Doanh số thu nợ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại sacombank chi nhánh sóc trăng (Trang 53 - 63)

- Tiếp tục thực hiện kế hoạch tự đào tạo nghiệp vụ tại Chi nhánh cho toàn

DOANH NGHIỆP TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

4.1.2.2. Doanh số thu nợ doanh nghiệp

Bảng 10 : DOANH SỐ THU NỢ DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 2007-2009 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6 tháng 2009 6 tháng 2010 DSTN chung 1.051.446 1.242.505 3.866.481 2.136.300 1.950.785 DSTN Doanh nghiệp 809.364 954.624 2.896.625 1.589.539 1.458.177 DSTN DN/DSTN (%) 76,98 76,83 74,92 74,41 74,75 (Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng )

Trong quan hệ tín dụng, quyền cho vay là của Ngân hàng nhưng quyền trả nợ thực tế là thuộc về khách hàng, vì vậy địi hỏi ngân hàng phải tìm mọi cách để kiểm sốt được khả năng trả nợ của khách hàng. Ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì khơng chỉ nâng cao doanh số cho vay, mà còn phải quan tâm đến tình hình thu nợ của mình, tránh tình trạng nợ quá hạn xuất hiện nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng. Doanh số cho vay là điều kiện cần cịn Doanh số thu nợ chính là điều kiện đủ để hoạt động tín dụng tại ngân hàng được duy trì và phát triển hiệu quả.

Qua bảng số liệu cho thấy tình hình thu nợ doanh nghiệp tại Ngân hàng qua 3 năm 2007-2009 và 6 tháng đầu năm 2010 đạt được hiệu quả khá tốt. Năm 2007, doanh số thu nợ doanh nghiệp là 809.364 triệu đồng, chiếm 76,98% tổng doanh số thu nợ toàn Ngân hàng năm 2007, đến năm 2008 doanh số thu nợ doanh nghiệp đạt 954.624 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 76,83% tổng thu nợ và tăng 17,95% so với 2007. Sang năm 2009, song song với việc tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp, doanh số thu nợ doanh nghiệp cũng có sự tăng trưởng khá cao đạt 2.896.625 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 74,92% và tăng 203,43% so với năm 2008. Điều này cho thấy công tác quản lý và thu hồi nợ của Sacombank Sóc Trăng

ngày càng đạt được hiệu quả rất cao. Trong những năm qua công tác thu nợ và công tác thẩm định khách hàng của cán bộ quan hệ khách hàng được thực hiện khá tốt, khách hàng đa số sử dụng vốn vay đúng mục đích để có thể trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

Sáu tháng đầu năm 2010 tình hình thu nợ doanh nghiệp cũng đạt doanh số cao nhưng đạt mức thấp hơn so với cùng kỳ năm 2009, đạt 1.458.177 triệu đồng giảm 8,26%, do trong năm 2009 doanh số cho vay khá cao đặc biệt là các khoản tín dụng ngắn hạn (doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 87,07% 6 tháng đầu năm 2009), điều này kéo theo sự tăng trưởng khá cao của doanh số thu nợ trong năm.

a) Doanh số thu nợ theo thời hạn

Bảng 11 : DOANH SỐ THU NỢ DOANH NGHIỆP THEO THỜI HẠN

ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng ) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6 tháng 2009 6 tháng 2010 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch20092008 Chênh lệch2010/2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 562.860 695.361 2.548.120 1.470.319 1.326.467 132.501 23,54 1.852.759 266,4 5 -143.852 -9,78 Trung và dài hạn 246.504 259.263 348.505 119.220 131.710 12.759 5,18 89.242 34,42 12.490 10,48 TỔNG THU NỢ 809.364 954.624 2.896.625 1.589.539 1.458.177 145.260 17,95 1.942.001 203,4 3 -131.362 -8,26

Do doanh số cho vay doanh nghiệp của Sacombank Sóc Trăng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, vì vậy mà doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp. Đồng thời các khoản tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp thường là vay để bổ xung vốn lưu động đang thiếu hụt tạm thời, và do đặc tính thu hồi vốn nhanh nên các khoản tín dụng này cũng nhanh chóng được các doanh nghiệp hồn trả lại cho Ngân hàng. Vì vậy mà doanh số thu nợ doanh nghiệp ngắn hạn có sự tăng trưởng liên tục qua các năm, năm 2007 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt được 562.860 triệu đồng chiếm tỷ trọng 69,54% đến năm 2008 đạt được 695.361 triệu đồng tăng 23,54% tương ứng 132.501 triệu đồng so với năm 2007 và tỷ trọng chiếm 72,84% tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp trong năm 2008. Doanh số thu nợ ngắn hạn doanh nghiệp năm 2009 tại Ngân hàng đạt được mức khá cao đạt 2.548.120 triệu đồng chiếm 87,97% tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp năm này, tăng 266,45% tương ứng 1.852.759 triệu đồng so với 2008. Có được kết quả khả quan như vậy là do tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ngày một tăng trưởng, các doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng vào đúng mục đích và ngày càng làm ăn có hiệu quả tạo điều kiện trả được nợ vay ngân hàng. Bên cạnh đó Nhà nước ta đã mạnh dạn giải thể các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả và có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đang hoạt động tốt, cùng với sự hướng dẫn của cán bộ Quan hệ khách hàng và sự đầu tư vốn kịp thời từ phía Ngân hàng giúp cho các doanh nghiệp trên địa bàn thuận lợi hoạt động và mang lại hiệu quả khá cao. Từ đó dẫn đến cơng tác thu hồi nợ của Ngân hàng cũng được thuận lợi và hiệu quả hơn. Đến 6 tháng đầu năm 2010, doanh số thu nợ ngắn hạn giảm tương đối so với cùng kỳ năm 2009, cụ thể giảm 9,78% tương ứng 143.852 triệu đồng, tuy nhiên tỷ trọng vẫn rất cao chiếm 90,97% doanh số thu nợ doanh nghiệp tại Ngân hàng.

