Thực tiễn về quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo hƣớng khơng có lợi cho ngƣời đƣợc áp dụng

Một phần của tài liệu Quyền sửa bản án sơ thẩm của hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 38 - 45)

thẩm theo hƣớng khơng có lợi cho ngƣời đƣợc áp dụng

2.2.1. Một số hạn chế, vướng mắc về quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng khơng có lợi của hội đồng xét xử phúc thẩm cho người được áp dụng và nguyên nhân

Thực tiễn xét xử phúc thẩm cho thấy trong một số trường hợp có kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên hoặc của người bị hại theo hướng xử phạt tội danh khác nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố và HĐXX sơ thẩm đã kết án, thì Tịa án cấp phúc thẩm vẫn xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố và HĐXX sơ thẩm đã kết án. Theo tác giả đây là sự vi phạm quy định về giới hạn xét xử. Đồng thời, liên quan đến trường hợp này, thực tiễn xét xử cũng còn nhiều cách giải quyết khác nhau.

Ví dụ trong vụ án sau13

:

Trương Cư và Nguyễn Anh Quốc là hàng xóm liền kề nhau tại Phú Cang 2 Nam, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 23/02/2019 sau khi Cư uống rượu, bia ở nhà Huỳnh Văn Trúc, Cư đi về nhà và trêu chọc hai cháu của Cư trước sân nhà, lúc này có Nguyễn Anh Quốc đang sử dụng điện thoại chơi trò chơi, Quốc cho rằng Cư đang chửi Quốc nên hai bên xảy ra cải vã và thách đố đánh nhau. Cư đi vào nhà lấy một cây dũm xỉa trầm hương dài 29cm đựng trong ống tre dắt sau lưng quần đi đến trước sân nhà Quốc. Cùng lúc này, Quốc vào nhà lấy cây đèn pin loại sạc điện chạy đến chích về hướng người Cư nên Cư dùng tay phải rút dũm từ trong ống tre ra, xông đến. Quốc quay người bỏ chạy vào sân nhà thì bị Cư dùng dũm đâm 2 nhát trúng vào lưng của Quốc rồi bỏ đi về nhà. Quốc được mọi người đưa đi cấp cứu.

Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 69/TgT ngày 20/3/2019 của Trung tâm giám định pháp y Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể của anh Nguyễn Anh Quốc do thương tích gây nên hiện tại là 18%.

12

Thông tư liên tịch số: 01-TANDTC-VKSNDTC/TTLT ngày 08/12/1988.

13

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 32/2019/HS-ST ngày 20/8/2019 của Tòa án nhân dân huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đã căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 134; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, xử phạt bị cáo Trương Cư 02 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”.

Ngày 21/8/2019, bị hại Nguyễn Anh Quốc có đơn kháng cáo yêu cầu tăng nặng hình phạt, xét xử bị cáo Trương Cư về tội “Giết người” và yêu cầu tăng trách nhiệm bồi thường dân sự đối với bị cáo.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 158/2019/HSPT ngày 26/11/2019, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa nhận định hành vi của bị cáo Trương Cư có dấu hiệu của tội “Giết người” theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự. Việc cấp sơ thẩm điều tra, truy tố và xét xử bị cáo Trương Cư về tội danh “Cố ý gây thương tích” theo điểm đ khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự là khơng chính xác. Ngồi ra, cần tiến hành trưng cầu giám định tính năng, tác dụng của cây đèn pin mà bị hại Nguyễn Anh Quốc sử dụng để xử lý vi phạm nếu có căn cứ, vì vậy đã áp dụng Điều 345, điểm c khoản 1 Điều 355, điểm a khoản 1 Điều 358 BLTTHS, hủy bản án sơ thẩm, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát nhân dân huyện Vạn Ninh để điều tra, giải quyết lại theo thủ tục chung.

Như vậy, trong vụ án trên, khi có căn cứ cho rằng bị cáo phạm tội nặng hơn so với tội mà Tòa án sơ thẩm đã kết án thì HĐXX phúc thẩm đã khơng sửa án sơ thẩm theo hướng sửa thành tội danh nặng hơn (có thể do cáo trạng truy tố về tội danh nhẹ hơn) mà HĐXX phúc thẩm quyết định hủy bản án sơ thẩm, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho VKSND huyện Vạn Ninh để điều tra, giải quyết lại theo thủ tục chung.

