xử phúc thẩm theo hƣớng có lợi cho ngƣời đƣợc áp dụng
1.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật, hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo hướng có lợi cho người được áp dụng
Thứ nhất, kiến nghị bổ sung trường hợp sửa quyết định về án phí hình sự, dân
sự của bản án sơ thẩm và hướng dẫn áp dụng các trường hợp được quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho người được áp dụng (Khoản 1 Điều 357). Cụ thể:
“Điều 357. Sửa bản án sơ thẩm
1. Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tun khơng đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:
a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; khơng áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp; miễn án phí hình sự, miễn hoặc giảm mức án phí dân sự.
…
Đối với những trường hợp được quyền sửa bản án sơ thẩm còn lại của tòa án cấp phúc thẩm cần được hướng dẫn chi tiết hơn. Nội dung hướng dẫn cụ thể các trường hợp như sau:
- Giảm hình phạt cho bị cáo: tức là giảm mức hình phạt trong khung hình phạt, bao gồm giảm mức hình phạt chính hoặc giảm mức hình phạt bổ sung; giảm đồng thời mức hình phạt chính và mức hình phạt bổ sung.
- Sửa quyết định xử lý vật chứng: là trả lại toàn bộ hoặc một phần vật chứng
là tài sản của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án; trả lại tài sản bị xác định sai là vật chứng của vụ án cho chủ sở hữu; đồng thời hướng dẫn hướng sửa quyết định xử lý vật chứng trong trường hợp tài sản là vật chứng đang thế chấp theo tinh thần bảo đảm quyền lợi của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Mặt khác, để hiểu rõ hơn trường hợp giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa
quyết định xử lý vật chứng là hai trường hợp độc lập của sửa bản án sơ thẩm, cần tách hai trường hợp này ra thành hai mục riêng (bổ sung điểm riêng khoản 1 Điều
357 cho trường hợp sửa quyết định xử lý vật chứng).
Ngoài ra, cũng nên quy định giảm thời gian thử thách đối với án treo đã áp
dụng (được giữ nguyên mức phạt tù) cũng thuộc trường hợp sửa bản án sơ thẩm
theo hướng có lợi cho bị cáo.
Thứ hai, về quy định sửa bản án sơ thẩm theo theo hướng có lợi cho những bị
cáo khơng kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại khoản 3 Điều 357 BLTTHS. Điều cần lưu ý là quy định tại Điều 345 và khoản 3 Điều 357 chỉ liên quan đến phần trách nhiệm hình sự. Đối với phần trách nhiệm dân sự thì Hội
đồng xét xử phúc thẩm cần tơn trọng ý chí các bên nếu khơng có kháng cáo, kháng nghị hoặc khơng bị kháng cáo, kháng nghị. Do đó, tác giả cho rằng cần ghi nhận bổ sung quy định tại Điều 330 BLTTHS đối với việc xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị (kết quả xem xét chỉ có thể sửa bản án
theo hướng giảm nhẹ) như một trường hợp ngoại lệ của tính chất phúc thẩm và chỉ
liên quan đến phần trách nhiệm hình sự. Cụ thể nội dung bổ sung như sau:
“Điều 330. Tính chất của xét xử phúc thẩm (đã bổ sung)
1. Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu
lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị, trừ trường hợp cần xem xét các phần
khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã có hiệu lực pháp luật được quy định tại Điều 345 Bộ luật này.
2.…”
Để cho đồng bộ, khoản 3 Điều 357 cũng cần bổ sung nội dung chỉ được
quyền sửa phần trách nhiệm hình sự:
“3. Trường hợp có căn cứ, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ
thẩm liên quan đến phần trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị”.
1.3.2. Kiến nghị khác nhằm bảo đảm thực hiện quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo hướng có lợi cho người được áp dụng
Thứ nhất, các thẩm phán của HĐXX phúc thẩm cần nắm rõ các quy định về
các trường hợp được quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho người được áp dụng để quyết định sửa án nếu thấy có căn cứ. Tránh trường hợp sử dụng không đúng, không đủ các quyền sửa án hoặc lạm dụng quyền sửa bản án gây thiệt hại cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, làm ảnh hưởng đến uy tín của HĐXX sơ thẩm có bản án bị sửa. Mặc dù quyền sửa bản án sơ thẩm theo khoản 3 Điều 357 có thể tùy nghi nhưng vì lợi ích của bị cáo và sự cơng bằng trong quyết định hình phạt mà HĐXX phúc thẩm cần mạnh dạn thực hiện quyền sửa bản án theo hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, các thẩm phán của HĐXX phúc thẩm cần có trách nhiệm trong việc
lợi cho người được áp dụng để thấy được sự cần thiết và tính hợp lý trong sửa bản án hình sự sơ thẩm. Mặc dù, phạm vi xét xử phúc thẩm chủ yếu liên quan đến phạm vi kháng cáo, kháng nghị, tuy nhiên để quyết định sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cần có đủ thơng tin và cân nhắc lợi ích của người được áp dụng trong mối quan hệ với lợi ích nhà nước, lợi ích chung, đồng thời bảo đảm pháp chế trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.
Thứ ba, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám đốc việc xét xử phúc thẩm
để có thể bảo đảm hiệu quả xét xử nói chung và thực hiện quyền sửa bản án sơ thẩm nói riêng tránh được oan sai. Qua công tác kiểm tra, giám đốc xét xử cũng như hướng dẫn áp dụng pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả xét xử phúc thẩm và sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho người được áp dụng.