So với ngắn hạn thì doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn, tỷ trọng doanh số thu nợ doanh nghiệp trung và dài hạn qua 3 năm 2007- 2009 ngày một giảm và chiếm lần lượt là 30,46%, 27,16% và 12,03% tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp của Ngân hàng. Nguyên nhân của sự sụt giảm trên là do doanh số cho vay trung và dài hạn ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Như chúng ta đã biết các khoản tín dụng trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn khá dài, trong khi nguồn vốn huy động tại Sacombank Sóc

Trăng đa phần là các khoản tiền gửi ngắn hạn dưới 1 năm và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo tính thanh khoản các Ngân hàng thương mại chỉ có thể dùng từ 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Bên cạnh do đặc tính của các khoản vay trung và dài hạn thường tiềm ẩn khá nhiều rủi ro do chênh lệch kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn nên Ngân hàng cũng khá thận trọng trong việc mở rộng cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên qua bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ trung và dài hạn tại Ngân hàng cũng đạt mức khá tốt, năm 2007 doanh số thu nợ doanh nghiệp trung và dài hạn đạt 246.504 triệu đồng đến năm 2008 tăng lên mức 259.263 triệu đồng tăng 5,18% tương ứng 12.759 triệu đồng. Sang năm 2009 doanh số thu nợ trung và dài hạn có sự tăng trưởng cao đạt 348.505 triệu đồng tăng 34,42% tức tăng 89.242 triệu đồng so với năm 2008, đến 6 tháng đầu năm 2010 tăng 10,48% tương ứng 12.490 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009 nhưng tỷ trọng lại tiếp tục giảm chỉ chiếm 9,03% doanh số thu nợ doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2010.

b) Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 12 : DOANH SỐ THU NỢ DOANH NGHIỆP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn:Phòng Dịch vụ khách hàng )

Ghi chú:

- DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước

- DNTN: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6 tháng 2009 6 tháng 2010 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DNNN 56.000 194.678 - - - 138.678 247,64 - - - -

DNNQD 753.364 759.946 2.896.625 1.589.539 1.458.177 6.582 0,87% 2.136.679 281,16 -131.362 -8,26

Trong các năm qua Sacombank Sóc Trăng tập trung vào cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm như chế biến và xuất khẩu thủy sản, thương mại dịch vụ, … chính vì vậy làm cho doanh số thu nợ đối với khu vực kinh tế này cũng có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2007 doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 753.364 triệu đồng chiếm tỷ trọng 93,08% đến năm 2008 doanh số thu nợ khu vực này tăng trưởng ở mức tương đối, tăng 0,87% tương ứng 6.582 triệu đồng so với năm 2007, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm so với năm 2007 chỉ chiếm 79,61% tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp năm 2008. Nguyên nhân là do trong năm 2008 doanh số cho vay doanh nghiệp ngồi quốc doanh có sự sụt giảm đáng kể ( giảm 11,10% so với năm 2007) kéo theo sự sụt giảm về tỷ trọng doanh số thu nợ đối với khu vực ngoài quốc doanh năm 2008. Trong khi đó doanh số thu nợ đối với khu vực doanh nghiệp Nhà nước tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng lại đạt được mức khá tốt, năm 2007 đạt 56.000 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,92% đến năm 2008 đạt mức 194.678 triệu chiếm 20,39%, tăng 247,64% so với năm 2007. Trong năm 2008 doanh số cho vay doanh nghiệp Nhà nước đạt mức khá cao là 218.056 triệu đồng, tăng 202,85% so với năm 2007, điều này là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng doanh số thu nợ đối với khu vực này.

