Mối quan hệ giữa thể trạng và khả năng sinh sản của lợn nái

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối tương quan giữa độ dày mỡ lưng với các chỉ tiêu sinh lý sinh dục và sức sản xuất của lợn nái ngoại nuôi tại một số trại chăn nuôi tập trung ở tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 36)

Thể trạng và khả năng sinh sản của lợn nái có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đối với những lợn nái có thể trạng quá béo thì số con sinh ra ít nhƣng khối lƣợng thƣờng lớn và tỷ lệ sống của lợn con cao hơn. Điều này là do những con nái có thể trạng béo số trứng rụng ít, biểu hiện động dục bất thƣờng và không rõ ràng, do vậy việc xác định thời điểm phối giống thƣờng không chính xác nên tỷ lệ thụ thai thấp hơn. Mặt khác lợn quá béo có tỷ lệ mỡ cao nên phôi thai dễ bị chèn ép dẫn đến chết thai cao, đặc biệt là ở 35 ngày sau phối giống. Đồng thời lợn nái béo có số con đẻ ra ít, dinh dƣỡng lợn mẹ thừa nhiều nên khối lƣợng thai lớn, làm cho tỷ lệ đẻ khó cao và số con chết khi đẻ nhiều hơn. Khi nái quá béo thể trạng nặng nề, chân yếu, mức độ khéo léo của không cao nên dễ đè con, làm số con chết trong quá trình theo mẹ cao. Đối với lợn nái có thể trạng gầy và trung bình thì số con sinh ra cao, tỷ lệ sống của lợn con cao hơn nhƣng khối lƣợng con nhỏ. Điều này là do nái gầy và trung bình số lƣợng trứng rụng nhiều, biểu hiện động dục rõ ràng, nên xác định thời điểm phối giống chính xác, tỷ lệ thụ thai cao, số con sinh ra nhiều. Do con sinh ra nhiều, lƣợng chất dinh dƣỡng không đủ để con phát triển, do đó khối lƣợng lợn con nhỏ. Mặt khác, lợn có thể trạng gầy và trung bình có khối lƣợng cơ thể nhỏ hơn, độ khéo léo cao hơn nên tỷ lệ lợn con chết trong thời gian theo mẹ ít hơn. Đối với nái quá gầy do quá trình nuôi con hao hụt khối lƣợng lớn hoặc nái quá gầy thì sản lƣợng sữa ít sức khoẻ kém, lợn con sinh trƣởng chậm, khối lƣợng cai sữa thấp hơn, nếu kéo dài tình trạng này thì lợn nái dễ bị bại liệt. Thời gian động dục trở lại kéo dài khả năng hấp thu kém nên cần có chế độ chăm sóc đặc biệt nhƣ là: tăng số lƣợng và chất lƣợng khẩu phần hàng ngày cho ăn cám tập ăn sớm để giảm sức bú của lợn con và làm giảm hao hụt thể trạng của lợn mẹ. Nhƣ vậy, thể trạng và khả năng sinh sản có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối tương quan giữa độ dày mỡ lưng với các chỉ tiêu sinh lý sinh dục và sức sản xuất của lợn nái ngoại nuôi tại một số trại chăn nuôi tập trung ở tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)