Một số kiến nghị đối với quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo hƣớng khơng có lợi cho ngƣời đƣợc áp dụng

Một phần của tài liệu Quyền sửa bản án sơ thẩm của hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 45 - 52)

xử phúc thẩm theo hƣớng khơng có lợi cho ngƣời đƣợc áp dụng

2.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo hướng khơng có lợi cho người được áp dụng

Thực tiễn xét xử phúc thẩm cho thấy trong một số trường hợp có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của bị hại theo hướng xử phạt tội danh khác nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố và Tịa án cấp sơ thẩm đã kết án, thì HĐXX phúc thẩm đã áp dụng pháp luật khác nhau. Đồng thời còn tồn tại quan điểm khác nhau về quyền sửa bản án sơ thẩm về tội năng hơn của HĐXX phúc thẩm thì có được vượt khỏi phạm vi truy tố ban đầu hay không?

Điều 298 BLTTHS năm 2015 quy định như sau:

“1. Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà VKS truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.

2. Tịa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố.

3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh VKS truy tố thì Tịa án trả hồ sơ để VKS truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu VKS vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tịa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó”.

So với Điều 196 BLTTHS năm 2003 thì Điều 298 BLTTHS năm 2015 bổ sung khoản 3. Quy định mới đã mở rộng phạm vi xét xử cho phép Tòa án được xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn so với tội danh mà VKS truy tố. Tuy nhiên, để Tòa án xét xử về tội danh nặng hơn so với tội danh mà VKS đã truy tố thì Tịa án phải trả hồ sơ để VKS truy tố lại, nếu VKS vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tịa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn. Với quy định mới nêu trên, vấn đề đặt ra là HĐXX phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm về tội nặng hơn vượt khỏi phạm vi truy tố ban đầu hay không?

Theo tác giả, vấn đề mấu chốt là phải giải quyết mối quan hệ giữa chức năng buộc tội và chức năng xét xử, đồng thời, phải có giải pháp bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo đó là quyền hiến định. Về mặt lý luận thì Tịa án chỉ thực hiện chức năng xét xử, khi thực hiện chức năng xét xử, phải có trách nhiệm làm sáng tỏ tất cả các tình tiết của vụ án (bao gồm cả các tình tiết buộc tội, các tình tiết gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo) nhưng khơng phải để buộc tội hay bào chữa đối với bị cáo mà nhằm thực hiện chức năng xét xử - xác định sự thật khách quan và ra quyết định đúng đắn về vụ án. Tịa án phải tơn trọng và tạo mọi điều kiện để bị cáo thực hiện quyền tố tụng của mình một cách tốt nhất, khơng được vi phạm. Vì vậy, để giải quyết vấn đề nêu trên, theo tác giả thì Tịa án chỉ tập trung xét xử hành vi mà bị cáo đã thực hiện và VKS đã truy tố. Vấn đề này giải quyết ở cấp sơ thẩm, tuy nhiên cấp phúc thẩm cũng phải tôn trọng giới hạn xét xử sơ thẩm khi sửa bản án sơ thẩm.

Tác giả kiến nghị như sau:

Thứ nhất, ban hành văn bản hướng dẫn về việc áp dụng quy định tại điểm a

khoản 2 Điều 357 về quyền của HĐXX phúc thẩm “áp dụng điều, khoản của Bộ

luật hình sự về tội nặng hơn” theo hướng HĐXX phúc thẩm khi sửa án sơ thẩm về tội nặng hơn nhưng không được vượt phạm vi truy tố ban đầu.

Thứ hai, trong trường hợp có căn cứ cho rằng cần áp dụng tội nặng hơn nhưng vượt phạm vi truy tố ban đầu thì hướng dẫn trường hợp này áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 358 BLTTHS:

Bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.

Nghĩa là trong trường hợp vượt phạm vi truy tố ban đầu thì HĐXX phúc thẩm sẽ khơng có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng đối với bị cáo mà cần phải hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm về tội nặng hơn, nhằm đảm bảo nguyên tắc “chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.

