KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Quyền sửa bản án sơ thẩm của hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 32 - 33)

Trong nội dung Chương 1 tác giả nghiên cứu về quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho người được áp dụng của HĐXX phúc thẩm vụ án hình sự. Đó là sự can thiệp trực tiếp vào bản án mà toà án cấp sơ thẩm đã tuyên, làm thay đổi nội dung của bản án theo hướng làm cho tình trạng của bị cáo và các đương sự khác có lợi hơn so với tình trạng của bị cáo tại bản án sơ thẩm. Theo quy định tại Điều 357 BLTTHS, việc sửa bản án theo hướng có lợi cho bị cáo về phần trách nhiệm hình sự hồn tồn khơng phụ thuộc vào u cầu của kháng cáo, kháng nghị mà phụ thuộc vào kết quả xét xử lại của HĐXX phúc thẩm. Vì vậy đối với bị cáo có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị dù kháng cáo, kháng nghị theo hướng nào chăng nữa thì nếu có căn cứ HĐXX phúc thẩm vẫn có quyền sửa bản án theo hướng giảm nhẹ cho họ.

Theo quy định của BLTTHS năm 2015, có nhiều trường hợp mà HĐXX phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm. Việc thực hiện quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi hầu hết được áp dụng đúng trong thực tiễn, phù hợp với quy định của BLTTHS. Tuy nhiên, ở góc độ nhận thức và thực tiễn áp dụng pháp luật còn một số vấn đề vướng mắc cần bổ sung, hướng dẫn áp dụng pháp luật cũng như nâng cao nghiệp vụ xét xử phúc thẩm.

Kết quả nghiên cứu chương 1, tác giả cũng kiến nghị một số giải pháp nhằm bảo đảm quyền sửa bản án sơ thẩm của HĐXX phúc phẩm. Các giải pháp bao gồm bổ sung, hoàn thiện quy định của BLTTHS về trường hợp sửa bản án sơ thẩm liên quan đến sai sót trong áp dụng án phí hình sự, dân sự; quyền sửa phần bán án không bị kháng cáo, kháng nghị hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị liên quan đến phần trách nhiệm hình sự; hướng dẫn, giải thích các trường hợp sửa bản án sơ thẩm sao cho đầy đủ, chi tiết hơn để hiểu và áp dụng thống nhất. Ngoài ra, nội dung kiến nghị có đưa ra một số giải pháp liên quan đến ý thức, trách nhiệm của các thẩm phán của HĐXX phúc thẩm trong việc thực hiện quyền sửa bản án sơ thẩm và cơ chế kiểm tra, giám đốc xét xử phúc thẩm để phát hiện sai sót, ngăn ngừa oan sai trong xét xử phúc thẩm nói chung và thực hiện quyền sửa bản án sơ thẩm nói riêng.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Quyền sửa bản án sơ thẩm của hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)