Hội đồng xét xử phúc thẩm theo hướng khơng có lợi cho người được áp dụng
2.1.1. Nhận thức về quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo hướng khơng có lợi cho người được áp dụng
Khác với trường hợp sửa bản án hình sự sơ thẩm theo hướng có lợi cho người được áp dụng, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 357 BLTTHS quy định trường hợp sửa bản án hình sự sơ thẩm theo hướng khơng có lợi cho người được áp dụng đòi hỏi điều kiện làm phát sinh quyền sửa bản án sơ thẩm của HĐXX phúc thẩm chính là có kháng cáo hoặc kháng nghị theo hướng bất lợi đối với một chủ thể nào đó về trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự, xử lý tài sản là vật chứng, theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Điều kiện sửa bản án theo hướng không có lợi đối với bị cáo bao gồm: có kháng nghị của Viện kiểm sát yêu cầu hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu; và có căn cứ để sửa án theo hướng khơng có lợi đối với bị cáo9
.
Xét ở góc độ lợi ích của bị cáo thì sửa án theo hướng khơng có lợi cho người được áp dụng, được quy định tại khoản 2 Điều 357 BLTTHS. Trong trường hợp có kháng nghị hoặc kháng cáo u cầu thì HĐXX phúc thẩm có thể sửa bản án hình sự sơ thẩm theo hướng khơng có lợi cho người được áp dụng. Nếu có căn cứ sửa bản án sơ thẩm theo hướng khơng có lợi mà khơng có kháng cáo, kháng nghị hoặc có kháng cáo, kháng nghị nhưng bị cáo hoặc đương sự vắng mặt thì cũng khơng được sửa bản án theo hướng khơng có lợi cho người được áp dụng vắng mặt tại phiên tòa.
Các trường hợp được sửa bản án sơ thẩm theo hướng khơng có lợi khơng chỉ đối với bị cáo (phần trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự) mà cịn khơng có lợi cho nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án (phần trách nhiệm dân sự và xử lý vật chứng).
Như vậy, quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo hướng khơng có lợi cho người được áp dụng là: quyền hạn của Hội đồng xét xử
9
phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật theo hướng khơng có lợi cho bị cáo và các đương sự khác trên cơ sở kháng cáo, kháng nghị và đánh giá của Hội đồng xét xử phúc thẩm nếu có căn cứ sửa nội dung bản án đó.
2.1.2. Quy định của pháp luật quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo hướng khơng có lợi cho người được áp dụng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 357 BLTTHS, các hình thức sửa bản án theo hướng khơng có lợi cho bị cáo bao gồm: Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp; Tăng mức bồi thường thiệt hại; Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng
hơn; Khơng cho bị cáo hưởng án treo10. Quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng
xét xử phúc thẩm được quy định tại khoản 2 Điều 357 BLTTHS với các trường hợp sau đây:
Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp (điểm a khoản 2 Điều 357)
Tăng hình phạt: Khi có kháng cáo của người bị hại hoặc kháng nghị của Viện
kiểm sát Tòa án cấp phúc thẩm chỉ được tăng hình phạt trong khung hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng đối với bị cáo mà khơng được chuyển sang khung hình phạt khác nặng hơn. Tăng hình phạt đối với bị cáo là việc HĐXX phúc thẩm quyết định một mức hình phạt nặng hơn so với mức hình phạt mà HĐXX sơ thẩm đã tuyên đối với bị cáo trong cùng một loại hình phạt. Ví dụ: HĐXX sơ thẩm tun phạt bị cáo 02 năm tù giam, HĐXX phúc thẩm xem xét quyết định tăng hình phạt, phạt bị cáo 03 năm tù giam. Sửa bản án theo hướng này gây bất lợi cho bị cáo.
Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn:
Ngược lại với việc áp dụng điều, khoản BLHS về tội nhẹ hơn, khi Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu, thì căn cứ vào Khoản 2 Điều 357 BLTTHS quy định HĐXX phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn. Sửa bản án theo hướng này gây bất lợi cho bị cáo.
Áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn bao gồm hai trường hợp: Thứ nhất là chuyển từ áp dụng điều luật về tội danh nhẹ hơn sang áp dụng điều luật về tội danh nặng hơn trong giới hạn truy tố của Viện kiểm sát. Thứ hai là chuyển từ áp
10
dụng khoản có hình phạt nhẹ sang áp dụng khoản có hình phạt nặng hơn trong cùng một điều luật.
Áp dụng hình phạt bổ sung, áp dụng biện pháp tư pháp: là có thể áp dụng thêm một hoặc nhiều hình phạt bổ sung, một hoặc nhiều biện pháp tư pháp mà bản án sơ thẩm chưa áp dụng. Việc áp dụng này góp phần gây bất lợi cho người được áp dụng là bị cáo.