Tuy nhiên, trong một vụ án khác thì khi có căn cứ cho rằng bị cáo phạm tội nặng hơn so với tội mà Tịa án sơ thẩm đã kết án thì HĐXX phúc thẩm đã không hủy án sơ thẩm để điều tra, giải quyết lại theo hướng tội danh nặng hơn.

Ví dụ14

:

Ngày 08/10/2013, Nguyễn Hữu Dững có nhậu cùng bàn với Phan Thanh Qui, Nguyễn Trương Hồng Thái, Nguyễn, Huỳnh Quang Vinh, Huỳnh Sang Trọng, Đinh Văn Táng, Phạm Hoàng Duy và một số đối tượng khác tại quán 339 đường Nguyễn Văn Linh, phường An Khánh, quận Ninh Kiều. Do trước đó Dững thường khơng

14

hùn trả tiền nhậu nên Qui và Thái có bàn nhau đánh dằn mặt Dững. Sau khi Dững ra về thì bị Phan Thanh Qui, Nguyễn Trương Hồng Thái, Nguyễn, Huỳnh Quang Vinh, Đinh Văn Táng, Phạm Hoàng Duy đuổi theo. Dững chạy đến nhà số 335/1 đường Nguyễn Văn Linh thì nằm ngửa dưới ghế đá ở vỉa hè để trốn. Táng giật cây kéo trên tay Trọng đuổi theo Dững và phát hiện Dững trốn dưới ghế đá nên tri hô lên và cầm kéo đâm một nhát vào bụng Dững, Dững đứng dậy bỏ chạy thì bị Táng đâm thêm 01 nhát vào lưng làm Dững ngã xuống đường, Táng dùng kéo tiếp tục đâm 02, 03 nhát vào người của Dững. Khi nghe Táng truy hơ thì Qui, Thái, Vinh, Duy và Trọng chạy đến dùng tay, chân đấm đá vào người của Dững. Dững được đưa vào Bệnh viên điều trị, đến ngày 03/11/2013 thì tử vong.

VKSND quận Ninh Kiều truy tố các bị cáo về Tội cố ý gây thương tích. Qúa trình xét xử sơ thẩm, Tịa án quận Ninh Kiều đã trả hồ sơ điều tra bổ sung yêu cầu chuyển sang tội danh “Giết người” nhưng Viện kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố. Tại bản án HSST số 260/2014 ngày 30/12/2014 của Tòa án nhân dân dân quận Ninh Kiều đã áp dụng khoản 3 Điều 104, điểm p khoản 1 và 2 Điều 46 BLHS; Điều 604, 605, 610, 616 BLDS. Riêng các bị cáo Qui, Vinh, Thái, Trọng, Duy được áp dụng thêm điểm b khoản 1 Điều 46 và Điều 47 BLHS, Bị cáo Vinh được áp dụng thêm Điều 69, 74 BLHS. Xử phạt Đinh Văn Táng 07 năm tù, Phan Thanh Qui 03 năm tù, Huỳnh Quang Vinh và Nguyễn Trương Hồng Thái đều 02 năm 06 tháng tù; Huỳnh Sang Trọng 02 năm tù, Phạm Hoàng Duy 01 năm 06 tháng tù cùng về Tội cố ý gây thương tích.

Ngồi ra bản án sơ thẩm còn tuyên về trách nhiệm dân sự và án phí.

Các bị cáo Duy, Vinh, Trọng, Qui kháng cáo xin hưởng án treo; Đại diện hợp pháp của bị hại kháng cáo toàn bộ bản án; Viện kiểm sát nhân dân quận Ninh Kiều kháng nghị đề nghị tăng hình phạt tù đối với bị cáo Trọng và cho bị cáo Duy hưởng án treo.

Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX phúc thẩm nhận định qúa trình xét xử sơ thẩm, Tịa án quận Ninh Kiều đã trả hồ sơ điều tra bổ sung yêu cầu chuyển sang tội danh “Giết người” nhưng Viện kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố. HĐXX phúc thẩm nhận định án sơ thẩm xét xử các bị cáo về Tội “Cố ý gây thương tích” là khơng đúng tội danh, nhưng HĐXX phúc thẩm cho rằng do không kháng cáo, kháng nghị về phần này nên HĐXX không thể xét xử ngoài phạm vi kháng cáo,

