệ nái loại thải/năm (%) =

Số lợn nái thải trong năm

x 100

 nái theo dõi trong năm - Tỷ lệ nái chậm động dục: đƣợc xác định theo công thức:

Tỷ lệ nái chậm động dục (%) =

Số lợn nái chậm động dục

x 100 Số nái cai sữa

* Phương pháp tác động đối với những nái có thể trạng béo và quá béo (độ dày mỡ lưng > 20mm), quá gầy (Độ dày mỡ lưng < 15mm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với lợn quá gày

- Thức ăn: Tăng thêm 20% khẩu phần định lƣợng hàng ngày. - Chăm sóc nuôi dƣỡng: Đánh dấu để có chế độ chăm sóc đặc biệt. + Đối với lợn nái quá béo

- Thức ăn: Giảm 20% khẩu phẩn định lƣợng hàng ngày.

- Chăm sóc nuôi dƣỡng: Đánh dấu để có chế độ chăm sóc đặc biệt.

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu đƣợc trong quá trình theo dõi thí nghiệm đƣợc xử lý theo phần mềm STATGRAPH version 4.0 USA.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Cơ cấu đàn nái nuôi tại trại chăn nuôi Hùng Chi và Trung tâm chăn nuôi Thắng Lợi

Mục tiêu của chăn nuôi lợn công nghiệp là đạt lợi nhuận tối đa. Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình sản xuất nhƣ giá cả đầu vào, đầu ra, tình hình dịch bệnh... Tất cả các nhà chăn nuôi sẽ cùng phải chịu chung các ảnh hƣởng do giá cả thị trƣờng tác động, nhƣng họ có chi phí sản xuất khác nhau. Điều đó chứng tỏ các yếu tố nhƣ quản lý, vệ sinh phòng dịch... đóng vai trò quyết định sự thành công của chăn nuôi.

Trong công tác quản lý, ngoài quản lý về vệ sinh, thú y, công tác giống thì việc quản lý về cơ cấu đàn nái có vai trò quan trọng trong việc ổn định đàn nái cũng nhƣ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời chăn nuôi.

Để quản lý đàn nái tốt cũng nhƣ xây dựng cơ cấu đàn nái hợp lý nhà chăn nuôi phải có hệ thống thông tin tổng hợp về các hoạt động của trại chăn nuôi, quản lý chặt chẽ từng con giống để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất, cắt giảm chi phí không cần thiết, điều hành công việc có hiệu quả tiến tới mở rộng sản xuất chăn nuôi.

Cơ cấu đàn lợn phải đƣợc xác định trên cơ sở phƣơng thức sản xuất, khả năng và tốc độ sản xuất thức ăn, số lƣợng lao động và hiệu suất lao động của cơ sở (Trần Văn Phùng và cs 2004) [14].

Trong quá trình chăn nuôi, các trại cũng đã xác định cơ cấu đàn phù hợp với diện tích và điều kiện cơ sở vật chất để ổn định và mở rộng sản xuất.

Với xu thế khai thác tối đa ƣu thế lai của đàn con thông qua các chỉ số sản xuất: số con đẻ ra/lứa, khối lƣợng cai sữa, khối lƣợng xuất bán, nên các trại luôn bổ xung mới đàn hậu bị để đạt năng suất cao nhất cũng nhƣ loại thải

những con nái già, năng suất kém, quá béo, quá gày hay bị bệnh trong quá trình chăn nuôi.

Để đánh giá và tìm hiểu cơ cấu đàn nái của Trung tâm chăn nuôi Thắng Lợi và trại chăn nuôi lợn ngoại Hùng Chi, chúng tôi đã tiến hành điều tra đàn lợn nái và thu đƣợc kết quả ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Cơ cấu đàn nái của các cơ sở chăn nuôi Thắng Lợi và Hùng Chi

Loại lợn

Trại Thắng Lợi Trại Hùng Chi Tổng số Số lƣợng (con) % Số lƣợng (con) % Số lƣợng (con) % Lợn hậu bị 17 10,00 31 19,14 48 14,45 Lợn lứa 1-2 25 14,71 19 11,73 44 13,25 Lợn lứa 3-6 102 60,00 84 51,85 186 56,02 Lợn nái > lứa 6 26 15,29 28 17,28 54 16,26 Tổng số 170 100 162 100 332 100

Bảng 3.1 cho thấy, tổng đàn nái của hai cơ sở là 332 con, trong đó lợn hậu bị có 48 con, chiếm tỷ lệ 14,45 %; lợn nái sinh sản ở các độ tuổi là 284 con, chiếm tỷ lệ 85,54%. Tỷ lệ lợn nái hậu bị ở trại chăn nuôi Hùng Chi nhiều hơn trại Thắng Lợi (19,14 so với 10,00%); tỷ lệ lợn nái sinh sản ở trại chăn nuôi Hùng Chi thấp hơn trại Thắng Lợi (80,86 so với 90,00%); đặc biệt tỷ lệ nái trên 6 lứa ở trại Hùng Chi là cao hơn so với trại Thắng Lợi (17,28 so với 15,29%). Điều đó cho thấy, trại Hùng Chi đang trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu đàn lợn nái theo hƣớng tăng tỷ lệ lợn nái sinh sản, đặc biệt là số lợn nái sinh sản ở lứa 1 - 6. Do vậy, trại Hùng Chi đang tăng số đàn nái hậu bị để bổ sung cho số nái già sẽ bị loại thải.

Xét về cơ cấu đàn lợn nái của cả 2 trại cho thấy, lợn nái ở lứa đẻ từ 3- 6 chiếm số lƣợng và tỷ lệ cao nhất (186 con, tƣơng đƣơng 56,02%), trong đó trại Thắng Lợi có 102 con, chiếm 60,00% và trại Hùng Chi có 84 con, chiếm

51,85 %; Lợn nái đẻ lứa 1 - 2 và trên 6 lứa chiếm số lƣợng và tỷ lệ lần lƣợt là 98 con và 29,52%, trong đó, trại Thắng lợi có 51 con (chiếm 30,00%) và trại Hùng Chi có 47 con (chiếm tỷ lệ 29,01%).

Từ những phân tích trên cho thấy, cơ cấu đàn lợn nái ở cả 2 trại là tƣơng đối hợp lý, bởi lẽ: đàn nái cơ bản của cả hai cơ sở luôn chiếm tỷ lệ cao nhất (từ 51,85 - 60,00%); số lợn nái hậu bị và lợn nái kiểm định (lứa đẻ 1 - 2) chiếm tỷ lệ hợp lý đối với từng trại (từ 10,00 - 19,14% nái hậu bị và từ 11,73 - 14,71% nái kiểm định). Điều đó đảm bảo sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, kỹ thuật; sản xuất con giống với số lƣợng lớn, cung cấp sản phẩm cho thị trƣờng một cách ổn định; đồng thời đảm bảo cho việc thay thế, bổ sung những lợn nái già, sinh sản kém và tăng số lƣợng nái cơ bản, có khả năng sinh sản cao và ổn định (từ lứa đẻ thứ 3 - 6).

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [14], đàn lợn nái đƣợc phân chia ra thành các loại: lợn cái hậu bị, lợn nái kiểm định, nái cơ bản, nái cơ bản hạt nhân. Tỷ lệ nái cơ bản cao hay thấp trong một cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản phụ thuộc vào nhiệm vụ sản xuất con giống, khả năng sinh sản của giống lợn và thời gian nuôi vỗ béo của lợn thịt. Cơ cấu đàn nái hợp lý là: nái hạt nhân 20%, đàn nái cơ bản 60%, đàn nái kiểm định 20%, đàn nái hậu bị phụ thuộc vào tỷ lệ loại thải của đàn nái cơ bản và tỷ lệ loại thải của đàn nái hậu bị.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối tương quan giữa độ dày mỡ lưng với các chỉ tiêu sinh lý sinh dục và sức sản xuất của lợn nái ngoại nuôi tại một số trại chăn nuôi tập trung ở tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 83)