- Tăng mức bồi thường thiệt hại (điểm b khoản 2 Điều 357)
Sửa bản án sơ thẩm trong trường hợp này có thể gây bất lợi cho bị cáo, bị đơn dân sự khi có kháng nghị của Viện kiểm sát, kháng cáo của người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự. Nếu bản án sơ thẩm giải quyết bồi thường chưa thỉa đáng thì HĐXX phúc thẩm có quyền xử tăng mức bồi thường đối với bị cáo. Nếu bản án sơ thẩm không giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại mà khơng có căn cứ thì HĐXXphúc thẩm phải hủy án sơ thẩm để điều tra lại vụ án. Nếu kháng cáo yêu cầu bồi thường mà chưa có đủ chứng cứ có để giải quyết có thể đề nghị đương sự kiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu khơng có kháng cáo, kháng nghị về phần dân sự thì HĐXX phúc thẩm khơng xem xét.
- Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn (điểm c khoản 2 Điều 357): HĐXX phúc thẩm được sửa hình phạt theo hướng chuyển sang hình phạt khác
thuộc loại nặng hơn, như: sửa hình phạt từ hình phạt cảnh cáo, hình phạt tiền sang cải tạo khơng giam giữ sang hình phạt tù có thời hạn, sửa từ hình phạt tù có thời hạn sang hình phạt tù chung thân hay tù chung thân sang hình phạt tử hình... Thơng thường các trường hợp quyết định chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn thường đi kèm với quy định của BLHS về điều kiện áp dụng hình phạt nặng hơn. Ví dụ khơng áp dụng hình phạt chung thân, tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Việc sửa bản án sơ thẩm trong trường hợp này gấy bất lợi cho bị cáo.
- Không cho bị cáo hưởng án treo (điểm d khoản 2 Điều 357): tức là bản án
sơ thẩm cho bị cáo được hưởng án treo. Quyền của HĐXX phúc thẩm sửa án theo hướng tăng nặng trong trường hợp này là giữ nguyên mức phạt tù nhưng không cho hưởng án treo. Tức là có sự thay đổi cách chấp hành hình phạt tù theo hướng bất lợi hơn so với được hưởng án treo.
Tuy nhiên, nếu so sánh với khoản 1 Điều 357 thì nội dung khoản 2 không quy định về sửa quyết định xử lý vật chứng (theo hướng bất lợi) như tịch thu một
phần hoặc toàn bộ vật chứng là tài sản mà bản án sơ thẩm không tịch thu hoặc chỉ thu một phần.
Như vậy, việc sửa bản án theo hướng khơng có lợi cho bị cáo dẫn đến việc làm xấu hơn tình trạng của bị cáo nên cần phải có những điều kiện để đảm bảo quyền bào chữa của họ. Vì vậy, việc sửa bản án theo hướng khơng có lợi cho bị cáo chỉ được thực hiện khi có những điều kiện theo quy định của pháp luật. Điều kiện sửa bản án theo hướng khơng có lợi cho bị cáo được quy định chặt chẽ không chỉ về hướng kháng cáo, kháng nghị mà về cả chủ thể kháng cáo, kháng nghị. Chỉ khi Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo u cầu và có căn cứ thì HĐXX phúc thẩm mới có thể tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản BLHS về tội nặng hơn, áp dụng hình phạt bổ sung, áp dụng biện pháp tư pháp, tăng mức bồi thường thiệt hại, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn, khơng cho bị cáo hưởng án treo.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 357 BLTTHS thì điều kiện để sửa án theo hướng khơng có lợi là: HĐXX phúc thẩm chỉ có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng khơng có lợi cho người bị áp dụng trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc có kháng cáo theo hướng đó. Nếu Viện kiểm sát kháng nghị hoặc có kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt mà khơng u cầu áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn đối với bị cáo, thì HĐXX phúc thẩm chỉ có quyền tăng mức hình phạt trong khung hình phạt mà HĐXX sơ thẩm đã áp dụng đối với bị cáo mà khơng có quyền áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn và chuyển sang khung hình phạt khác nặng hơn.
Dựa vào các quy định trên chúng ta có thể đưa ra kết luận như sau: HĐXX phúc thẩm sẽ sửa bản án sơ thẩm theo hướng:
- Có lợi cho người được áp dụng nếu đáp ứng điều kiện duy nhất là: có căn cứ sửa bản án theo hướng có lợi.
- Khơng có lợi cho người được áp dụng nếu đáp ứng đồng thời 02 điều kiện: + Thứ nhất, có kháng nghị hoặc kháng cáo theo hướng khơng có lợi cho người được áp dụng.
