4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Long Hồ
4.2.3.3 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
Dư nợ tín dụng ngắn hạn chia theo ngành nghề kinh tế của NHNo&PTNT được thể hiện qua bảng sau:
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Long Hồ
GVHD: Phạm Lê Đông Hậu Trang 61 SVTH: Huỳnh Thị Diễm
Bảng 4.11: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT huyện Long Hồ qua 3 năm 2009-2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) (+/-) (%) (+/-) (%) Tổng cộng 274.416 100,00 303.846 100,00 389.333 100,00 29.430 10,72 85.487 28,13 - Nông nghiệp 160.218 58,39 155.121 51,05 215.193 55,27 -5.097 -3,18 60.072 38,73 - Tiểu thủ CN 15.889 5,79 21.409 7,05 25.259 6,49 5.520 34,74 3.850 17,98 - TM – DV 85.414 31,13 110.259 36,29 133.357 34,25 24.845 29,09 23.098 20,95 - Khác 12.895 4.70 17.057 5,61 15.254 3,92 4.162 32,28 -1.803 -10,5
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Long Hồ
● Ngành nông nghiệp
Trong năm 2010 dư nợ ngắn hạn đạt 155.121 triệu đồng, và chiếm tỷ trọng 51,05% dư nợ ngắn hạn năm 2010, so với năm 2009 giảm 5.097 triệu đồng hay giảm 3,18%. Năm 2011 tổng số dư nợ đạt 215.193 triệu đồng, tăng 60.072 triệu đồng tương ứng với 38,73% so với năm 2009. Năm 2010 dư nợ ngắn hạn của ngân hàng có phần giảm nhưng khơng đáng kể, tỷ trọng này giảm chủ yếu là do dư nợ của ngành trồng trọt giảm, điều này cho thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu nông nghiệp của địa phương đã có sự chuyển biến đáng kể. Dư nợ ngắn hạn năm 2011 tăng là do doanh số cho vay tăng nhưng thu nợ giảm.
● Ngành tiểu thủ cơng nghiệp
Tình hình dư nợ của ngành tiểu thủ công nghiệp luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 dư nợ của ngành đạt 21.409 triệu đồng chiếm 7,05% tương ứng tăng 5.520 triệu đồng hay tăng 34,74% so với năm 2009. Năm 2011, dư nợ của ngành là 25.259 triệu đồng chiếm 6,49% tổng dư nợ ngắn hạn, so với năm 2010 tăng 3.850 triệu đồng hay 17,98%. Dư nợ ngành này tăng qua các năm là nhờ sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên; nắm bắt được nhu cầu của từng ngành và có chính sách phân chia hợp lý tổng nguồn vốn có được của mình để cho vay đúng yêu cầu và từng ngành nghề.
● Ngành thương mại dịch vụ
Trong năm 2010, dư nợ ngắn hạn của ngành là 110.259 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 36,29% tổng dư nợ ngắn hạn tương ứng tăng 24.845 triệu đồng tức 29,09% so với năm 2009. Năm 2011, dư nợ của ngành đạt 133.357 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 34,25% tổng dư nợ tương ứng tăng 23.098 triệu đồng tức 20,95% so với năm 2010. Dư nợ ngành dịch vụ tăng cao qua các năm là do trong thời gian gần đây nhờ tận dụng lợi thế phát triển của kinh tế kéo theo sự phát triển mạnh của các dịch vụ làm cho doanh số cho vay tăng, dẫn đến dư nợ tăng.
● Ngành khác
Dư nợ của ngành khác tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, dư nợ năm 2010 đạt 17.057 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,61%, tăng 4.162 triệu đồng hay 5,61% so với năm 2009. Năm 2011 dư nợ của ngành này là 15.254 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,92%, giảm 1.803 triệu đồng hay 10,50% so với năm 2010.
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Long Hồ
Ngành này chiếm tỷ trọng cịn rất thấp vì thế Ngân hàng nên chú trọng đến việc mở rộng doanh số cho vay ra nhiều ngành nghề khác nhau để hạn chế rủi ro.
0 50000 100000 150000 200000 250000 Triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm
- Nông nghiệp - Tiểu thủ CN - TM – DV - Khác
Hình 4.5 : Dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của NHNo&PTNT huyện Long Hồ giai đoạn 2009-2011 huyện Long Hồ giai đoạn 2009-2011
Tóm lại, dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng đáng kể đối với từng ngành nghề. Do huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên ngân hàng chủ yếu đầu tư cho nơng dân có nhu cầu vốn để sản xuất.