kháng nghị. Do đó, Bản án hình sự phúc thẩm số 49/2015/HSPT ngày 25/4/2015 của TAND thành phố Cần Thơ đã sửa án sơ thẩm, xử phạt Đinh Văn Táng 11 năm tù, Phan Thanh Qui và Huỳnh Sang Trọng đều 08 năm tù; Nguyễn Trường Hồng Thái 07 năm tù, Huỳnh Quang Vinh 04 năm tù, Phạm Hoàng Duy 04 năm tù cùng về tội “Cố ý gây thương tích”. Về trách nhiệm dân sự: Các bị cáo và gia đình của bị cáo Vinh có trách nhiệm liên đới bồi thường cho đại diện hợp pháp người bị hại tổng cộng là 190.328.241 đồng. Đồng thời, Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ kiến nghị cấp giám đốc thẩm xem xét lại về tội danh đối với các bị cáo.

Liên quan đến vụ án trên, tác giả cho rằng HĐXX cấp phúc thẩm vẫn xét xử các bị cáo Tội cố ý gây thương tích trong khi nhận định hành vi của bị cáo Táng xâm phạm tính mạng chứ khơng phải xâm hại sức khỏe của người khác, rồi TAND thành phố Cần Thơ kiến nghị TAND Cấp cao giám đốc thẩm xem xét lại tội danh đối với các bị cáo, đồng thời trong vụ án, HĐXX phúc thẩm nhận định đại diện bị hại kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm nhưng trong phần tranh luận đã rút lại yêu cầu kháng cáo về tội danh, chỉ yêu cầu xét xử các bị cáo đúng tính chất, mức độ hành vi đã thực hiện, tăng hình phạt đối với các bị cáo và buộc các bị cáo liên đới bồi thường 400.000.000đ. Lẽ ra tòa này nên áp dụng khoản 1 Điều 250 BLTTHS 2003 hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại vì “việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được”. Việc Tòa án thành phố Cần

Thơ sửa án của Tòa án cấp sơ thẩm về hình phạt, vẫn giữ nguyên tội danh rồi

kiến nghị cấp trên xem xét lại tội là không cần thiết, theo tác giả cách tốt nhất đúng tố tụng là nên hủy án sơ thẩm. Vì thế trong vụ án trên, TAND thành phố Cần Thơ nên căn cứ vào Điều 250 BLTTHS 2003 để hủy án sơ thẩm của TAND quận Ninh Kiều, giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại theo đúng thẩm quyền (tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 358 BLTTHS 2015).

Vấn đề đặt ra là khi áp dụng BLTTHS 2015 đối với những vụ án có tính chất tương tự, tức là có kháng cáo, kháng nghị theo hướng chuyển sang tội danh khác nặng hơn thì HĐXX phúc thẩm có quyền sửa bán án sơ thẩm về tội năng hơn hay khơng? Với BLTTHS 2015 thì quy định về giới hạn xét xử đã thay đổi cơ bản, tăng hẳn quyền cho tòa án cấp sơ thẩm. Khi tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung về tội danh nặng hơn mà VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố tội cũ thì tịa có quyền xét xử ở tội nặng hơn (khoản 3 Điều 298 BLTTHS 2015) nếu phù hợp với thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Đây là điểm mới rất quan trọng trong BLTTHS 2015, giải quyết

được các trường hợp xung đột về quan điểm mà giao quyền quyết định cao nhất cho tòa án. Tuy nhiên, đối với ví dụ trên, Tội giết người khơng thuộc Thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện. Theo quy định của BLTTHS 2015, nếu kháng cáo hoặc kháng nghị yêu cầu áp dụng khung hình phạt khác nặng hơn hoặc tội danh khác nặng hơn và Tịa án thấy có căn cứ để xét lại theo hướng nặng hơn đó lại thuộc thẩm quyền của Tịa án nhân dân cấp tỉnh, Tịa án qn sự cấp qn khu thì Tịa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án quân sự cấp khu vực rồi chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát làm lại cáo trạng và Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử lại sơ thẩm cho đúng thẩm quyền. Nếu kháng cáo hoặc kháng nghị yêu cầu áp dụng khung hình phạt khác nặng hơn hoặc tội danh khác nặng hơn, nhưng vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án quân sự cấp khu vực thì Tịa án cấp phúc thẩm có quyền áp dụng khung hình phạt hoặc tội danh nặng hơn để xét xử bị cáo15

.

Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự chưa quy định đủ và chi tiết trong trường hợp có căn cứ cho rằng cần áp dụng tội danh nặng hơn nhưng vượt phạm vi

truy tố ban đầu thì như thế nào, tác giả cho rằng quy định trên của BLTTHS 2015 vẫn cịn thiếu sót khi chưa căn cứ vào phạm vi truy tố ban đầu để xác định thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm khi sửa bản án sơ thẩm về tội nặng hơn.

Ngoài ra, thực tiễn xét xử cho thấy, Tịa án cấp phúc thẩm cũng có trường hợp đã áp dụng tội danh nặng hơn tội danh mà VKS truy tố khi bị hại có kháng cáo yêu cầu.

Ví dụ: Năm 2010, TAND tỉnh Đắk Lắk xử phạt bảy bị cáo Hà Xuân Linh,

Nguyễn Văn Thắng, Trần Thái Vàng, Trần Văn Trừ, Lê Long Tây, Trần Đại Chuyên, Trần Văn Minh mỗi người từ năm năm tù đến 12 năm tù về tội cố ý gây thương tích. Sau đó bị hại kháng cáo yêu cầu xử tội giết người đối với các bị cáo Linh, Thắng, Vàng và Trừ. Xử phúc thẩm năm 2011, TAND Tối cao tại Đà Nẵng đã chấp nhận kháng cáo, sửa án sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo Linh, Thắng, Vàng và Trừ từ 11 năm đến 15 năm tù về tội giết người.

Như vậy, có thể thấy trong thực tiễn xét xử, cịn nhiều quan điểm khác nhau về thẩm quyền của cấp phúc thẩm khi áp dụng tội danh nặng hơn tội danh mà VKS

15

truy tố và tòa án cấp sơ thẩm đã kết án, tuy nhiên bị VKS kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu áp dụng tội danh nặng hơn.

Ngoài ra, liên quan đến quyền sửa án sơ thẩm theo hướng sửa về tội nặng

hơn, thực tiễn vẫn còn vướng mắc về việc có chấp nhận kháng cáo của bị hại và HĐXX phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm về tội nặng hơn đối với tội mà các cơ quan tiến hành tố tụng không xác định họ là bị hại, nhưng họ lại là bị hại của tội phạm khác trong cùng vụ án đó.

Ví dụ trong vụ án sau16

Trong một đám cưới ở thị trấn Q huyện Đ xảy ra vụ việc hai nhóm khách dự đám cưới mâu thuẫn tranh cãi, đánh nhau. Sau đó nhóm M,N,K,V đã chuẩn bị cơng cụ nhằm rửa hận và chờ để đánh nhóm P,Đ, L tại ngã ba trung tâm thị trấn. Tại đây, khi nhóm P,Đ,L đi qua đã bị nhóm M,N, V, K xơng vào đánh. K dùng mã tấu chém vào đầu, ngực L khiến L bị chấn thương não, tổn thương phổi, tổng tỷ lệ thương tích 70%. M,N đuổi đánh P và Đ, hai bên xông vào đánh nhau nhưng do có lực lượng chức năng can thiệp kịp thời nên không xảy ra thương tích.

K bị Tịa án cấp sơ thẩm kết án về tội “Giết người”; N, M, V bị kết án tội “Gây rối trật tự công cộng”.

Người bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt đối với K và xử V về tội “Cố ý gây thương tích” vì V cũng xơng vào đánh L.

Việc kháng cáo này của người bị hại có hai quan điểm như sau:

Quan điểm 1: Người bị hại khơng có quyền kháng cáo đối với các bị cáo

phạm tội “Gây rối trật tự cơng cộng” vì tội “Gây rối trật tự cơng cộng” khơng có người bị hại nên nếu bị cáo khơng kháng cáo, Viện kiểm sát khơng kháng nghị thì phần quyết định đối với với các bị cáo phạm tội “Gây rối trật tự cơng cộng” đương nhiên có hiệu lực thi hành.

Quan điểm 2: Khác với chủ thể khác, các chủ thể tại khoản 1 Điều 331

BLTTHS năm 2015 được quy định chung chung là “Bị cáo, bị hại, người đại diện

của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm” điều này có thể hiểu

16

https://tapchitoaan.vn/bai-viet/trao-doi-y-kien/khang-cao-cua-bi-hai-trong-vu-an-giet-nguoi-va-gay-roi-trat-tu -cong-cong, truy cập ngày 30/7/2020.

Một phần của tài liệu Quyền sửa bản án sơ thẩm của hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)