Giải pháp hỗ trợ các thiệt hại

Một phần của tài liệu khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của dự án thủy điện hòa bình (Trang 71 - 78)

- Người bị ảnh hưởng phải được đền bù về những thiệt hại tài sản, cây cối, cây trồng và các tài sản khác. Cụ thể là, khi người dân phải di chuyển khỏi địa bàn sống của mình trước khi đất nông nghiệp mới được phân phối, thì người bị ảnh hưởng phải có được thời gian quá độ đầy đủ để điều chỉnh môi trường mới của họ với sự hỗ trợ thỏa đáng của chính phủđể đảm bảo cho sinh kế và an ninh lương thực của họ.

- Người bịảnh hưởng sẽ không di dời khi mà chưa có đất nông nghiệp. Di chuyển người bị ảnh hưởng mà không cung cấp sinh kế thích hợp đang gây ra một tình trạng nguy hiểm khi mà tiền đền bù bị mau chóng sử dụng và người dân lại không có lao động trong nhiều tháng. Tính không chắc chắn này dẫn đến việc tiêu dùng lãng phí, nghiện rượu và sự trì trệ về thể lực.

- Người bị ảnh hưởng phải có chiến lược sinh kế hiệu quả trước khi họ tái định cư. Một phần của kế hoạch phải bao gồm việc thảo luận với những người tái định cư về những gì họ có thể làm tại điểm tái định cư để có thu nhập, loại cây trồng gì họ có thể trồng và dịch vụ khuyến nông cần thiết nào mà họ có thể cần tới để giúp đỡ họ tại môi trường mới.

- Việc đền bù phải dành cho những người mà sinh kế phụ thuộc vào các dòng sông hoặc hai bên bờ sông mà giờđây phải tái định cưở xa con sông.

- Việc đền bù phải giành cho đầu tư cơ sở hạ tầng được làm theo các cộng đồng theo nơi ở cũ và những chi phí cho xây dựng (thí dụ hệ thống kênh dẫn nước xây dựng cho các hộ hoặc một nhóm hộ). Những đầu tư này có thể không còn được các cộng đồng sử dụng và sẽ phải được tái xây dựng tại khu tái định cư mới.

cho người dân bị thiệt hại. Đây là nỗ lực của chính phủ trong việc đền bù thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên mặt trái của việc đền bù bằng tiền cho người dân mà không có bất kỳ hỗ trợ nào về quản lý tài chính, hướng dẫn chi tiêu... có thể gây ra những tác dụng không mong muốn cho người dân. Như đã đề cập đến trong các phần trên, các hộ bị thiệt hại được đền bù hầu hết là người dân tộc thiểu số, có trình độ dân trí không cao và kỹ năng quản lý kinh tế hộ hầu như chỉ trong nền kinh tế tự cung tự cấp. Khi nhận được những khoản tiền đền bù quá lớn trong thời gian ngắn mà không có kế hoạch sử dụng sẽ chắc chắn sẽ dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả và bền vững. Tại hai điểm tái định cư được khảo sát ở hai xã Chiềng Ngàm và Nậm Ét, hầu hết các hộ dân tái định cư sử dụng tiền đền bù để mua sắm, trang bị những thiết bị, phương tiện sinh hoạt, trong khi đó không hề có sự đầu tư nào vào phát triển kinh tế. Với việc sử dụng tiền đền bù không hiệu quả sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống của hộ sau này.

Các hộ dân tái định cư cần có những hỗ trợ thêm trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đền bù. Giải pháp ở đây là cần có một tổ chức đứng ra quản lý số tiền đền bù cho người dân tại mỗi điểm tái định cư. Tổ chức này sẽ cùng người dân bàn bạc, lập kế hoạch khôi phục sinh kế để sử dụng tiền đền bù một cách thiết thực và hiệu quả nhất cho người dân. Số tiền đền bù được quản lý chung dưới dạng một quỹ phát triển và cộng đồng sẽ cùng quyết định sử dụng số tiền này để tạo ra các nguồn sinh kế khác thay co nguồn sinh kế bị mất do việc tái định cư gây ra.

