Omtvedl J.T và cs (1965) [44] đã làm thí nghiệm trên 301 lợn nái đẻ và 390 lợn cái hậu bị của 5 giống, thu đƣợc kết quả về hệ số tƣơng quan giữa các tính trạng nhƣ sau:
- Tuổi phối giống lần 1 và số con sơ sinh còn sống/ổ là 0,19 - Tuổi phối giống lần 1 và khối lƣợng sơ sinh/ổ là 0,16
- Khối lƣợng phối giống lần 1 và số con sơ sinh còn sống/ở là 0,19 - Khối lƣợng phối giống lần 1 và khối lƣợng sơ sinh/ổ là 0,24
Driox M.,(1994) [17] nghiên cứu về lợn ở Pháp cho biết, hệ số di truyền của một tính trạng năng suất sinh trƣởng nhƣ sau:
- Khả năng tăng khối lƣợng gram/ngày: 0,30 - 0,40 - Mức tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lƣợng: 0,25 - 0,35
- Độ dày mỡ lƣng: 0,45 - 0,50
- Tỷ lệ nạc: 0,55 - 0,65
Để công tác chọn lọc có hiệu quả cao, các nhà khoa học thƣờng chú ý đến các tính trạng có hệ số di truyền cao. Hệ số di truyền càng cao thì thời gian chọn lọc càng ngắn và ngƣợc lại.
Nhóm tác giả Berruecos và CS, (1970); England M.J., (1977), Newton và CS, (1975) (đƣợc Phùng Thị Vân và CS trích dẫn, 1980), [48] đã xác định, có mối tƣơng quan không thuận giữa khả năng tăng khối lƣợng của lợn cái hậu bị và khả năng sinh sản của chúng sau đó.
Mối tƣơng quan giữa khả năng sinh trƣởng và độ dày mỡ lƣng với một số chỉ tiêu sinh sản ở lợn cái hậu bị cũng đƣợc nhiều tác giả đề cập tới. Hetzer H. và CS (1970 - 1972) (đƣợc Phùng Thị Vân và CS trích dẫn, 1980) [48] cho biết, đối với lợn cái hậu bị (giống lợn Yorkshire) có mối tƣơng quan thuận giữa độ dày mỡ lƣng và số con sơ sinh/ổ, nhƣng với giống lợn Duroc thì có xu hƣớng ngƣợc lại.
Theo tác giả Nguyễn Thị Thoa (2007) [58], chọn lọc trong nhiều năm qua đã cho kiểu gen có tỷ lệ nạc cao đã sản xuất đƣợc thịt xẻ có chất lƣợng cao và đã nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng thức ăn. Tuy nhiên, hệ thống ghi chép đàn trên thế giới cho thấy, giảm lƣợng mỡ trong cơ thể gia súc đã làm giảm thời gian khai thác của lợn cái và làm tăng đáng kể tỷ lệ cái bị loại thải. Độ dày mỡ lƣng lúc phối giống lần đầu tốt nhất là 18 - 20 mm, mặc dù trong thực tế điều này rất khó có thể đạt đƣợc với kiểu gen hiện nay.
Hillyer M (1978)[50] đã theo dõi 424 lợn nái ở Anh có khối lƣợng trung bình phối giống lần đầu khác nhau, kết quả cho thấy: Không có mối tƣơng quan giữa khối lƣợng phối giống lần đầu với số con sơ sinh/ ổ.
Quy trình chăn nuôi của công ty PIC (Anh) áp dụng tại trại giống hạt nhân Đồng Giao -Ninh Bình đề ra các chỉ tiêu khi cho nái hậu bị phối giống lần đầu tiên nhƣ sau:
Các yếu tố Tối thiểu Tiêu chuẩn
Cách ly thuần dƣỡng 6 tuần 8 tuần
Ngày tuổi 200- 210 ngày 210- 230 ngày
Khối lƣợng cơ thể 120kg 135-145kg
Độ dày mỡ lƣng 12mm 16-18mm
Chu kỳ động dục 1-2 3
Dinh dƣỡng 3kg TAHH/ngày 10 ngày 14 ngày
Các nghiên cứu của PIC cho thấy, nếu cho lợn nái ăn khẩu phần tự do trong vòng 10-14 ngày trƣớc khi phối giống lần đầu tiên thì có thể làm tăng số lƣợng trứng trong quá trình trứng rụng.
Các tác giả chỉ ra sự khác nhau về độ dày mỡ lƣng, tuổi thành thục về tính, tuổi phối giống và khối lƣợng lúc phối giống giữa lợn cái hậu bị cho ăn khẩu phần có hàm lƣợng lysine cao và thấp đến lúc phối giống ở lần động dục thứ 3. Những con lợn hậu bị đƣợc ăn khẩu phần có tỷ lệ lysine cao (1% ), có độ dày mỡ lƣng thấp hơn (11,9 mm), có thời gian thành thục về tính và tuổi phối giống sớm hơn những con đƣợc nuôi với khẩu phần lysine thấp (0,5 %).
Tƣơng tự, những con lợn hậu bị đƣợc ăn khẩu phần có tỷ lệ lysine cao (1% ), có khối lƣợng lúc phối cao hơn (133kg) so với (113kg) ở những con đƣợc nuôi với khẩu phần lysine thấp (0,5 %).
Điều đó cho thấy, chế độ ăn có ảnh hƣởng trực tiếp đến độ dày mỡ lƣng và ảnh hƣởng gián tiếp đến các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái hậu bị.
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU