Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo hộ đầu tư trong nước của một số

Một phần của tài liệu Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài và sự tác động của quy chế này đối với đầu tư trong nước (Trang 25 - 31)

1.2. Các biện pháp bảo hộ đầu tư trong nước

1.2.3 Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo hộ đầu tư trong nước của một số

số nước:

Trong hệ thống pháp luật về đầu tư, thương mại của Việt Nam cũng như một số quốc gia khác (Trung Quốc, Thái Lan) đều tồn tại một số các biện pháp nhằm bảo hộ đầu tư trong nước. Tuy nhiên, trong xu thế tự do hóa thương mại như hiện nay và nhất là các quốc gia nêu trên đều là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, do đó phải tuân thủ các nguyên tắc pháp lý nền tảng của tổ chức này, trong đó có nguyên tắc đối xử quốc gia. Để thực hiện nguyên tắc này, các nước thành viên của WTO buộc phải dỡ bỏ các hàng rào bảo hộ. Do đó, việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo

Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài...……

hộ và việc sửa đổi hệ thống pháp luật, nhất là lĩnh vực pháp luật đầu tư để thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia theo yêu cầu của WTO là hết sức cần thiết. Qua đó, Việt Nam sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư của mình để đáp ứng yêu cầu của WTO.

Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo hộ của Trung Quốc:

Năm 2001 Trung Quốc gia nhập WTO, Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi hệ thống pháp luật nhằm thực hiện các cam kết với WTO, quan trọng nhất là việc sửa đổi các văn bản pháp luật về đầu tư, thương mại mà trọng tâm là các vấn đề liên quan đến quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và các dịch vụ phân phối; các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

- Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu:

Trước khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã duy trì nhiều hạn chế về loại hình doanh nghiệp được quyền kinh doanh xuất nhập. Thông thường chỉ có những cơng ty được chỉ định mới có quyền tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu và chỉ có các doanh nghiệp nhà nước mới được quyền ưu tiên kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng như máy bay, xăng dầu, hàng dệt may… Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chỉ được phép nhập nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất.

Để thực hiện cam kết của mình với WTO liên quan đến quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, Trung Quốc đã sửa đổi Luật ngoại thương năm 1994; bổ sung thêm một số quy định trong Quy định tạm thời về thành lập liên doanh kinh doanh ngoại thương (tháng 01 năm 2003) như cho phép nhà đầu tư

Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài...……

nước ngoài được phép thành lập liên doanh kinh doanh xuất nhập khẩu mọi loại hàng hóa nếu thỏa mãn những điều kiện nhất định, trừ các mặt hàng mà chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới được phép kinh doanh xuất nhập khẩu nhập khẩu. Ngoài ra, văn bản này cịn cho phép doanh nghiệp có vốn đầut ư nước ngồi được phép tham gia các dịch vụ bán buôn, bán lẻ khi đáp ứng các quy định của pháp luật.9

- Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại:

Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi các văn bản pháp luật về kinh tế như “Luật doanh nghiệp chung vốn Trung Quốc và nước ngoài”, “Luật doanh nghiệp hợp tác Trung Quốc và nước ngoài”, “Luật doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài”. Nội dung sửa đổi chủ yếu tập trung vào việc bãi bỏ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại mà theo quy định của WTO việc áp dụng các biện pháp này bị coi là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia như: bãi bỏ các yêu cầu về cân đối thu chi ngoại tệ; yêu cầu về hàm lượng địa phương; các yêu cầu về thành tích xuất khẩu10.

Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo hộ của Thái Lan: - Những yêu về hàm lượng nội địa:

Thái Lan đã đưa ra các yêu cầu về hàm lượng nội địa đối với các lĩnh vực như sản xuất ôtô con, xe tải, sản phẩm sữa… Chẳng hạn nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư sản xuất sữa tại Thái Lan phải mua tối thiểu 50 tấn sữa

9 Nguyễn Khánh Ngọc, Một số kinh nghiệm của Trung Quốc trong q trình hồn thiện pháp luật đáp ứng

các yêu cầu của WTO, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6 năm 2004, tr 74-75.

10 Võ Đại Lược (chủ biên), Trung Quốc sau khi gia nhập WTO thành công và thách thức, NXB Thế giới, năm

Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài...……

nguyên liệu của địa phương/ ngày trong năm hoạt động đầu tiên. Tuy nhiên, Thái Lan đã cam kết loại bỏ toàn bộ các yêu cầu về hàm lượng nội địa theo quy định của Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIMs) của WTO. Năm 1999, Thái Lan đã tiến hành sửa đổi các văn bản pháp luật trong nước để loại bỏ dần các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hố, phù hợp với lộ trình cho phép của hiệp định TRIMs11.

- Các biện pháp khuyến khích đầu tư:

Hội đồng đầu tư (Board of Investment-BOI) của Thái Lan là cơ quan có thẩm quyền về đầu tư ở cấp trung ương, đã ban hành danh sách các lĩnh vực khuyến khích đầu tư như: lĩnh vực nông nghiệp; lĩnh vực bảo vệ hoặc khôi phục môi trường; các lĩnh vực liên quan đến phát triển công nghệ và nguồn nhân lực… Thông thường, các lĩnh vực đầu tư được ưu đãi thường kéo theo sự chuyển giao cơng nghệ và đầu tư vào các địa bàn khó khăn, điều kiện kinh tế phát triển kém. Hình thức khuyến khích có thể là miễn, giảm thuế, phí, thuế nhập khẩu. Ngồi ra, Thái Lan cũng áp dụng chính sách thuế ưu đãi đối với các cơng ty nước ngồi đạt những mục tiêu cụ thể về tỷ lệ xuất khẩu hoặc đáp ứng những yêu cầu về cân bằng thương mại12.

Kinh nghiệm từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan cho thấy, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại quy định trong Hiệp định TRIMs của

11 Đề tài “Cơ sở khoa học định hướng các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ sản xuất hàng hóa của Việt

Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thương mại thế giới”, Vụ Kế hoạch, Bộ Thương mại, năm 2000, tr 9.

12 Đề tài “Cơ sở khoa học định hướng các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ sản xuất hàng hóa của Việt

Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài...……

WTO được sử dụng để bảo hộ đầu tư trong nước đều được các nước cam kết sẽ loại bỏ dần theo lộ trình khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, WTO cho phép các nước áp dụng các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại trong những trường hợp khẩn cấp dựa trên các lý do như đảm bảo an ninh quốc gia; môi trường; sức khoẻ...Trên cơ sở các ngoại lệ nêu trên, chúng ta cần vận dụng một cách linh hoạt và tinh tế để bảo hộ nhà đầu tư trong nước bằng cách xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ về cạnh tranh, độc quyền, chống bán phá giá, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng…

Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài...……

QUY CHẾ ĐỐI XỬ QUỐC GIA ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ

Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài...……

CHƯƠNG 2: QUY CHẾ ĐỐI XỬ QUỐC GIA ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ HIỆN HÀNH.

Một phần của tài liệu Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài và sự tác động của quy chế này đối với đầu tư trong nước (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)