Cơ sở pháp lý của nguyên tắc đối xử quốc gia

Một phần của tài liệu Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài và sự tác động của quy chế này đối với đầu tư trong nước (Trang 31 - 35)

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế quốc tế, Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia nhiều Hiệp định quốc tế liên quan đến đầu tư, thương mại ở cấp đa phương, khu vực và song phương và hầu hết các hiệp định này đều quy định nguyên tắc đối xử quốc gia.

Về các quan hệ song phương, Việt Nam đã ký kết hơn 60 hiệp định kinh tế về thương mại như Hiệp định thương năm 1991, Hiệp định hợp tác kinh tế năm 1992 ký với Trung Quốc; Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ năm 200013…

Về các quan hệ đa phương và khu vực, Việt Nam đã tham gia Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN năm 1998; Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) năm 1996; Diễn đàn hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (APEC) năm 1998; thành viên của tổ chức thương thế giới (WTO).

Như vậy, trong các Hiệp định liên quan đến đầu tư, thương mại mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết như Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2000, Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN năm 1998; Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) năm 1994 của WTO

13 Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế,

Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài...……

đều quy định về nguyên tắc đối xử quốc gia14. Đây là cơ sở pháp lý quốc tế để Việt Nam ghi nhận nguyên tắc đối xử quốc gia trong Luật đầu tư năm 2005.

Mặc dù, trong các Hiệp định đầu tư quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết, khơng có điều khoản nào bắt buộc Việt Nam phải quy định nguyên tắc đối xử quốc gia thành một điều khoản cụ thể vào trong hệ thống pháp luật đầu tư. Tuy nhiên để thực hiện cam kết về đối xử tối huệ quốc trong các Hiệp định đầu tư quốc tế, Luật đầu tư năm 2005 đã quy định nội dung của nguyên tắc đối xử quốc gia, đây là hai nguyên tắc có mối quan hệ chặt chẽ.Vấn đề này có thể giải thích như sau:

Theo cam kết với WTO, Việt Nam phải tuân thủ nguyên tắc đối xử tối huệ quốc có nghĩa là Việt Nam phải đối xử như nhau đối với tất cả các nhà đầu tư từ các nước thành viên của WTO. Trong khi đó, Việt Nam cũng cam kết kết với các nước thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia. Chẳng hạn như theo Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ quy định nguyên tắc đối xử quốc gia, theo đó Việt Nam phải dành cho nhà đầu tư Hoa Kỳ sự đối xử không kém thuận lợi hơn đối với đầu tư trong nước. Như vậy, Việt Nam vừa phải đối xử quốc gia với nhà đầu tư Hoa Kỳ, đồng thời phải đối xử tối huệ quốc với tất cả các nhà đầu tư từ các nước thàmh viên WTO khác, nghĩa là Việt Nam phải đối xử với các nhà đầu tư từ các nước thành viên WTO đó

14 Điều 2 Chương 4 Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2000.

Điểm b khoản 1 điều 7 Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN năm 1998.

Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài...……

bình đẳng như đối với nhà đầu tư Hoa Kỳ. Vì vậy để thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia với Hoa Kỳ, đồng thời thực hiện nguyên tắc đối xử tối huệ quốc đối với các nhà đầu tư từ các nước thành viên WTO khác nên Luật Đầu tư năm 2005 phải ghi nhận nguyên tắc đối xử quốc gia.

Quy chế đối xử quốc gia trong Luật đầu tư năm 2005 được quy định như sau:

Trước hết, Luật đầu tư năm 2005 quy định: “Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngồi; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư” (Điều 4). Quy định này đã khẳng định quan

điểm của Đảng và nhà nước ta xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước có cơ hội hợp tác kinh tế với các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, loại bỏ hạn chế đối với sự tham gia của bên nước ngoài vào doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy sự hợp tác về vốn và công nghệ cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Mặc dù, Luật đầu tư năm 2005 không đưa ra định nghĩa thế nào là đối xử quốc gia. Tuy nhiên, Luật đầu tư năm 2005 có quy định nhà nước Việt Nam sẽ không áp dụng các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị cấm mà các biện pháp này theo như các Hiệp định đầu tư quốc tế mà cụ thể là Hiệp định TRIMs của WTO thì việc áp dụng các biện pháp đầu tư liên quan

Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài...……

đến thương mại bị cấm được coi là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia. Cụ thể là tại khoản 2, điều 8 quy định như sau :

“2. Không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

a) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhất định trong nước; b) Xuất khẩu hàng hóa hoặc xuất khẩu dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;

c) Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;

d) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa nhất định trong hàng hóa sản xuất;

đ) Đạt được một mức độ nhất định hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;

e) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngồi;

g) Đặt trụ sở chính tại một địa điểm cụ thể” (Điều 8).

Đây là một nội dung quan trọng mà Việt Nam cam kết, quy định này thể hiện sự nỗ lực của nhà nước trong việc tạo ra khung pháp lý bình đẳng giữa các nhà đầu tư, xóa bỏ dần những bảo hộ đầu tư trong nước theo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài...……

Như vậy, Luật đầu tư năm 2005 là văn bản pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra một mơi trường pháp lý bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Ở một mức độ nhất định, nhà đầu tư nước ngoài được đối xử ngang bằng với nhà đầu tư Việt Nam. Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng nhà nước Việt Nam ln cố gắng hồn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư dựa trên chủ trương gắn cải cách trong nước với mở cửa hội nhập, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, đảm bảo sự bình đẳng, tự do trong đầu tư và kinh doanh, tạo ra sức hấp dẫn

Một phần của tài liệu Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài và sự tác động của quy chế này đối với đầu tư trong nước (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)