Kể từ năm 2009 các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn là khách hàng của Sacombank Sóc Trăng đều đã cổ phần hóa nên doanh số thu nợ tập trung toàn bộ vào các doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh, năm 2009 doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 2.896.625 triệu đồng tăng 281,16% so với năm 2008. Và 6 tháng đầu năm 2010 đạt 1.458.177 triệu đồng, giảm 8,26% tương ứng 131.362 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009.

c) Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Bảng 13 : DOANH SỐ THU NỢ DOANH NGHIỆP THEO NGÀNH KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng )

Ghi chú:

- CN – XD: Công nghiệp – Xây dựng - TM – DV: Thương mại – Dịch vụ Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6 tháng 2009 6 tháng 2010 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

CN - XD 77.580 75.395 190.586 158.235 118.955 -2.185 -2,82 115.191 152,78 -39.280 -24,82

TM - DV 457.320 508.432 1.532.350 863.150 704.232 51.112 11,18 1.023.918 201,39 -158.918 -18,41

Thủy sản 193.379 257.491 913.156 485.284 562.516 64.112 33,15 655.665 254,63 77.232 15,91

Ngành khác 81.085 113.306 260.533 82.870 72.474 32.221 39,74 297.227 262,32 -10.396 -12,54

Qua bảng số liệu cho thấy ngành thủy sản trong các năm qua có tình hình thu nợ đạt được hiệu quả khả quan nhất. Doanh số thu nợ ngành thủy sản có tốc độ tăng liên tục qua các năm, bên cạnh đó tỷ trọng thu nợ ngành thủy sản so với các ngành khác cũng đạt mức tăng khá tốt, năm 2007 đạt 193.379 triệu đồng chiếm tỷ trọng 23,89%, năm 2008 đạt 257.491 triệu chiếm 26,97% tăng 33,15% so với năm 2008, năm 2009 đạt 913.156 triệu đồng chiếm 31,52% tăng 254,63% so với năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010, doanh số thu nợ ngành thủy sản đạt 562.516, tăng 15,91% tương ứng 77.232 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009. Nằm trong khu vực bán đảo Cà Mau giàu tiềm năng về nông - lâm - ngư nghiệp, tỉnh Sóc Trăng có thế mạnh về ni trồng khai thác thủy hải sản tạo nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản phát triển. Nói đến thế mạnh xuất khẩu thủy sản không thể không đề cập đến nỗ lực lớn của các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn, một số doanh nghiệp có tầm cỡ lớn trong khu vực và cả nước là khách hàng của Sacombank Sóc Trăng như: Cơng ty Thủy sản xuất nhập khẩu tổng hợp (Stapimex), Công ty Cổ phần thực phẩm Sao Ta, Công ty TNHH Kim Anh, Công ty TNHH Út Xi... Thuận lợi của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là nằm trong vùng nguyên liệu phong phú, dồi dào, nhân cơng sẵn có, đội ngũ doanh nhân giàu kinh nghiệm thương trường và chịu đầu tư, đồng thời nhạy bén với những thời cơ, vận hội mới. Với những lợi thế như vậy ngành thủy sản Sóc Trăng ngày càng tạo tạo được những kết quả kinh doanh rất khả quan và có khả năng trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

Ngành TM-DV chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh số thu nợ doanh nghiệp qua các năm , tỷ trọng qua 3 năm 2007-2009 lần lượt là 56,50%, 53,26% và 52,90% và 6 tháng đầu năm 2010 là 48,29% Tốc độ tăng doanh số thu nợ cũng khá cao, năm 2007 đạt 457.320 triệu, năm 2008 là 508.432 triệu tăng 11,18% tương ứng 51.112 triệu đồng, năm 2009 là 1.532.350 triệu tăng 201,39% tương ứng 1.023.918 triệu đồng so với năm 2008. Đây là ngành có tỷ trọng cho vay chiếm ưu thế so với các ngành khác (tỷ trọng doanh số cho vay ngành TM- DV qua 3 năm 2007-2009 lần lượt là 50,39%, 51,94%, 52,59% và 6 tháng đầu năm 2010 là 47,91%) và đa phần các món vay của ngành TM-DV là các món ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động nên có thời gian thu hồi vốn nhanh, đó là

nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng khá cao cả về tỷ lệ và tỷ trọng doanh số thu nợ các doanh nghiệp ngành TM-DV tại Ngân hàng.

Ngành CN-XD do tỷ trọng doanh số cho vay tại Ngân hàng liên tục giảm qua các năm nên cũng kéo theo sự sụt giảm của tỷ trọng doanh số thu nợ, cụ thể năm 2007 đạt 77.580 triệu đồng chiếm 9,59%, năm 2008 là 75.395 chiếm 7,90% giảm 2,82% so với năm 2007, đến năm 2009 có sự tăng trưởng tương đối đạt 190.586 triệu đồng, tăng 152,78% so với năm 2008 nhưng tỷ trong lại tiếp tục giảm chỉ chiếm 6,58% tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp năm 2009. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, doanh số thu nợ ngành CN-XD đạt 118.955 triệu đồng, giảm 24,82% tương ứng 39.280 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009, và tỷ trọng chỉ chiếm 8,16% doanh số thu nợ doanh nghiệp, trong khi cùng kỳ năm 2009 tỷ trọng là 9,95%.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại sacombank chi nhánh sóc trăng (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)