Những nội dung chủ yếu của khôi phục sinh kế bền vững trong các Dự án

Một phần của tài liệu khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của dự án thủy điện hòa bình (Trang 27 - 30)

nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, gây ra những khó khăn, cản trở cho công tác trên.

Hiện nay các chính sách tái định cư của Việt Nam vẫn chưa có sự thống nhất. Chính phủ ban hành các quyết định riêng cho từng công trình, dự án, mỗi dự án lại có một mức đền bù, hỗ trợ khác nhau, làm nảy sinh tư tưởng so sánh quyền lợi trong nhân dân, ảnh hưởng đến vấn đề công bằng xã hội. Mặt khác, công tác tái định cư còn mang tính áp đặt chủ quan từ các cơ quan chức năng, nguyện vọng của người dân chưa được nhìn nhận thấu đáo trong quá trình hoạch định chính sách.

Công tác đền bù, tái định cư mới chỉ dừng lại ở việc đền bù quyền sử dụng đất và các tài sản thiệt hại trực tiếp. Các thiệt hại gián tiếp và vô hình khác về thu nhập kinh tế, lợi thế vị trí kinh doanh, đánh bắt cá, sản phẩm rừng... chưa được tính đến đầy đủ, trong khi đây lại là những điểm rất quan trọng đối với đời sống người dân và đồng bào dân tộc. Trong thực tiễn, hầu hết người dân tái định cư được đền bù diện tích đất canh tác hẹp hơn và chất lượng xấu hơn so với nơi xuất cư. Hậu quả là trong khi quỹ đất cho sản xuất bị thu hẹp, người dân phải tiếp tục khai thác rừng để bảo đảm nguồn sinh kế, dẫn đến rừng và đất rừng ngày càng bị thu hẹp với chất lượng xấu.

Việc khôi phục lại đời sống của những hộ dân bịảnh hưởng từ việc tái định cư đòi hỏi phải có thời gian lâu dài. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ để khôi phục thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân, nhất là giải quyết việc làm thường là ngắn hạn, chưa được xem xét với nguồn tài chính bảo đảm trong nhiều năm.

1.2.4. Những nội dung chủ yếu của khôi phục sinh kế bền vững trong các Dự án Thủy điện án Thủy điện

Ở Việt Nam, những người di dời được xem như nhóm chủ yếu của những người bịảnh hưởng của dự án.

Trong trường hợp các dự án đầu tư phát triển, nếu như yêu cầu về đền bù, hỗ trợ tái định cư của bên tài trợ khác nhau, trước khi thoả thuận, cơ quan quản lý đầu tư dự án phải báo cáo lên Thủ tướng chính phủ để xem xét và ra quyết định. Ban quản lý dự án cũng phải gửi tờ trình về các thoả thuận với các đối tác trong việc thực hiện chính sách thực hiện trong kế hoạch tái định cư.

Xét về mặt lợi ích lâu dài điều đáng nói nhất là luật đã thiết lập các nguyên tắc nhằm ổn định cuộc sống và sản xuất cho người dân bị ảnh hưởng của dự án. Những nguyên tắc này không chỉ áp dụng trong phạm vi những người bị mất đất mà còn hướng tới những đối tác khác có tài sản hoặc nguồn sinh sống bị ảnh hưởng do dự án. Khái niệm về vùng đất tái định cư cần phải "có điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ" cũng quan trọng trong vịệc xem xét phát triển cơ sở hạ tầng ởđịa phương.

Những điểm khác biệt với thông lệ quốc tế là các phương pháp áp dụng để tính toán đền bù. Chẳng hạn như với các dự án do nước ngoài tài trợ, giá thay thế cho tài sản bị thiệt hại được xác định dựa trên giá thị trường. Chính sách của Việt Nam, một mặt yêu cầu việc đền bù đất đai bị thiệt hại phải dựa trên mức giá "gần" với mức giá chuyển nhượng Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất trên thị trường, mặt khác lại cho phép chính quyền địa phương đặt ra các mức giá cho các loại đất khác nhau. Các mức giá hành chính kể trên không phản ánh được các điều kiện thị trường và không được cập nhật thường xuyên. Hướng dẫn của các nhà tài trợ cũng yêu cầu phải bồi thường đầy đủ khi có thiệt hại về kinh doanh, tuy nhiên, điều này không được đề cập trong các chính sách của Việt Nam. Một khác biệt quan trọng nữa là thời gian đền bù. Đối với dự án nước ngoài tài trợ, việc đền bù phải được hoàn tất trước khi có tái định cư. Trong khi đó, đối với các dự án có vốn trong nước, thường chỉ sau khi bàn giao mặt bằng người bịảnh hưởng mới nhận được hỗ trợ.

