Phân tích tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại sacombank chi nhánh sóc trăng (Trang 39 - 43)

- Tiếp tục thực hiện kế hoạch tự đào tạo nghiệp vụ tại Chi nhánh cho toàn

DOANH NGHIỆP TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

4.1.1.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn

Cho vay là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của các ngân hàng, vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đồng thời cũng mang lại thu nhập cho các ngân hàng. Và thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng khá cao, thơng thường nó chiếm khoảng 85% tổng thu nhập trong hoạt động của các ngân hàng. Trong thời gian qua Sacombank Sóc Trăng đã cung cấp một lượng vốn khá lớn cho tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Đạt được kết quả trên là nhờ ban lãnh đạo Ngân hàng đã đi đúng với mục tiêu đề ra, đó là Sacombank là Ngân hàng bán lẽ đa năng, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, cùng với sự nỗ lực của lực lượng cán bộ tín dụng trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng thường xuyên nhằm khai thác tốt các tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Bảng 04 : TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI SACOMBANK SĨC TRĂNG QUA 3 NĂM 2007-2009

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng ) Ghi chú:

- DSCV: Doanh số cho vay - DSTN: Doanh số thu nợ - NQH: Nợ quá hạn

a) Doanh số cho vay

Sóc Trăng với lợi thế của vùng ven biển, đặc biệt là khu vực các cửa sông Hậu (Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh) đang được quy hoạch xây dựng thành một khu kinh tế đặc thù, với môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Đồng thời xây dựng khu kinh tế biển Trần Đề thành vùng kinh tế động lực, trung tâm liên kết các khu vực kinh tế khác trong và ngoài Tỉnh.

Đứng trước tiềm năng phát triển của Tỉnh, các nhà đầu tư không thể không tận dụng cơ hội để đầu tư mở rộng sản xuất. Tuy nhiên chỉ dựa vào nguồn vốn của chính doanh nghiệp thì khơng thể nào đáp ứng được, từ đó nhu cầu vay vốn ngân hàng của các thành phần kinh tế cũng tăng nhanh. Đây cũng chính là lý do giải thích doanh số cho vay của Sacombank Sóc Trăng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2008 doanh số cho vay tăng 2,62% so với năm 2007, và năm 2009 tăng đến 216,60% so với năm 2008.

Để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế trong Tỉnh, Sacombank Sóc Trăng đã chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt động với 1 Chi nhánh và 4 phịng giao dịch. Bên cạnh Ngân hàng cón chú trọng đa dạng hóa các loại hình sản phẩm cho vay làm cho khách hàng có sự lựa chọn phong phú phù hợp với nhu cầu của họ. Các sản phẩm cho vay của Sacombank Sóc Trăng rất đa dạng bao gồm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch2009/2008 Số tiền % Số tiền % DSCV 1.283.920 1.317.505 4.171.201 33.585 2,62 2.853.696 216,60 DSTN 1.051.446 1.242.505 3.866.481 191.059 18,17 2.623.976 211,18 Dư nợ 352.000 427.000 731.720 75.000 21,31 304.720 71,36 NQH 450 2.590 1.000 2.140 475,56 -1.590 61,39

sản phẩm cho vay cá nhân và sản phẩm cho vay doanh nghiệp, với các hình thức cho vay như: vay tiêu dùng; vay sản xuất kinh doanh; vay nông nghiệp; vay mua nhà, vay sửa chữa nhà; cho vay cán bộ công nhân viên; cho vay tiểu thương; cho vay đầu tư dự án; cho vay ứng trước tiền bán hàng; bảo lãnh; tài trợ thương mại,…

b) Doanh số thu nợ

Song song với việc cho vay thì việc thu nợ cũng là một vấn đề mà bất cứ một ngân hàng nào cũng phải đặt biệt quan tâm. Như đã biết doanh số cho vay phản ánh số lượng, quy mơ tín dụng, cịn doanh số thu nợ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng và khả năng đánh giá khách hàng của nhân viên quan hệ khách hàng. Nó cịn là cơ sở đảm bảo vốn hiện có và tăng số vịng quay của đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra đầu tư. Như vậy doanh số cho vay cao chưa hẳn là đạt hiệu quả mà còn phải so sánh với doanh số thu nợ, đảm bảo nợ quá hạn ở mức độ tối thiểu.

