Dư nợ cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại sacombank chi nhánh sóc trăng (Trang 63 - 73)

- Tiếp tục thực hiện kế hoạch tự đào tạo nghiệp vụ tại Chi nhánh cho toàn

DOANH NGHIỆP TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

4.1.2.3. Dư nợ cho vay doanh nghiệp

Bảng 14 : DƯ NỢ CHO VAY DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 2007-2009 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6 tháng 2009 6 tháng 2010 Tổng dư nợ 352.000 427.000 731.720 736.068 974.395 DN Doanh nghiệp 216.958 258.368 577.639 641.369 841.819 DN DN/Tổng DN (%) 61,64 60,51 78,94 87,13 86,39 (Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng )

Dư nợ là kết quả từ diễn biến của tình hình cho vay tại ngân hàng, nó phản ánh số vốn mà ngân hàng hiện đang cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo. Vì vậy, dư nợ cũng là một chỉ tiêu quan trọng cần phải xem xét để đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Nhìn chung Sacombank Sóc Trăng có tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp tăng trưởng khá ổn định qua các năm, năm 2007 dư nợ doanh nghiệp đạt 216.958 triệu đồng chiếm tỷ trọng 61,64% tổng dư nợ đến năm 2008 dư nợ doanh nghiệp đạt 258.368 triệu đồng chiếm 60,51% tổng

dư nợ và tăng 19,09% tương ứng 41.410 triệu đồng so với năm 2007. Đến năm 2009 số dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt mức 577.639 chiếm tỷ trọng 78,94% tổng dư nợ và tăng 123,57% tương ứng 319.271 triệu đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2010, dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 841.819 triệu đồng, tăng 31,25% tương ứng 200.450 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009.

a) Dư nợ theo thời hạn

Bảng 15 : DƯ NỢ CHO VAY DOANH NGHIỆP THEO THỜI HẠN

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6 tháng 2009 6 tháng 2010 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch2009/2008 Chênh lệch2010/2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 164.650 177.868 410.430 425.446 479.288 13.218 8,03 232.562 130,75 53.842 12,66

Trung và dài hạn 52.308 80.500 167.209 215.923 362.531 28.192 53,90 86.709 107,71 146.608 67,90

Dư nợ phân theo thời hạn bao gồm dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn. Ta thấy tình hình dư nợ ngắn hạn tại Ngân hàng có sự tăng trưởng khá tương đối qua các năm cả về tỷ trong và số tuyệt đối. Năm 2007 dư nợ cho vay doanh nghiệp ngắn hạn đạt 164.650 triệu đồng chiếm tỷ trọng 75,89% đến năm 2008 dư nợ ngắn hạn tăng 8,03% tương ứng 13.218 triệu đồng và tỷ trọng chiếm 68,84% tổng dư nợ doanh nghiệp năm 2008. Đến năm 2009 dư nợ ngắn hạn trong cho vay doanh nghiệp đạt mức khá cao 410.430 triệu đồng chiếm 71,05% , tăng 130,75 % tương ứng 232.562 triệu đồng so với năm 2008. Tính đến 6 tháng đầu năm 2010 dư nợ doanh nghiệp ngắn hạn đạt 479.288 triệu đồng, tăng 12,66% tương ứng 53.842 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009. Có được kết quả trên là do các năm qua số lượng doanh nghiệp hình thành trên địa bàn ngày mợt nhiều, năm 2009 trên địa bàn Sóc Trăng có thêm 300 doanh nghiệp đăng ký hoạt động nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn lên 3.000 doanh nghiệp. Chính vì vậy mà nhu cầu vớn để có thể duy trì hoạt động của doanh nghiệp ngày càng tăng, đây chính là điều kiện thuận lợi để Sacombank Sóc Trăng mở rộng thị phần cho vay doanh nghiệp trên địa bàn, bên cạnh các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng trong các năm qua cũng cần gia tăng vốn lưu động để có thể mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới tham gia cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực sản xuất.

