Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của dự án thủy điện hòa bình (Trang 62 - 78)

3.2.1.1. Đối vi chính quyn các cp và Ban Qun lý d án thu đin Hòa Bình

Tái định cư cho dự án Thủy điện Hòa Bình là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống của hàng vạn người dân, trong đó chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số. Nếu thực hiện không tốt có thể gây ra nhiều hậu quả xã hội hết sức phức tạp. Cần xây dựng chính sách chung, thống nhất về di dân tái định cư các công trình thủy điện, thủy lợi trong cả nước, trên cơ sở coi trọng công tác

kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các sai phạm. Thực hiện nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch, chính xác, công bằng và kịp thời trong thống kê, áp giá, đền bù các hộ dân. Nói một cách khác, chính sách mới cần dựa trên cách tiếp cận trao quyền cho người dân, thay vì việc đáp ứng đơn thuần các nhu cầu thiết yếu của họ. Đây là một cách tiếp cận mới, có thể còn xa lạ với tư duy cũ theo lối chỉ đạo, lập kế hoạch từ trên xuống dưới trong công tác tái định cư, nhưng là một hướng đi cần tìm tòi, thử nghiệm. Do đó, nâng cao hiệu quả công tác tái định cư cho dự án thủy điện Hòa Bình là một đòi hỏi bắt buộc và bức thiết hiện nay. Trước mắt, tập trung vào một số nội dung:

- Phân cấp mạnh và trao quyền cho các cấp cơ sở, nhất là cấp huyện, thị, gắn với việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quy hoạch và cán bộ trực tiếp làm công tác di dân, tái định cư vốn còn rất thiếu kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn. Bộ máy quản lý dự án di dân, tái định cư thủy điện phải đề cao trách nhiệm, gắn bó sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để kịp thời xử lý, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện ở cơ sở, bảo đảm tiến độ di dân, tái định cư vận hành theo hướng đồng bộ, thống nhất.

- Trong quá trình lập kế hoạch di dân, tái định cư nên khuyến khích các hình thức di dân không tập trung theo phương thức xen ghép, tự nguyện nhằm hạn chế sức ép về đất đai tập trung, nâng cao khả năng tự điều chỉnh, phục hồi nhanh cuộc sống của các hộ dân sau tái định cư, hạn chế những xung đột về văn hóa và phong tục tập quán giữa các cộng đồng. Thực hiện làm điểm khu tái định cư, lựa chọn thiết kế nhà ở và kết cấu hạ tầng cho người dân; khuyến khích các hộ tái định cư tự lập phương án sản xuất theo quy hoạch phê duyệt. Phương thức Nhà nước hỗ trợ vận chuyển, san ủi nền, nhân dân tự tháo dỡ nhà cũ, lắp dựng tại nơi ở mới theo sở thích, nguyện vọng là một cách làm phù hợp.

- Nhanh chóng bảo đảm ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân đến định cư và cộng đồng dân sở tại trên các mặt như: sinh kế, nhà ở, an ninh lương thực,

việc làm, phát triển sản xuất, giao thông, tránh những rủi ro do di dân, tái định cư gây nên. Trong hệ thống đồng bộ trên, cần đặc biệt chú trọng việc giải quyết vấn đề nước sinh hoạt, sản xuất và đất canh tác, vì đây là hai yếu tố mang tính quyết định đến việc ổn định cuộc sống trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài của các hộ dân. Cần có quy định hình thành quỹ phục hồi thu nhập sau tái định cưđể hỗ trợ lâu dài cho người dân trong khoảng từ 10 - 20 năm. Nguồn vốn này tính toán vào dự án và chủ đầu tư các công trình xây dựng nhà máy sẽ trích lợi nhuận hoặc thuế tài nguyên sau khi đưa công trình vào hoạt động.

- Tăng cường công tác dân vận nhằm tạo ra sựđồng thuận của đồng bào các dân tộc đối với chủ trương, chính sách tái định cư. Mỗi cộng đồng dân tộc có những thói quen, lối sống, tập tục canh tác khác nhau, thậm chí ngay trong một cộng đồng, khả năng nhận thức và tác động của việc tái định cư cũng khác nhau giữa các tầng lớp, thế hệ người. Bởi vậy, chính sách tái định cư không thể đồng nhất trong một tổng thể mà phải có các chính sách hết sức cụ thể cho từng đối tượng. Đối với các dự án thủy lợi, thủy điện lớn, tiến hành nghiên cứu xã hội học kỹ lưỡng, nắm vững nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng, phong tục, lối sống, thực trạng đất đai và sinh kế của các dân tộc, các hộ gia đình bị ảnh hưởng, nhằm tránh đưa ra những quyết sách về di dân, tái định cư duy ý chí, vội vàng, thiếu khoa học.

3.2.1.2. Đối vi cp xã

Nhìn chung tái định cư trên địa bàn xã là nhiệm vụ phải thực hiện cho cộng đồng, việc quản lý xã hội sẽ phức tạp hơn trong vấn đề giải quyết hài hòa giữa dân tái định cư và dân sở tại trong việc chia sẽ các quyền lợi về kinh tế, về xã hội.

Đầu tư cho xã nói chung còn hạn chế loại trừ xã bị ngập phải tái xây dựng lại. Tuy nhiên hệ thống đường giao thông liên vùng liên xã và hệ thống lưới điện được cải thiện đáng kể đặc biệt có những vùng lần đầu tiên có đường và có điện đến thôn bản.

Đa số các xã đều muốn dự án tái định cư quan tâm hơn nữa đến đầu tư mở rộng quy mô trường học, trạm xá cũ của xã để tăng năng lực phục vụ dân trong đó do dân tái định cư. Các xã mong muốn có ý kiến và tham chính thức trong quá trình hoạch định và xây dựng phương án tái định cư cụ thể tại địa bàn xã, đặc biệt là chọn lựa để xây dựng và giám sát trong quá trình thi công các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng (sẽđược bàn giao cho xã vận hành quản lý lâu dài).

3.2.1.3. Đối vi h dân tái định cư

+ Về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu đã thực hiện đáp ứng cho nhu cầu sử dụng cho người dân tại các khu điểm tái định cư, như đường giao thông nội bộ, đường liên vùng nối với các tuyến đường trục chính, hệ thống điện được đầu tư hoàn chỉnh từ lưới điện quốc gia và các trạm biến áp tại các điểm tái định cư, trường học, trạm xá, nhà văn hóa thôn bản. Tất cả các hạng mục công trình có tính đến nhu cầu phát triển lâu dài và một số điểm tái định cư có tính đến nhu cầu sử dụng của dân sở tại.

+ Về đời sống: Xây dựng nhà ở cấp cho hộ tái định cư, thanh toán chi phí xây dựng cho các hộ tự xây nhà ở, cung cấp hệ thống nước sạch tự chảy đến từng hộ gia đình, hỗ trợ làm chuồng nuôi nhốt gia súc, nhà vệ sinh gia đình...

+ Về sản xuất đảm bảo diện tích tối thiểu 1 ha/hộ, tại điểm tái định cư nhiều hộ chưa được cấp đúng tiêu chuẩn do đang trong quá trình thương thuyết với hộ sở tại để mua lại đất. Phương án sản xuất được các cơ quan liên quan của huyện tỉnh xác định là sản xuất nông lâm kết hợp chăn nuôi là chính.

+ Nhìn chung về cơ sở hạ tầng được xây dựng tương đối hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài.

3.2.2. Giải pháp về quy hoạch

- Người bị ảnh hưởng sẽ di dời tới các điểm tái định cư mới chỉ sau khi các kế hoạch chi tiết được chấp thuận đối với điểm này. Tại các điểm tái định cư đô thị, các dự án hợp phần bao gồm hạ tầng cơ sở vệ sinh và nước cơ bản, đường xá, các ranh giới rõ ràng và các kế hoạch chi tiết về phát triển thị xã phải hoàn

thành trước khi người bịảnh hưởng di chuyển tới.

- Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) phải liên kết việc xây dựng trong Dự án Thủy điện Hòa Bình với dự án tái định cư và phải giải thích rõ những tác động của công trình đối với tái định cư. Hiện nay, nhiệm vụ đặt ra đối với lãnh đạo địa phương cấp tỉnh nhằm giải quyết những hậu quả của hoạt động EVN đối với tái định cư. Hơn là đẩy nhanh việc xây dựng dự án, thì cần phải làm chậm tiến độ để giải quyết việc tái định cư.

a) Bản Kế hoạch di dân tái định cư cần bao gồm

- Mục tiêu và tổng quan chính sách trong nước và của nhà tài trợ; - Mô tả dự án và quy mô di dân;

- Phân tích vềảnh hưởng của dự án đối với các nhóm có nguy cơ;

- Các thông tin cơ bản về tác động của việc thu hồi đất và mất mát đối với những người sẽ bịảnh hưởng cùng các mô tả rõ ràng về cân nhắc các tiêu chí để xem xét được hưởng lợi của dự án;

- Khung thể chếđối với triển khai tái định cư/di dân;

- Mô tả ngân sách, bao gồm cả chi phí cấp đất và tái định cư, di chuyển, nguồn kinh phí;

- Hệ thống giám sát và đánh giá. b) Cấu trúc của kế hoạch di dân Mục tiêu và khung chính sách

- Mục đích và mục tiêu của công tác di dân/tái định cư trong khuôn khổ dự án hay hoạt động của dự án

- Các văn bản pháp luật liên quan tới đất đai và đền bù của trung ương và địa phương (Luật, Nghịđịnh, Quyết định…)

- Chính sách của nhà tài trợ

- Các nguyên tắc và cam kết của cơ quan đầu tư c) Thiết kế dự án và quy mô tái định cư

chính (quy mô thu hồi đất). Trong phần này cần mô tả rõ diện tích đất bị thu hổi, phân theo các loại hình sử dụng đất hiện tại. Cần lập thống kê chi tiết về các khu đất bị thu hổi, chú ý đến tính hợp pháp của các chủ sử dụng đất và quyền sử dụng đất đi kèm.

- Các giải pháp thay thể để giảm thiểu tái định cư/di dân. Có thểđưa ra các giải pháp khác nhau và các lý giải để lựa chọn giải pháp cuối cùng. Trong khi xây dựng các giải pháp cần chú ý nhưng nhóm người dân tại chỗ (người dân tộc hoặc người Kinh đã cư trú lâu năm tại vùng dự án) và các nhóm dễ tổn thương khác

- Trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai di dân/tái định cư d) Thông tin kinh tế - xã hội

Các nhóm dân được đưa vào kế hoạch di dân tái định cư. Nếu có nhóm khác không được đưa vào trong kế hoạch này cũng cần được giải thích đầy đủ và rõ ràng về việc không cho họ tham gia vào kế hoạch này.

- Mô tả ảnh hưởng của việc thu hồi đất triển khai hoạt động đối với những người có thể bị ảnh hưởng. Cần phân ra các ảnh hưởng đối với các cơ quan/tổ chức và ảnh hưởng đối với các hộ gia đình/cá nhân đang sử dụng đất trong vùng dự án

- Xác định các mất mát đối với những người phải di chuyển và nơi tiếp nhận người tái định cư. Các mất mát này cần được lượng hóa bằng các con số cụ thể.

- Chi tiết về các tài nguyên sử dụng chung như các tuyến giao thông, các nguồn cung cấp nước, các bãi chăn thả súc vật cùng các thay đổi sau khi tái định cư.

- Mốc thời hạn để tính các quyền lợi mà người di dân tái định cư được hưởng. Cần chú ý là một số nhà tài trợ có các cách tính khác nhau về mốc thời gian này.

dân, các mất mát không được đền bù.

e) Xây dựng điểm tái định cư và tái lập thu nhập

- Vị trí, đặc điểm và nhu cầu phát triển của địa điểm tái định cư. Trong phần này cần mỗ tả tất cả các địa điểm tái định cư được chuẩn bị. Các địa điểm tái định cư phải phù hợp với các đối tượng tái định cư và có đủ khả năng tiếp nhận.