Với việc ban hành Luật Đất đai năm 2003 thì nhiều điểm khác biệt giữa các nguyên tắc quốc tế và các chính sách của Việt Nam đã bị xoá bỏ. Những điểm

khác biệt còn lại là cần phải thông báo và tham khảo ý kiến những đối tượng tái định cư và để tích cực giúp họ hoà nhập với cộng đồng dân cư nơi ở mới. Trong khi chính quyền cấp tỉnh có thể áp dụng thêm các biện pháp như thế này nếu muốn, họ lại không bị yêu cầu phải làm như vậy. Giám sát độc lập việc thực hiện các kế hoạch tái định cư cũng không nằm trong các chính sách của Việt Nam, trong khi đây lại thường là yêu cầu của của các dự án do nước ngoài tài trợ.

Các điều khoản về đền bù, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ gia đình có đất đai (và tài sản) do Nhà nước thu hồi để giành cho các dự án thuỷđiện được được tóm tắt như sau:

- Đền bù bằng đất: Đất đổi đất là khi vẫn còn quyền sử dụng và khu đất mới có có mục đích sử dụng và giá trị tương đương. Trong trường hợp không còn đất hoàn trả, việc đền bù tương đương với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm ra quyết định thu hồi đất;

- Đền bù tài sản: Việc đền bù dựa trên giá thị trường và được các UBND tính toán và xác định theo các hướng dẫn của Sở Tài chính (xác định giá trị tài sản bao gồm nhà cửa, nông trại, mùa màng và các tài sản cốđịnh khác...).

- Hỗ trợ xây dựng lại nơi mới các khoản chi thực tế để chuyển đến một địa điểm mới và chỗ ở tạm thời trong trường hợp việc định cư bị trì hoãn (ví dụ: hỗ trợ tiền thuê nhà ở tạm).

- Ổn định cuộc sống: Các hộ nông nghiệp có trên 30% đất nằm trong diện thu hồi sẽ được nhận hỗ trợ tối đa là trong vòng 12 tháng (mức tối đa áp dụng với các hộ di chuyển đến nơi mới có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn) và số ngày cắt giảm thấp hơn cho các đối tượng khác. Mức đền bù bằng tiền cho mỗi nhân khẩu tương đương với 30 kg gạo, tính theo giá cả trung bình tại từng địa phương.

- Ổn định sản xuất: Các hộ nông dân có trên 30% đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ nhận được hỗ trợ chuyển đổi việc làm nếu như còn ở trong độ tuổi lao động, như quy định của UBND cấp tỉnh. Thông thường là hỗ trợ đào tạo việc

làm tại các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề.

- Các biện pháp khác cho việc ổn định cuộc sống tại nơi tái định cư: Các biện pháp này hướng đến cộng đồng tái định cư, bao gồm: hỗ trợ giống cây trồng và vật nuôi cho vụ sản xuất đầu tiên cũng như hỗ trợ khuyến khích nông nghiệp và lâm nghiệp và các dịch vụ thú y. Hỗ trợ cũng có thể được đưa ra nhằm tạo ra buôn bán hàng hoá và việc làm trong vùng tái định cư, phù hợp với người lao động đặc biệt là lao động nữ.

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: Theo tuổi lao động, nếu là hộ nông nghiệp được cho học nghề tại cơ sở dạy nghề tại địa phương. Trường hợp không có nơi đào tạo nghề hoặc người lao động không muốn học nghề thì hỗ trợ bằng tiền, mức hỗ trợ các trường hợp do UBND tỉnh quyết định.

- Người dân bị mất vĩnh viễn hơn 20% đất sinh hoạt hay đất sản xuất hoặc thu nhập khác thì được ưu tiên đào tạo dạy nghề hoặc sẽ được hưởng tiêu chuẩn bồi hoàn khác. Nếu người dân có nhu cầu chuyển tới nơi ở mới thì sẽ được ưu tiên theo các điều sau: (i) chi phí vận chuyển (ii) trợ giá xây dựng lại nhà ở (iii) chi phí đào tạo dạy nghề hoặc một số tiêu chuẩn bồi hoàn khác.

Một phần của tài liệu khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của dự án thủy điện hòa bình (Trang 27 - 30)