Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng tới thể trạng của lợn nái. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đó là chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng. Trong quá trình chăn nuôi, nhiều lợn nái có khả năng sinh sản cao, số con đẻ ra nhiều, khả năng tiết sữa lớn, nhƣng thƣờng đƣợc nuôi dƣỡng giống nhƣ những lợn bình thƣờng dẫn đến cơ thể không đủ dinh dƣỡng để nuôi con và bản thân nó dẫn đến thể trạng gầy.
Trong khi đó, những lợn có sức sản xuất giảm đi mà ngƣời chăn nuôi lại không giảm lƣợng thức ăn dẫn đến tích tụ dinh dƣỡng. Đồng thời trong quá trình nuôi dƣỡng chăm sóc không cho lợn nái vận động khiến cho dinh dƣỡng thừa, tích tụ càng làm cho con vật béo lên.
Theo Hiệp hội đậu tƣơng Hoa Kỳ thì tất cả các giai đoạn trong chu kỳ sinh sản lên quan đến nhau, vì thế chƣơng trình cho ăn trong từng giai đoạn sẽ ảnh hƣởng rất nhiều đến thể trạng của lợn cái và ảnh hƣởng này cũng không giống nhau đối với các lứa đẻ.
Ƣớc tính nhu cầu năng lƣợng và dinh dƣỡng cho nái càng chính xác hơn khi có nhiều số liệu. Lƣợng thức ăn và nhu cầu dinh dƣỡng của nái cần xác định bởi:
- Đối với nái chửa: Đạt chỉ tiêu tăng trọng.
- Trong giai đoạn cho con bú: Đạt chỉ tiêu dùng để cho năng suất sữa cao. Sự chênh lệch dù chỉ một lƣợng ít trong lƣợng thức ăn cho phép hàng ngày của nái chửa có thể dẫn đến sự khác biệt lớn về tăng trọng và độ dày mỡ lƣng. Mục tiêu của quá trình nuôi dƣỡng nái chửa là: độ dày mỡ lƣng ở vị trí P2 khi nái đẻ ở tất cả các lứa là 18-19mm. Trong giai đoạn chửa cho ăn theo thể trạng, khi cho ăn nhiều (>2,5kg/ngày) sẽ làm tăng progesterone và tăng tỷ lệ chết thai. Chiến lƣợc cho ăn trong giai đoạn chửa không hợp lý sẽ làm nái quá gầy hoặc quá béo dẫn đến ảnh hƣởng tới quá trình đẻ.
Một điều đáng lƣu ý nữa, trong quá trình chăn nuôi, nhiều khi do bất cẩn của ngƣời chăn nuôi, những con lợn hung dữ lại đƣợc nhốt gần những con hiền lành làm cho một phần thức ăn bị con hung dữ tranh mất dẫn đến lƣợng thức ăn thiếu cũng dẫn đến lợn cho thể trạng ngày một gầy đi.