- Bố trí, thiết kế và hạ tầng xã hội của các điểm tái định cư.

- Kế hoạch di chuyển, mô tả rõ mốc thời gian và số lượng người cần di chuyển. Các phương án đảm bảo di chuyển cũng phải được thể hiện.

- Đảm bảo thu nhập và cuộc sống cho những người tái định cư. Trong phần này phải mô tả các định hướng lao động sản xuất cho những người phải tái định cư. Có phương án chuyển đổi sản xuất cho số này, kể cả đào tạo nghề hay chuyển đổi phương án canh tác.

- Các chương trình tạo thu nhập cho số dân tái định cư và dân cư của các cộng đồng tiếp nhận. Chú ý tới việc hòa nhập với cộng đồng tiếp nhận.

g) Khung thể chế của công tác tái định cư - Quy chế hoạt động cuả cơ quan tái định cư

- Tổ chức bộ máy tái định cư, sự tham gia của chủ đầu tư trong công tác tái định cư.

- Các hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực của cơ quan tái định cư h) Tham vấn và tham gia của cộng đồng

- Xác định các bên liên đới

- Cơ chế tham gia của các bên liên đới

- Quản lý công tác di dân/tái định cư có sự tham gia của người dân - Các tổ chức tham gia vào giám sát di dân/tái định cư

i) Ngân sách và tài chính

- Chi phí đên bù, hỗ trợ cho người bịảnh hưởng và chi phí di dân - Phân bổ ngân sách và thời gian giải ngân

- Nguồn tài chính và quy trình xét duyệt các chi phí k) Giám sát và đánh giá

- Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá - Giám sát và báo cáo

- Đánh giá ảnh hưởng của tái định cư

l) Trong khi xây dựng kế hoạch tái định cư/di dân cần tham khảo - Chính sách đất đai của nhà nước

- Các quy định/chếđộ về đền bù giải phóng mặt bằng của địa phương - Các quy định khác có liên quan

- Đánh giá tác động môi trường và xã hội của các hoạt động tái định cư/di dân khác đã làm

3.2.3. Giải pháp cho chương trình tái định cư

a) Hỗ trợ người dân tái định cư thiết kế, xây dựng và phát triển chiến lược sinh kế bền vững

- Quá trình tái định cư cần được tiến hành một các hiệu quả và bền vững hơn. Cần phải giải quyết một cách thận trọng những vấn đề khó khăn mà người dân đang gặp phải và xây dựng kế hoạch tổng thể để tháo gỡ khó khăn cho tái định cư. Các chương trình tái định cư phải tiến hành đồng thời với chương trình giải quyết việc làm cho người dân tái định cư. Cụ thể là phải tập trung vào các vấn đề:

+ Ổn định chỗở cho người dân tái định cư;

+ Tạo cơ hội việc làm, có thu nhập ổn định lâu dài cho họ;

+ Xây dựng các chính sách và cơ chế hỗ trợ hiệu quảđể chuyển đổi sinh kế thành công cho người tái định cư, phù hợp với yêu cầu và điều kiện mới.

- Đa số người tái định cư trong độ tuổi lao động không có trình độ, chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm thị trường còn rất nhiều hạn chế, vì vậy họ là những đối tượng rất dễ bị tổn thương nếu không có sự hỗ trợ hiệu quả của chính quyền địa phương và Ban quản lý di dân tái định cư. Vì vậy việc xây dựng các chương

trình đào tạo và đào tạo lại cho người dân tái định cư sẽ giúp họ chuyển nghề nghiệp tại nơi ở mới là một vấn đề rất cấp thiết. Do vậy cần tập trung vào việc nâng cao trình độ của người dân tái định cư, tăng cường nguồn vốn và tài sản cho người dân, cải tạo điều kiện sản xuất, làm ăn, sinh sống cho người dân tái

Một phần của tài liệu khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của dự án thủy điện hòa bình (Trang 62 - 78)