Song song đó tình hình dư nợ trung và dài hạn cũng có sự tăng trưởng ở mức khá cao qua các năm, năm 2007 là 52.308 triệu đồng chiếm tỷ trọng 24,11%, năm 2008 là 80.500 triệu đồng chiếm 31,16% tổng dư nợ doanh nghiệp, tăng 53,90% tương ứng 28.192 triệu đồng, năm 2009 là 167.209 triệu đồng chiếm 28,95% tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp năm 2009 và tăng 107,71% tương ứng 86.709 triệu đồng so với năm 2008 và đến 6 tháng đầu năm 2010 dư nợ doanh nghiệp trung và dài hạn đạt mức 362.531 triệu đồng, tăng 67,90% tương ứng với 146.608 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009. Ta thấy dư nợ trung và dài hạn ngày càng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ doanh nghiệp, nguyên nhân là các khoản tín dụng trung dài hạn có thời gian thu hồi vốn khá dài, bên cạnh doanh số cho vay trung, dài hạn qua các năm luôn cao hơn doanh số thu nợ trung, dài hạn làm cho các khoản phát sinh năm trước cộng với các khoản mới

phát sinh năm sau là nguyên nhân dẫn đến dư nợ trung, dài hạn tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên, nếu Ngân hàng làm tốt công tác thu hồi nợ, tránh được rủi ro thì đây là một nguồn thu nhập khá ổn định cho hoạt động của Ngân hàng.

b) Dư nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 16 : DƯ NỢ CHO VAY DOANH NGHIỆP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Đvt: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng )

Ghi chú:

- DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước

- DNTN: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6 tháng 2009 6 tháng 2010 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DNNN 24.500 47.878 - - - 23.378 95,42 - - - -

DNNQD 192.458 210.490 577.639 641.369 841.819 18.032 9,37 367.149 174,43 200.450 31,25

Qua bảng số liệu về tình hình dư nợ doanh nghiệp tại Ngân hàng qua các năm ta thấy doanh nghiệp Nhà nước có dư nợ chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng, cụ thể năm 2007 dư nợ đạt 24.500 triệu đồng chiếm tỷ trọng 11,29%, đến năm 2008 đạt mức 47.878 triệu đồng, tăng 95,42% tương ứng 23.378 triệu đồng. Tuy nhiên từ năm 2009 trở đi các doanh nghiệp Nhà nước khơng cịn phát sinh dư nợ tại Ngân hàng do loại hình này đều đã cổ phần hóa chuyển đổi loại hình sản xuất kinh doanh, nên tồn bộ dư nợ phát sinh tại Ngân hàng từ năm 2009 trở lại đây tập trung tất cả vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Trong các năm qua khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng phát triển khá nhanh. Cùng với sự lớn mạnh về số lượng doanh nghiệp, quy mơ hoạt động thì nhu cầu về vốn của doanh nhiệp cũng tăng theo. Sacombank Sóc Trăng trong những năm qua khơng ngừng nâng cao tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ vì các doanh nghiệp này có nhu cầu vay vốn ngân hàng rất cao. Vì vậy mà trong các năm qua, cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay doanh nghiệp ngồi quốc doanh thì dư nợ doanh nghiệp thành phần kinh tế này cũng tăng mạnh từ 192.458 triệu đồng năm 2007 tăng lên 210.490 triệu đồng năm 2008, tăng 9,37% tức 18.032 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng khá cao, đạt mức 577.639 triệu đồng, tăng 174,43% tức tăng 367.149 triệu đồng so với năm 2008.

Bảng 17 : DƯ NỢ CHO VAY DOANH NGHIỆP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn:Phòng Dịch vụ khách hàng ) Ghi chú:

- CN – XD: Công nghiệp – Xây dựng -TM – DV: Thương mại – Dịch vụ Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6 tháng 2009 6 tháng 2010 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch2009/2008 Chênh lệch2010/2009

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

CN - XD 24.365 44.430 75.703 51.621 82.008 20.065 82,35 31.273 70,39 30.387 58,87

TM - DV 114.952 123.882 282.916 204.283 403.901 8.930 7,77 159.034 128,37 199.618 97,72

Thủy sản 47.695 35.514 40.751 277.483 123.735 -12.181 -25,54 5.237 14,75 -153.748 -55,41