Ngoài ra, cần sửa đổi quy định tại khoản 2 Điều 357 BLTTHS về quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng khơng có lợi cho người được áp dụng: theo khoản 2 Điều 357 BLTTHS thì HĐXX phúc thẩm chỉ có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng khơng có lợi cho người được áp dụng khi “Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị

hại kháng cáo yêu cầu”. Tác giả cho rằng quy định trên làm thu hẹp phạm vi quyền

sửa bản án sơ thẩm theo hướng khơng có lợi cho người được áp dụng của HĐXX phúc thẩm, do đó cần sửa đổi quy định tại khoản 2 Điều 357 BLTTHS cho phù hợp với quy định về người có quyền kháng cáo theo quy định tại Điều 331 BLTTHS. Cụ thể bỏ cụm từ “Viện kiểm sát” và “bị hại”, khoản 2 Điều 357 BLTTHS sửa đổi như sau: “Trường hợp có kháng nghị hoặc kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc

thẩm có thể…”. Nghĩa là chỉ cần quy định có kháng cáo, kháng nghị là cơ sở phát

sinh quyền của HĐXX phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng khơng có lợi cho người được áp dụng, cịn chủ thể nào có quyền kháng cáo thì đã được quy định tại Điều 331 BLTTHS. Đồng thời, quy định này cũng sẽ giải quyết được trường hợp HĐXX phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm về tội nặng hơn đối với tội mà các cơ quan tiến hành tố tụng không xác định họ là bị hại, nhưng họ lại là bị hại của tội phạm khác trong cùng vụ án đó như tác giả đã phân tích ở trên.

2.3.2. Kiến nghị khác nhằm bảo đảm thực hiện quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo hướng không có lợi cho người được áp dụng

Thứ nhất, giải pháp về tập huấn nghiệp vụ gắn với tổng kết công tác xét xử phúc thẩm:

Để nâng cao chất lượng, bảo đảm thực hiện quyền sửa bản án sơ thẩm của HĐXX phúc thẩm nói chung, quyền sửa bản án sơ thẩm của HĐXX phúc thẩm theo hướng khơng có lợi cho người được áp dụng nói riêng thì hàng năm cần có các đợt tập huấn chun sâu về chuyên đề sửa án sơ thẩm gắn với tổng kết cơng tác xét xử phúc thẩm trong đó cần tập trung tổng kết, đánh giá những sai sót trong q trình xét xử phúc thẩm nói chung và phân tích được các nguyên nhân chủ quan, khách quan để từ đó có các giải pháp khắc phục thiết thực.

Thứ hai, giải pháp về công tác cán bộ:

Thẩm phán là đội ngũ chủ lực trong công tác xét xử. Để nâng cáo chất lượng của đội ngũ Thẩm phán được phân cơng xét xử phúc thẩm thì cần quan tâm cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho Thẩm phán. Thẩm phán cấp phúc thẩm phải là những cán bộ chính quy, vững vàng về chính trị, có đạo đức và trình độ năng lực chun mơn đáp ứng được u cầu công việc.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong nội dung Chương 2 tác giả nghiên cứu về quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng của HĐXX phúc thẩm vụ án hình sự. Trong các trường hợp sửa bản án theo tăng nặng tại khoản 2 Điều 357 BLTTHS, luận văn tập trung nghiên

cứu: Quyền áp dụng điều, khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn. Thực tiễn xét

xử phúc thẩm cho thấy trong một số trường hợp có kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên hoặc của người bị hại theo hướng xử phạt tội danh khác nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố và HĐXX sơ thẩm đã kết án, thì HĐXX phúc thẩm vẫn xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố và HĐXX sơ thẩm đã kết án. Đồng thời, liên quan đến trường hợp này, thực tiễn xét xử cũng còn nhiều quan điểm khác nhau. Ngoài ra, thực tiễn xét xử cho thấy, HĐXX phúc thẩm cũng có trường hợp đã áp dụng tội danh nặng hơn tội danh mà VKS truy tố khi bị hại có kháng cáo yêu cầu. Theo tác giả, vấn đề mấu chốt là phải giải quyết mối quan hệ giữa chức năng buộc tội và chức năng xét xử, đồng thời, phải có giải pháp bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo đó là quyền hiến định. Về mặt lý luận thì Tịa án chỉ thực hiện chức năng xét xử, khi thực hiện chức năng xét xử, phải có trách nhiệm làm sáng tỏ tất cả các tình tiết của vụ án (bao gồm cả các tình tiết buộc tội, các tình tiết gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo) nhưng khơng phải để buộc tội hay bào chữa đối với bị cáo mà nhằm thực hiện chức năng xét xử - xác định sự thật khách quan và ra quyết định đúng đắn về vụ án. Tịa án phải tơn trọng và tạo mọi điều kiện để bị cáo thực hiện quyền tố tụng của mình một cách tốt nhất, khơng được vi phạm. Vì vậy, để giải quyết vấn đề nêu trên, theo tác giả thì Tịa án chỉ tập trung xét xử hành vi mà bị cáo đã thực hiện và VKS đã truy tố.

