2.3.1 Kiểm định độ tin cậy của biến độc lập
Trước khi tiến vào các bước phân tích dữ liệu, nghiên cứu tiến hành bước kiểm
định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Cronbach’s Alpha phải được thực hiện đầu tiên để loại bỏ các biến khơng liên quan (Garbage Items) trước khi
phân tích nhân tố khám phá EFA.
Đề tài nghiên cứu sử dụng thang đo gồm 6 biến độc lập: “Cảm nhận về chất lượng”, “Cảm nhận về giá cả”, “Nhân viên”, “Nhận thức hữu dụng”, “Thương hiệu”, và “Chuẩn chủ quan”.
Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn 0,6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích xử lý tiếp theo. Cụ thể là :
Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8: hệ số tương quan cao. Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8: chấp nhận được.
Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,7: chấp nhận được nếu thang đo mới. Trong quá trình kiểm định độ tin cậy, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 nên khơng có biến nào bị loại bỏ khỏi mơ hình.
Bảng 2.9 Kiểm định độ tin cậy thang đo các biến độc lập
Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
1. Cảm nhận về chất lượng: Cronbach’s Alpha = 0,725
CL1 0,507 0,670
CL2 0,505 0,676
CL3 0,662 0,567
CL4 0,432 0,711
2. Cảmnhận về giá cả: Cronbach’s Alpha = 0,757
GC1 0,466 0,745
GC2 0,659 0,640
GC3 0,481 0,749
GC4 0,639 0,658
3. Nhân viên: Cronbach’s Alpha = 0,894
NV1 0,843 0,803
NV2 0,844 0,806
NV3 0,696 0,931
4. Quy chuẩn chủ quan: Cronbach’s Alpha = 0,778
CQ1 0,651 0,692
CQ2 0,639 0,693
CQ3 0,623 0,702
CQ4 0,431 0,799
5. Thương hiệu: Cronbach’s Alpha = 0,843
TH2 0,583 0,846
TH3 0,593 0,836
TH4 0,762 0,764
6. Nhận thức hữu dụng: Cronbach’s Alpha = 0,833
HD1 0,523 0,844
HD2 0,801 0,721
HD3 0,587 0,823
HD4 0,754 0,745
(Nguồn: kết quả xử lý số liệu của tác giả năm 2021)
Qua bảng tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo trên, có thể kết luận rằng thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp và đáng tin cậy, đảm bảo cho
bước phân tíchnhân tố khám phá EFA.
2.3.2 Kiểm định độ tin cậy của biến phụ thuộc
Bảng 2.10 Kiểm tra độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc
Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Hành vi khách hàng: Cronbach’s Alpha = 0,797
HV1 0,657 0,735
HV2 0,658 0,708
HV3 0,647 0,726
(Nguồn: kết quả xử lý số liệu của tác giả năm 2021)
Kết quả đánh giá độ tin cậy của nhân tố “hành vi khách hàng” cho hệ số
Cronbach’s Alpha = 0,797. Hệ số tương quan biến tổng của 3 biến quan sát đều lớn hơn 0,3 đồng thời hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0,797 nên biến
phụ thuộc “hành vi khách hàng” được giữ lại và đảm bảo độ tin cậy để thực hiện các
bước phân tích tiếp theo.