Sự tác động của quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư trong nước

Một phần của tài liệu Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài và sự tác động của quy chế này đối với đầu tư trong nước (Trang 64 - 69)

Việc thực hiẹân cam kết đối xử quốc gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, việc thực hiện cam kết đó đã tạo ra những tác động tích cực và cả những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam, trong đó có cả nhà đầu tư trong nước, cụ thể như sau:

3.3.1. Tác động tích cực:

Kinh nghiệm các nước cho thấy, khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, các quốc gia phải áp dụng chế độ đối xử quốc gia và việc thực hiện nguyên tắc này sẽ tác động đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Các lĩnh vực chịu tác động nhiều nhất phải kể đến là lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, phân phối… Dựa trên tình hình thực tế của Việt Nam, xin nêu lên những tác động đối với lĩnh vực bảo hiểm, lĩnh vực ngân hàng và lĩnh vực phân phối.

Đối với lĩnh vực bảo hiểm:

Thứ nhất, các cam kết cho phép thành lập pháp nhân thực hiện kinh doanh dịch vụ bảo hiểm cũng như việc cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm

Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài...……

nước ngoài được phép cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không thành lập pháp nhân sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực bảo hiểm phá vỡ thế độc quyền của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, làm cho thị trường kinh doanh bảo hiểm năng động hơn, thúc đẩy hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong nước.

Thứ hai, với năng lực tài chính mạnh và chuyên môn cao, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài sẽ tạo ra nhiều sản phẩm mới bảo hiểm mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sẽ chuyển giao kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực bảo hiểm cho các nhân viên làm công tác bảo hiểm tại Việt Nam.

Đối với lĩnh vực ngân hàng:

Thứ nhất, các ngân hàng Việt Nam sẽ có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, trình độ cơng nghệ, quản trị điều hành, các chuẩn mực về thông tin báo cáo tài chính, các tiêu chí phịng ngừa rủi ro và an toàn hoạt động ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng trung ương và các ngân hàng nhà nước sẽ có nhiều cơ hội trao đổi thơng tin, chính sách, liên kết hành động nhằm mục đích là nâng cao sự an tồn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam và khả năng đối phó với những biến động của thị trường tài chính trong và ngồi nước.

Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài...……

Thứ hai, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng là động lực giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách đổi mới và cải cách nhằm tránh tụt hậu so với hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Các ngân hàng trong nước buộc phải có chun mơn hố sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới.

Thứ ba, sự có mặt của các ngân hàng nước ngồi sẽ tạo điều kiện cho thị trường vốn và thị trường tiền tệ phát triển theo đúng chuẩn mực quốc tế, góp phần ổn định nền kinh tế và phát triển bền vững.

Đối với lĩnh vực phân phối:

Thứ nhất, sự hiện diện thương mại của các nhà phân phối nước ngoài trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ sẽ tạo ra sự đa dạng và phong phú về chủng loại hàng hoá và đồng thời tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà phân phối. Trước tình hình đó, các nhà phân phối trong nước phải tiến hành các hoạt động nâng cao hình thức cung cấp dịch vụ như việc mở rộng mạng lưới cung cấp hàng hố, bán hàng đa cấp, từ đó sẽ mang lại hiệu quả cao cho lĩnh vực phân phối.

Thứ hai, các nhà phân phối nước ngồi được cung cấp hàng hố dưới hình thức đại lý uỷ quyền hoặc nhượng quyền thương mại sẽ tạo nên hệ thống đầy đủ các phân ngành trong ngành dịch vụ phân phối, phù hợp với hệ thống thương mại thế giới.

Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài...……

Thứ ba, thông qua hoạt động của các nhà phân phối nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội tiếp cận hệ thống phân phối ở phạm vi quốc tế.

Bên cạnh những tác động tích cực, việc thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia trong lĩnh vực bảo hiểm, lĩnh vực ngân hàng và lĩnh vực phân phối đã tạo ra những tác động tiêu cực:

3.3.2. Tác động tiêu cực:

Đối với lĩnh vực bảo hiểm:

Thứ nhất, sự tham gia của các cơng ty bảo hiểm nước ngồi sẽ làm cho các công ty bảo hiểm trong nước bị chia sẻ thị trường, nhất là thị trường trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ mà hiện nay các doanh nghiệp trong nước đang nắm giữ thị phần rất lớn.

