Nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại sacombank chi nhánh sóc trăng (Trang 73 - 78)

- Tiếp tục thực hiện kế hoạch tự đào tạo nghiệp vụ tại Chi nhánh cho toàn

DOANH NGHIỆP TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

4.1.2.4. Nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp

Tăng trưởng tín dụng phải đi đơi với đảm bảo chất lượng tín dụng là yêu cầu hàng đầu đối với các ngân hàng trong việc mở rộng quy mơ hoạt động nói riêng và phát triển bền vững của ngân hàng nói chung. Một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng tín dụng là nợ quá hạn.

Nợ quá hạn là những khoản nợ đến hạn thanh toán mà khách hàng chưa thanh toán cho ngân hàng, và ngân hàng làm thủ tục chuyển sang nợ quá hạn. Cùng với doanh số thu nợ, thì nợ quá hạn cũng phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Nếu nợ quá hạn càng lớn thì chứng tỏ nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng kém hiệu quả, có thể dẫn đến thua lỗ, mất khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Bảng 18 : NỢ QUÁ HẠN CHO VAY DOANH NGHIỆP Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6 tháng

2010

Tổng Dư nợ 349.000 427.000 732.720 974.395

Dư nợ doanh nghiệp 216.958 258.368 577.639 841.819

Nợ quá hạn 450 2.590 1.000 355

Nợ quá hạn Doanh nghiệp 200 750 415 300

Trong các năm trước đây để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ta thường dùng chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Nợ quá hạn ở đây là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Vì vậy những khoản nợ quá hạn 1 ngày cũng được xếp vào nợ q hạn. Trong khi đó tình hình sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế thì tình trạng chưa thu hồi vốn kịp thời để trả nợ đúng hạn cho ngân hàng thường xuyên xảy ra. Thế nên việc thu hồi nợ đối với các khoản nợ mới quá hạn là rất cao. Vì vậy cách đánh giá chất lượng tín dụng như trước đây là chưa thực sự hợp lý.

Nhưng từ năm 2005 theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của ngân hàng Nhà nước để đánh giá chất lượng tín dụng ta thường dùng chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ. Theo quyết định trên thì việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hổi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn cịn lại;

Nhóm 2 (Nợ cần chý ý)

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định;

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại vào nhóm 2 theo quy định;

- Các khoản nợ được miễm giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

-Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định;

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định;

Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.

Như vậy các khoản nợ quá hạn phân tích trong bài là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 (nợ xấu) như đã phân tích ở trên. Ta thấy tình hình nợ q hạn doanh nghiệp tại Ngân hàng đạt mức rất khả quan, năm 2007 là 200 triệu đồng, năm 2008 là 750 triệu đồng tăng 550 triệu đồng so với năm 2007, đến năm 2009 nợ quá hạn là 415 triệu đồng, giảm 355 triệu đồng so với năm 2008.

Bảng 19: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6 tháng 2010 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

DNNN - - - - - - - -

DNNQD 200 750 415 100 400 200 -185 30,83

NỢ QH 200 750 415 100 550 275 -335 -44,67

(Nguồn:Phòng Dịch vụ khách hàng )

Ghi chú:

- DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước

- DNTN: Doanh nghiệp ngồi quốc doanh

Nợ q hạn của Sacombank Sóc Trăng tập trung tồn bộ ở khu vực các doanh nghiệp ngồi quốc doanh, cịn doanh nghiệp Nhà nước trong các năm qua khơng có phát sinh nợ quá hạn tại Ngân hàng. Các doanh nghiệp ngồi quốc doanh thì thường xuyên xuất hiện các khoản nợ quá hạn tại Ngân hàng, năm 2007 là 200 triệu đồng, 2008 là 750 triệu đồng, tăng 550 triệu đồng so với năm 2007, năm 2009 là 415 triệu đồng giảm 135 triệu so với năm 2008. Riêng 6 tháng đầu năm 2010 nợ quá hạn doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng là 100 triệu đồng. Ta thấy công tác thẩm định khách hàng doanh nghiệp tại Sacombank Sóc Trăng trong các năm qua đạt được hiệu quả khá cao, nợ quá hạn chỉ xuất hiện tại một vài doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, và hầu hết các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng đều thực hiện việc trả nợ rất tốt.

Bảng 20 : NỢ QUÁ HẠN THEO NHÓM NỢ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6 tháng 2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền

Nhóm 3 150 420 325 100

Nhóm 4 - 330 150 -

Nhóm 5 50 - 40 -

NỢ QH 200 750 415 100

(Nguồn:Phòng Dịch vụ khách hàng )

- Nhóm 3: Ta thấy nợ quá hạn nhóm 3 chiếm tỷ lệ khá cao trong cho vay

doanh nghiệp, đây là khoản nợ quá hạn trên 90 ngày những khả năng thu hồi vẫn còn tương đối cao. Năm 2007 nợ quá hạn nhóm 3 là 150 triệu đồng, đây là khoản nợ quá hạn của các doanh nghiệp tư nhân làm ăn kém hiệu quả dẫn đến mất khả năng thanh toán cho Ngân hàng. Năm 2008 nợ quá hạn nhóm 3 tăng lên khá cao 420 triệu đồng, như đã biết tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn năm 2008 gặp rất nhiều khó khăn, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao do lạm phát, thị trường đầu ra bị thu hẹp do khủng hoảng kinh tế, bên cạnh lãi suất vay vốn ngân hàng tăng cao đó là các ngun nhân chính dẫn đến việc làm ăn thua lỗ, không trả được nợ cho Ngân hàng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên đến năm 2009 nợ q hạn nhóm 3 giảm xuống cịn 325 triệu đồng, giảm 22,62% so với năm 2008, nguyên nhân là Ngân hàng đẩy mạnh công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn, bên cạnh nền kinh tế cũng đang giai đoạn phục hồi trở lại nên hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng khả quan hơn. Riêng 6 tháng đầu năm 2010, nợ quá hạn doanh nghiệp là 100 triệu đồng thì tập trung tồn bộ vào nợ quá hạn nhóm 3.

- Nhóm 4 :Đây là nhóm nợ có thời gian quá hạn từ 181 đến 360 ngày, và

khả năng thu hồi được nợ là rất thấp. Ta thấy nợ quá hạn nhóm 4 năm 2007 khơng có phát sinh tại Ngân hàng, đến năm 2008 là 330 triệu đồng, trong đó có 150 triệu đồng là do nợ quá hạn nhóm 3 năm 2007 chuyển qua, phần còn lại 180 triệu mới phát sinh trong năm 2008. Đến năm 2009 nợ quá hạn nhóm 4 giảm xuống còn 150 triệu đồng, giảm 54,55% so với năm 2008.

- Nhóm 5: Đây là những khoản nợ quá hạn trên 360 ngày và hầu như khơng cịn khả năng thu hồi. Năm 2007 nợ quá hạn nhóm 5 là 50 triệu đồng. Năm 2008 khơng phát sinh nợ q hạn nhóm này, tuy nhiên năm 2009 lại phát sinh 40 triệu đồng, đây là khoản nợ quá hạn nhóm 4 năm 2008 khơng thu hồi được và bị đẩy qua nợ quá hạn nhóm 5 năm 2009.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại sacombank chi nhánh sóc trăng (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)