Đánh giá tình hình thực hiện quy chế đối xử quốc gia

Một phần của tài liệu Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài và sự tác động của quy chế này đối với đầu tư trong nước (Trang 61 - 64)

Với thực trạng nêu trên đòi hỏi hệ thống pháp luật về đầu tư của Việt Nam phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Việc sửa đổi hệ thống văn bản pháp luật đầu tư hiện hành cần phải tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia, nghĩa là phải đảm bảo đối xử bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngồi, tạo điều kiện để mơi trường đầu tư thơng thống, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trước Luật Đầu tư năm 2005, hệ thống pháp luật Đầu tư chia thành đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đầu tư trong nước được điều chỉnh bởi Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994 và Luật sửa đổi Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998, cịn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được điều chỉnh bởi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 và

Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài...……

Luật sửa đổi, bổ sung vào các năm 1990, 1992; Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 thay thế Luật năm 1987 và Luật năm 1996 được tiếp tục sửa đổi vào năm 2000. Hệ thống pháp luật về đầu tư trước đây, mang tính phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư và nhà đầu tư trong nước thường được hưởng nhiều quyền lợi, ưu đãi hơn so với các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, hệ thống pháp luật đầu tư thường xuyên thay đổi đã làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư nước ngồi khi đầu tư vào Việt Nam. Chính vì các điều đó mà trong một thời gian từ năm 1997 đến năm 2001, vốn đăng ký đầu tư nước ngồi vào Việt Nam có xu hướng giảm, cụ thể:

(Đơn vị : Triệu USD)

1996 1997 1998 1999 2000 2001 Vốn đăng ký đầu tư 8.528 4.453 3.897 1.612 1.970 2.436 Vốn đầu tư gia tăng 684 1.095 770 5.845 430 3.974 Vốn đầu tư 3.028 4.057 1.956 2.470 2.228 2.300

Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài...……

thực hiện

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn (1996-2001).

Nhằm khắc phục tình trạng nêu trên và đồng thời chúng ta phải thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư. Hàng loạt các văn bản pháp luật như Luật Đầu tư, Luật thương mại, các văn bản pháp luật về thuế…đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu của tình mới.

Luật Đầu tư năm 2005 đã thể hiện nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư, mở cửa thị trường, xóa bỏ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, mở rộng hình thức cũng như lĩnh vực đầu tư cho người nước ngoài tham gia, bãi bỏ chế độ 2 giá…

Ngoài ra, các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đầu tư như các quy định trong lĩnh vực thuế, thương mại, xuất nhập khẩu đã được ban hành, cụ thể :

- Luật số 78/2006/QH 11 ngày 29/11/2006 về quản lý thuế.

- Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 Quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Thông tư 59/2007/ TT-BTC ngày 16/4/2007 hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Việc ban hành các văn bản pháp luật mới về đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu… đã thể hiện sự nỗ lực của nhà nước Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ

Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài...……

thống pháp luật đầu tư hiện hành theo hướng không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư nước ngồi. Có thể nói, về cơ bản hệ thống pháp luật đầu tư Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với các cam kết mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia trên tinh thần đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài và sự tác động của quy chế này đối với đầu tư trong nước (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)