+ Thứ hai, có căn cứ sửa bản án theo hướng khơng có lợi cho người được áp dụng.
Trong số các trường hợp HĐXX phúc thẩm được quyền sửa bản án sơ thẩm
dụng điều, khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn (điềm a khoản 2 Điều 357) chưa được quy định chặt chẽ và dễ áp dụng sai.
Thứ nhất, HĐXX sơ thẩm xét xử bị cáo tội nhẹ hơn tội mà VKS truy tố
nhưng HĐXX phúc thẩm nhận thấy có cơ sở để xét xử bị cáo tội nặng hơn. Trong trường hợp này nếu có kháng cáo, kháng nghị yêu cầu cấp phúc thẩm xét xử bị cáo về tội nặng hơn thì HĐXX phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm và áp dụng điều, khoản BLHS về tội nặng hơn. Trường hợp này không vi phạm về quyền bào chữa,
đúng thẩm quyền xét xử cấp sơ thẩm, không vi phạm giới hạn xét xử sơ thẩm11
.
Thứ hai, HĐXX sơ thẩm xét xử đúng với tội mà VKS truy tố nhưng Tòa án
cấp phúc thẩm nhận thấy có cơ sở để kết tội bị cáo tội nặng hơn. Trong trường hợp này, nếu có kháng cáo của bị hại hoặc kháng nghị của VKS cấp trên trực tiếp (VKS cùng cấp không thể kháng nghị theo hướng này, vì trái với quan điểm truy tố ban đầu) yêu cầu cấp phúc thẩm xét xử bị cáo về tội nặng hơn thì HĐXX phúc thẩm khơng có quyền sửa bản án sơ thẩm bằng cách áp dụng điều, khoản BLHS về tội nặng hơn đối với bị cáo. Ví dụ, ở cấp sơ thẩm, VKS truy tố bị cáo tội cố ý gây thương tích và HĐXX sơ thẩm kết án bị cáo tội cố ý gây thương tích nhưng bị hại kháng cáo yêu cầu xử bị cáo tội giết người. Nếu có chứng cứ kết tội bị cáo tội giết người thì HĐXX phúc thẩm không thể sửa bán án sơ thẩm thành tội giết người với việc áp dụng điều, khoản BLHS về tội nặng hơn. Bởi vì việc sửa bản án sơ thẩm như vậy có thể vi phạm quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, vi phạm quyền bào chữa…Kể cả trường hợp việc sửa bản án bằng cách áp dụng điều, khoản BLHS về tội nặng hơn nhưng đều cùng thẩm quyền xét xử của Tòa án xét xử sơ thẩm (cấp huyện) thì HĐXX cấp phúc thẩm cũng khơng được quyền sửa bản án sơ thẩm đó, vì vi phạm quyền bào chữa. Tùy trường hợp, HĐXX phúc thẩm có thể hủy bản án sơ thẩm để khởi tố, điều tra tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm hoặc xét xử lại theo Điều 358 BLTTHS. Tuy nhiên, trong trường hợp này, vẫn có quan điểm cho rằng HĐXX phúc thẩm có quyền áp dụng tội nặng hơn để xét xử bị cáo nếu có kháng
11
Trước đây, hướng dẫn về quyền sửa án sơ thẩm của tòa án cấp phúc thẩm (BLTTHS 1988) theo Thơng tư liên ngành số: 01-TANDTC-VKSNDTC/TTLT năm 1988, có lưu ý: Nếu kháng cáo hoặc kháng nghị yêu cầu áp dụng khung hình phạt khác nặng hơn hoặc tội danh khác nặng hơn, nhưng vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án quân sự cấp khu vực thì Tịa án cấp phúc thẩm có quyền áp dụng khung hình phạt hoặc tội danh nặng hơn để xét xử bị cáo. Nếu kháng cáo hoặc kháng nghị yêu cầu áp dụng khung hình phạt khác nặng hơn hoặc tội danh khác nặng hơn và Tịa án thấy có căn cứ để xét lại theo hướng nặng hơn đó lại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án qn sự cấp qn khu thì Tịa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án quân sự cấp khu vực rồi chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát làm lại cáo trạng và Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử lại sơ thẩm cho đúng thẩm quyền.
cáo hoặc kháng nghị yêu cầu áp dụng tội khác nặng hơn mà khơng có sự phân biệt
phạm vi truy tố ban đầu12. Do đó, đối với trường hợp HĐXX phúc thẩm có quyền áp
dụng tội nặng hơn để xét xử bị cáo có phụ thuộc vào phạm vi truy tố ban đầu hay không là một vấn đề cần có sự thống nhất trong thực tiễn áp dụng pháp luật.