Cơng tác thu nợ đặt biệt được Sacombank Sóc Trăng chú trọng vì từ đó mà nguồn vốn của Ngân hàng được tái đầu tư, đảm bảo đồng vốn bỏ ra được thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và đạt hiệu quả cao. Doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, năm 2008 so với năm 2007 tăng 18,17% tức tăng 191.059 triệu đồng. Đến năm 2009 doanh số thu nợ tăng khá mạnh, tăng 211,18% tức tăng 2.623.976 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân là do doanh số cho vay trong năm 2009 tăng mạnh kéo theo sự gia tăng của doanh số thu nợ trong năm này, cho thấy được hiệu quả của công tác thu nợ trong Ngân hàng rất cao. Đạt được kết quả khả quan như vậy là do Ngân hàng đã thực hiện được những công tác sau:

- Chuyên viên Quan hệ khách hàng cho vay có chọn lọc, khơng cho vay tùy tiện thông qua việc xếp loại khách hàng.

- Công tác thẩm định khách hàng xin vay vốn ngày càng được thực hiện kỹ hơn, chất lượng hơn. Bên cạnh kỹ năng của cán bộ thẩm định ngày càng được nâng cao.

- Sau khi cho vay, Ngân hàng thường tổ chức thăm viếng, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Từ việc làm đó giúp cho Ngân hàng phát hiện được các món vay có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời.

Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến của tình hình cho vay tại Ngân hàng, nó thể hiện số vốn đã cho vay nhưng chưa thu hồi được tại thời điểm báo cáo. Dư nợ thấp hơn doanh số thu nợ thì chứng tỏ cơng tác thu hồi nợ tại Ngân hàng có hiệu quả. Dư nợ của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, năm 2007 dư nợ là 352.000 triệu đồng, đến năm 2008 dư nợ đạt 427.000 triệu đồng, tăng 75.000 triệu đồng tức tăng 21,31% so với năm 2007. Đến năm 2009 dư nợ tín dụng tại Ngân hàng tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt mức 731.720 triệu đồng, tăng 304.720 triệu đồng tức tăng 71.36% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là tốc độ tăng doanh số cho vay qua các năm tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh số thu nợ, đây là dấu hiệu bình thường đối với một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao như Sacombank Sóc Trăng. Tuy nhiên Ngân hàng cần phải có các chính sách quả lý nợ thật hiệu quả, phòng ngừa các khoản nợ quá hạn, nợ xấu có thể phát sinh. Nhiều ý kiến cho rằng chỉ tiêu tăng dư nợ nên căn cứ vào khả năng huy động vốn và năng lực quản trị, kiểm soát rủi ro của mỗi ngân hàng.

d) Nợ quá hạn

Chỉ tiêu này phản ánh tình trạng khơng trả được nợ của khách hàng khi các khoản cho vay đến hạn, chỉ tiêu này càng cao thể hiện chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng khơng hiệu quả. Nợ q hạn tại Sacombank Sóc Trăng có sự biến động liên tục qua các năm, năm 2007 nợ quá hạn là 450 triệu đồng, nhưng đến năm 2008 con số nợ quá hạn lên đến 2.590 triệu đồng, tăng 2.140 triệu đồng so với năm 2007. Trong năm 2008, tình hình kinh tế có nhiều diễn biến hết sức phức tạp, lạm phát làm cho giá cả hầu hết các mặt hàng trong nước tăng cao, đặt biệt là giá dầu thô và giá của một số loại nguyên liệu chế biến làm cho tình hình sản xuất của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng gặp rất nhiều khó khăn. Chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ làm cho lãi suất thị trường tăng cao, các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng. Thêm vào đó thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Đến năm 2009, nợ q hạn có giảm nhưng vẫn cịn ở mức khá cao là 1.000 triệu đồng, giảm 1.590 triệu đồng tức giảm 61,39% so với năm 2008. Cho thấy công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn của Sacombank Sóc Trăng đạt được hiệu quả rất cao.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại sacombank chi nhánh sóc trăng (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)