Ngành khác 29.946 54.542 178.269 107.982 232.175 24.596 82,13 123.727 226,85 124.193 115,01

Qua bảng số liệu cho thấy ngành TM-DV chiếm tỷ trọng dư nợ cao nhất trong tổng dư nợ doanh nghiệp qua các năm, năm 2007 đạt 114.952 triệu đồng chiếm 52,98%, năm 2008 đạt 123.882 triệu đồng chiếm 47,95% và năm 2009 đạt 282.916 triệu đồng chiếm 48,98%. Bên cạnh đó tốc độ tăng dư nợ ngành thương mại dịch vụ cũng rất cao, năm 2008 tăng 7,77%, năm 2009 tăng đến 128,37%. Đến 6 tháng đầu năm 2010 dư nợ cho vay ngành TM-DV đạt 403.901 triệu đồng, tăng 97,72% so với cùng kỳ năm 2009. Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, về chính sách cơ cấu kinh tế cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng khai thác hợp lý và có hiệu quả tiềm năng và lợi thế sánh của từng vùng, từng địa phương, chú trọng phát triển mạnh ngành dịch vụ. Phát triển dịch vụ và thương mại dịch vụ góp phần đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở đó Sacombank Sóc Trăng ln tạo mọi điều kiện để hỗ trợ cho ngành TM-DV trên địa bàn được phát triển thuận lợi, từng bước mợ rộng dư nợ để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp.

Thủy sản hiện là ngành có dư nợ đạt mức khá tốt, có khả năng thu hồi nợ đúng hạn. Cụ thể năm 2007 dư nợ là 47.695 triệu chiếm 21,98%, năm 2008 là 35.514 triệu chiếm 13,75%, giảm 25,54% so với năm 2007, năm 2009 là 40.751 triệu chiếm 7,05% và tăng 14,75% so với năm 2008. Tính đến 6 tháng đầu năm 2010 dư nợ ngành thủy sản đạt mức 123.735 triệu đồng, giảm 55,41% so với cùng kỳ năm 2009. Trong các năm qua mặc dù gặp một số khó khăn nhất định như: giá các nguyên liệu đầu vào tăng cao, giá bán sản phẩm đang ở mức thấp và thị trường tiêu thụ chưa thực sự ổn định, đặc biệt mới đây nhất là động thái của Mỹ dự kiến áp dụng phương thức tính thuế chống bán phá giá mới do vụ kiện chống bán phá giá của Bộ Thương mại Mỹ đã ảnh hưởng ít nhiều đến thị trường xuất khẩu thủy sản của Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Tuy nhiên, tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản Tại Sóc Trăng theo các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh là đang phát triển khá tốt, giá trị xuất khẩu thủy sản sẽ tăng tăng do nền kinh tế thế giới đang hồi phục, thị trường được mở rộng, nhu cầu nhập khẩu thủy sản từ các nước đã và đang tăng mạnh. Tuy nhiên vấn đề vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hiện nay luôn là vấn đề thách thức với hầu hết các doanh nghiệp, vì vậy mà Sacombank Sóc Trăng ln có phương án đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh

nghiệp trên địa bàn. Điều đó thể hiện qua quy mô cho vay và sự tăng trưởng dư nợ qua các năm tại Ngân hàng.

Đóng góp vào sự gia tăng dư nợ cho vay doanh nghiệp là ngành CN-XD, ngành CN-XD có tỷ trọng dư nơ ngày càng tăng, năm 2007 dư nợ đạt 24.365 triệu chiếm 11,23%, năm 2008 tăng lên mức 44.430 triệu chiếm 17,20% và tăng 82,35% so với năm 2007, năm 2009 là 75.703 triệu đồng chiếm 13,11% và tăng 70,39% so với năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 dư nợ ngành CN-XD đạt 82.008 triệu đồng, tăng 58,87% tương ứng 30.387 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009. Do đa phần các dự án thuộc ngành CN-XD có thời gian trung và dài hạn, điều này làm cho dư nợ ngành này gia tăng đáng kể trong các năm qua mặc dù tỷ trọng cho vay ngành CN-XD tại Ngân hàng có xu hướng giảm trong các năm qua.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại sacombank chi nhánh sóc trăng (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)