Thứ hai, với cam kết mở cửa thị trường cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại Việât Nam sẽ làm gia tăng số lượng cơng ty bảo hiểm nước ngồi hoạt động tại Việt Nam, dẫn đến sự cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm giữa các doanh nghiệp là rất lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm bảo hiểm mới, đa dạng các sản phẩm bảo hiểm. Đây cũng là thách thức rất lớn đối với các nhà quản lý trong lĩnh vực bảo hiểm trong việc ổn định thị trường và phát triển thị trường bảo.

Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài...……

Thứ nhất, việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia trong lĩnh vực ngân hàng đã gia tăng áp lực cạnh tranh đối với hệ thống ngân hàng trong nước vì các ngân hàng nước ngoài thường được đánh giá là mạnh về tài chính, cơng nghệ và quản trị điều hành, hệ thống dịch vụ đa dạng, có chất lượng cao hơn. Trong khi đó, các ngân hàng trong nước vốn nhỏ, sản phẩm dịch vụ đơn điệu, chủ yếu là các dịch vụ truyền thống, còn các dịch vụ ngân hàng hiện đại như ngân hàng điện tử, mơi giới tiền tệ, tư vấn… thì chưa được thực hiện hoặc đã được thực hiện thì mức độ sử dụng cịn hạn chế.

Thứ hai, do nguồn vốn nhỏ, trình độ quản lý và sản phẩm dịch vụ còn nhiều hạn chế. Các ngân hàng Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi thâm nhập vào thị trường tài chính nước ngồi.

Thứ ba, khách hàng chủ yếu của các ngân hàng thương mại nhà nước là các doanh nghiệp nhà nước mà phần lớn các doanh nghiệp này kinh doanh khơng hiệu quả nên tình trạng nợ đọng khá nhiều trong các ngân hàng. Hơn nữa, khi mở cửa thị trường các doanh nghiệp này sẽ đứng trước sức ép cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, có thể dẫn đến tình trạng kinh doanh thua lỗ và phá sản. Vì vậy, sẽ dẫn đến hiệu ứng dây chuyền làm ảnh hưởng đến hoạt động và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

Đối với lĩnh vực phân phối:

Thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài được quyền phân phối tại Việt Nam là một thách thức đối với các nhà phân phối trong nước vì nhà đầu tư nước ngồi có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ quản lý và khả năng tiếp thị sản phẩm.

Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài...……

Hơn nữa, cơ cấu dịch vụ phân phối ở Việt Nam còn nhiều bất cập so với xu hướng của thế giới, quy mô kinh doanh chiếm tỷ lệ quá lớn trong cơ cấu dịch vụ phân phối. Điều này là hoàn toàn trái ngược với xu hướng mua lại và sáp nhập để mở rộng quy mô doanh nghiệp nhằm thúc đẩy việc cung cấp sản phẩm đa dạng và phát triển hệ thống bán hàng trên một không gian rộng và hướng tới nhiều đối tượng khách hàng. Xu hướng này đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực phân phối.

Thứ hai, sự hiện diện thương mại của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng cũng như lợi nhuận của đa số những người bán lẻ trong nước.

Thứ ba, sự yếu kém về mặt pháp luật về sở hữu trí tuệ và nhượng quyền thương mại là một trong những bất lợi đối các nhà phân phối trong nước. Vì trong giai đoạn hiện nay, nhượng quyền thương mại là một lĩnh vực kinh doanh mà các doanh nghiệp có thương hiệu uy tín trên thế giới kiếm được rất nhiều lợi nhuận từ hoạt động nhượng quyền này.

Tóm lại, việc thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia đã mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài, tạo điều kiện cho chúng ta được học tập công nghệ mới, kiến thức và kinh nghiệm trên thế giới nhưng đồng thời chúng ta phải đối mặt với những thử thách cam go để tự khẳng định mình trong nền kinh tế hội nhập tồn cầu hiện nay.

Một phần của tài liệu Quy chế đối xử quốc gia đối với đầu tư nước ngoài và sự tác động của quy chế này đối với đầu tư trong nước (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)