sinh kế bền vững cho họ.
1.2.2. Các điều kiện sinh kế bền vững và trường hợp phải khôi phục sinh kế bền vững bền vững
1.2.2.1. Các điều kiện sinh kế bền vững
Như vậy, điều kiện để có một sinh kế bền vững là hộ gia đình và cộng đồng cần lập ra được một chiến lược sinh kế bền vững để tái tạo và sử dụng các nguồn lực, tài sản của mình một cách bền vững.
Các chính sách và thể chế là những cơ hội cho chiến lược sinh kế của hộ gia đình hay cộng đồng được thực hiện một các bền vững. Các chính sách và thể chế bao gồm những luật lệ, những qui định, những chính sách cụ thể của các tổ chức các cấp, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ liên quan đến hoạt động sinh kế của người dân và cộng đồng.
Chính sách và thể chế không những tạo ra cơ hội nhằm giúp cho người dân và cộng đồng thực hiện các mục tiêu đã xác định để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống trong sinh kế mà còn là cơ hội, là cứu cánh cho người dân và cộng đồng giảm thiểu được các tổn thương và sử dụng hợp lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tuy nhiên, nếu chỉ có chính sách và thể chế thì chưa thể có một sinh kế bền vững mà điều kiện quan trọng là khả năng tiếp cận của các chính sách, thể chế này đến người dân, và khả năng tiếp cận các cơ hội đó của người dân. Vì vậy, cần khuyến khích, vận động được người dân tích cực tham gia vào mọi quá trình phát triển, đồng thời huy động sự tích cực tham gia của nhiều bên có liên quan từ chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể...
1.2.2.2. Các trường hợp cần khôi phục sinh kế bền vững
Việc khôi phục sinh kế bền vững chỉ phải thực hiện trong các trường hợp người dân bị tác động đột biến đến sinh kế và các tác động này ảnh hưởng không
có lợi đến sinh kế của họ. Thông thường, sinh kế thường bị ảnh hưởng bởi các biến động hay các thay đổi của hoàn cảnh kinh tế - xã hội và môi trường như sau:
* Các loại biến động thường gặp
- Biến động do sức khỏe của con người.
- Biến động kinh tế (làm ăn thua lỗ, mất nguồn thu nhập...). - Biến động do chiến tranh và xung đột.
- Biến động về mùa màng thất bát (mất mùa).
- Biến động về khủng hoảng gia súc, gia cầm, cây trồng (do dịch bệnh). - Biến động về thời tiết, khí hậu (do bão lụt, ngập lũ, hạn hán, nóng lạnh), do môi trường bị phá hoại nghiêm trọng.
* Các thay đổi về kinh tế - xã hội
- Tăng dân số.
- Biến động về lao động (thiếu hoặc thừa lao động). - Biến động về kinh tế (giá hàng hoá bấp bênh). - Biến động về chính trị.
- Thay đổi công nghệ (mẫu mã biến đổi, chủng loại mặt hàng thay thế...). - Biến động về giá cả, thị trường.
- Biến động do phải di chuyển chỗ ở và điều kiện sản xuất (do các dự án di dân tái định cư). Đây là trường hợp nghiên cứu của luận văn.