3.2.5. Giải pháp về đất đai

- Việc triển khai chương trình tái định cư cần được thực hiện một cách đồng bộ, có trọng điểm, có trật tự và phải được thực hiện trên từng địa bàn tái định cư, tránh sự xáo trộn lớn đến vùng nhận dân tái định cư.

- Chế độ đền bù đất đai không nên chỉ chi trả một khoản trọn gói mà nên dành riêng một khoản cho chi phí chuyển đổi nghề đối với các hộ gia đình thuộc

đối tượng tái định cư. Ngoài ra cần có một cơ quan, tổ chức thiết kế chương trình, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, chịu trách nhiệm về chuyển nghề cho người dân (kể cả giải quyết sắp xếp việc làm).

- Cần có sự khảo sát kỹ lưỡng về quỹ đất cũng như điều kiện, chất lượng đất đai tại nơi dự kiến nhận dân tái định cư. Dựa trên quỹđất hiện có để xác định số dân sẽ tái định cưđến cho phù hợp.

- Trong trường hợp không có đủ quỹ đất cho tất cả các hộ tái định cư cần đưa ra các phương án tạo thu nhập khác có ít nhu cầu sử dụng đất (nghề phi nông nghiệp).

3.2.6. Giải pháp về việc làm

- Tập trung cải tạo điều kiện lao động cho người dân tái định cư. Phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm và tư vấn hướng nghiệp để cung cấp các thông tin về việc làm thiết thực hơn đối với người dân tái định cư, tăng cờng tổ chức đào tạo nghề dành riêng cho người dân tái định cư.

- Xây dựng chế độ hỗ trợ trọn gói đối với người tái định cư, trong đó bao gồm cả chính sách về việc làm, tài chính, đào tạo, xây dựng các chếđộ bảo hiểm xã hội cho người tái định cư. Đa dạng hoá các hoạt động phi nông nghiệp trước khi bị mất đất canh tác và không còn việc làm nông nghiệp; cải thiện sự tiếp cận của người tái định cư đối với cơ hội việc làm phi nông nghiệp được trả công và nâng cao cơ hội làm việc phi nông nghiệp.

3.2.7. Giải pháp về thị trường

- Có mạng lưới cung cấp thông tin về thị trường cho người dân tái định cư về:

+ Nhu cầu các loại nông sản trên thị trường.

+ Giá cả các loại hàng hoá phục vụ cho sản xuất kinh doanh nói chung và các ngành nghề cho người dân tái định cư.

- Tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người dân tái định cư khi tham gia thị trường

- Thực hiện chính sách hướng dẫn, đào tạo huấn luyện các thức làm ăn, phổ biến các hình thức kinh doanh phù hợp khả năng của người.

- Các đoàn thể, hiệp hội có các biện pháp giúp người dân tái định cư giảm giá thành sảm phẩm (miễn phí các khâu tư vấn, cung cấp thông tin kỹ thuật, dịch vụ,...).