Tác giả kiến nghị như sau:

Thứ nhất, ban hành văn bản hướng dẫn về việc áp dụng quy định tại điểm a

khoản 2 Điều 357 về quyền của HĐXX phúc thẩm “áp dụng điều, khoản của Bộ

luật hình sự về tội nặng hơn” theo hướng HĐXX phúc thẩm khi sửa án sơ thẩm về tội danh nặng hơn thì khơng được vượt phạm vi truy tố ban đầu.

Thứ hai, trong trường hợp có căn cứ cho rằng cần áp dụng tội danh nặng hơn

nhưng vượt phạm vi truy tố ban đầu thì hướng dẫn trường hợp này áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 358 BLTTHS, HĐXX phúc thẩm sẽ khơng có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng đối với bị cáo mà cần phải hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm về tội nặng hơn

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu luận văn, tác giả đưa ra kết luận sau:

Trong phạm vi của luận văn, tác giả đã nêu lên được một số hạn chế, vướng mắc của BLTTHS hiện hành về thẩm quyền sửa bản án của HĐXX phúc thẩm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về nội dung này. Mặc dù các giải pháp này chưa phải là đầy đủ, tồn diện nhưng đây là những vướng mắc có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt đơng xét xử của hệ thống Tịa án nói chung, cấp xét xử phúc thẩm nói riêng. BLTTHS năm 2015 đã có một số sửa đổi quan trọng trong quy định về quyền sửa án sơ thẩm, khắc phục được nhiều vướng mắc trong nhận thức và trong thực tiễn khi áp dụng các quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 về quyền sửa án của HĐXX phúc thẩm.

Qua nghiên cứu lý luận về thẩm quyền sửa án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm và xét xử phúc thẩm thực tiễn, tác giả đưa ra một số kết luận sau:

- Quyền sửa bản án sơ thẩm của HĐXX phúc thẩm là quyền mà pháp luật dành cho Tòa án cấp trên trực tiếp trong việc xem xét quyết định các vấn đề cụ thể nhằm làm thay đổi một phần hoặc tồn bộ bản án sơ thẩm của Tịa án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Đồng thời, trong trường hợp có căn cứ, HĐXX phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho những bị cáo khơng kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị

- Việc quy định và thực hiện quyền sửa bản án sơ thẩm của HĐXX phúc thẩm có ý nghĩa cả về mặt pháp lý, chính trị và xã hội, góp phần quan trọng trong cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm, bảo vệ kịp thời lợi ích của nhà nước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

- Kết quả nghiên cứu chương 1, tác giả cũng kiến nghị một số giải pháp nhằm bảo đảm quyền sửa bản án sơ thẩm của HĐXX phúc phẩm. Các giải pháp bao gồm bổ sung, hoàn thiện quy định của BLTTHS về trường hợp sửa bản án sơ thẩm liên quan đến sai sót trong áp dụng án phí hình sự, dân sự; quyền sửa phần bán án không bị kháng cáo, kháng nghị hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị liên quan đến phần trách nhiệm hình sự; hướng dẫn, giải thích các trường hợp sửa bản án sơ thẩm sao cho đầy đủ, chi tiết hơn để hiểu và áp dụng thống nhất. Ngoài ra, nội dung kiến nghị có đưa ra một số giải pháp liên quan đến ý thức, trách nhiệm của các thẩm phán của HĐXX phúc thẩm trong việc thực hiện quyền sửa bản án sơ thẩm và cơ chế kiểm

tra, giám đốc xét xử phúc thẩm để phát hiện sai sót, ngăn ngừa oan sai trong xét xử phúc thẩm nói chung và thực hiện quyền sửa bản án sơ thẩm nói riêng.

Trong nội dung Chương 2 tác giả nghiên cứu về quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng của HĐXX phúc thẩm vụ án hình sự. Trong các trường hợp sửa bản án theo hướng tăng nặng tại khoản 2 Điều 357 BLTTHS, luận văn tập trung nghiên cứu: Quyền áp dụng điều, khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn. Tác giả kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn về việc áp dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 357 về quyền của HĐXX phúc thẩm “áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự

về tội nặng hơn” theo hướng HĐXX phúc thẩm khi sửa án sơ thẩm về tội danh nặng hơn thì khơng được vượt phạm vi truy tố ban đầu. Trong trường hợp có căn cứ cho

rằng cần áp dụng tội danh nặng hơn nhưng vượt phạm vi truy tố ban đầu thì hướng dẫn trường hợp này áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 358 BLTTHS, HĐXX phúc thẩm sẽ khơng có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng đối với bị cáo mà cần phải hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm về tội nặng hơn.

Một phần của tài liệu Quyền sửa bản án sơ thẩm của hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)