- Có các kế hoạch nghiên cứu nhu cầu thị trường hàng hoá cụ thể để có hướng chuyển dịch các hoạt động kinh tếđểđáp ứng nhu cầu thị trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Dự án xây dựng Thuỷ điện Hòa Bình là một dự án thuộc các công trình quan trọng quốc gia, là dự án có số lượng di dân và tái định cư lớn nhất từ trước đến nay. Tới năm 2011, theo số liệu điều tra bổ sung có 69.275 nhân khâu, 16.913 hộ tại 5 huyện và thành phố: Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu, Cao Phong và Thành phố Hòa Bình tái định cư. Trải qua gần 20 năm thực hiện dự án “Ổn định dân cư phát triển kinh tế – xã hội vùng chuyển sông Đà” từ năm 1995 đến năm 2012 đã mang lại cho người dân tái định cư nhiều thay đổi về kinh tế, xã hội cho các xã vùng hồ, cuộc sống của nhân dân được nâng cao và cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên theo báo cáo tổng kết dự án và kết luận của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Cơ sở khoa học, thực tiễn, giải pháp ổn định và phát triển kinh tế – xã hội cho nhân dân vùng hồ Hòa Bình đến năm 2020” đều nhận định: Đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, sản xuất phát triển chậm và chưa vững chắc, những sinh kế bền vững chưa được đưa vào thực hiện, cơ sở hạ tầng các xã còn yếu và thiếu, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nguy cơ tái đói nghèo còn tiềm ẩn ở một số xóm bản vùng cao, đời sống của nhân dân vẫn thấp hơn so với nhiều nơi khác trong tỉnh.

Luận văn đề xuất các giải pháp để giải quyết những mặt còn tồn tại của chương trình di dân tái định cư Thuỷ điện Hòa Bình như sau: Các nhóm giải pháp về quy hoạch và chính sách quy hoạch, giải pháp cho chương trình tái định cư, hỗ trợ thiệt hại, các giải pháp vềđất đai, giải quyết việc làm và đẩy mạnh thị trường tiêu thụ. Ngoài ra cần chú ý thêm một số giải pháp khác:

- Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý thực hiện dự án trên cơ sở biên chế hiện có, sắp xếp bố trí lại hợp lý theo nguyên tắc đảm báo tinh giản và chất lượng, phân cấp cụ thể, rõ trách nhiệm từ tỉnh đến huyện, xã, xóm, người dân, giữa các cơ quan quản lý với chính quyền địa phương.

tế bền vững như du lịch, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi đại gia súc theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa.

- Hỗ trợ đào tạo nghề, tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, có chuyên môn để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội ởđịa phương.

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Qua việc nghiên cứu đề tài: "Khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái

định cư của Dự án Thuỷđiện Hòa Bình" luận văn đã có những đóng góp sau: - Đưa ra tổng quan các vấn đề liên quan đến sinh kế và khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của các dự án thủy điện.

- Thực trạng đời sống người dân tái định cư của Dự án Thủy điện Hòa Bình.

- Đưa ra một số giải pháp nhằm khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của Dự án Thủy điện Hòa Bình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Đặng Nguyên Anh (2006), Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

2. Đặng Nguyên Anh (2007), “Tái định cư cho các công trình thuỷ điện ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, (số 8/2007).

3. Nguyễn Trung Dũng, 2006: Giáo trình Kinh tế môi trường, NXB Xây dựng.

4. Nguyễn Trung Dũng, 2010: Giáo trình Kinh tế tài nguyên nâng cao, NXB Khoa học kỹ thuật.

5. Phạm Mộng Hoa và Lâm Mai Lan (2000), Tái định cư trong các dự án phát triển: Chính sách và thực tiễn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Vũ Công Lân, TS. Nguyễn Việt Hải và các cộng sự (2007), Báo cáo phân tích tác động giảm nghèo thông qua đầu tư công đến tái định cư tại Tây Nguyên - Dự án “Giám sát và đánh sát việc thực hiện CPRGS trong lĩnh vực nông thôn Việt Nam" - TF052631, Hà Nội.

7. Báo cáo phát triển Việt Nam (2010), Quản lý tài nguyên thiên nhiên

8. Ngân hàng Phát triển châu Á (1995), Cẩm nang về tái định cư - Hướng dẫn thực hành.

9. Ngân hàng Phát triển châu Á (2000), Chính sách tái định cư không tự

nguyện ở Việt Nam.

10. Nghịđịnh 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003.

11. Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

12. Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 7 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện Nghị định Chính phủ 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Tiếng anh

1. DFID. Tài liệu Hướng dẫn về Sinh kế Bền vững. Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh

Một phần của tài liệu khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của dự án thủy điện hòa bình (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)