GV tìm các trang web có liên quan đến chủ đề, lựa chọn những trang thích hợp để đưa vào liên kết trong webquest. Đối với từng nhóm bài tập riêng rẽ cần phải tìm hiểu, đánh giá và hệ thống hóa các nguồn đã lựa chọn thành dạng các địa chỉ internet. Giai đoạn này thường đòi hỏi nhiều cơng sức. Bằng cách đó, HS sẽ được cung cấp các nguồn trực tuyến để áp dụng vào việc xử lý và giải quyết các vấn đề. Những nguồn thông tin này được kết hợp trong tài liệu webquest hoặc có sẵn ở dạng các siêu liên kết tới các trang Web bên ngoài.
CHỌN CHỦ ĐỀ
XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH
XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH
TRÌNH BÀY TRANG WEB
THỰC HIỆN WEBQUEST
ĐÁNH GIÁ SỬA CHỮA ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ
Ngồi các trang Web, các nguồn thơng tin tiếp theo có thể là các thơng tin chuyên môn được cung cấp qua Email, CD hoặc các ngân hàng dữ liệu kỹ thuật số (ví dụ các từ điển trực tuyến trong dạy học ngoại ngữ). Điều quan trọng là phải nêu rõ nguồn tin đối với từng nội dung cơng việc và trước đó các nguồn tin này phải được GV kiểm tra về chất lượng để đảm bảo tài liệu đó là đáng tin cậy.
1.2.2.3. Xác định mục đích
Cần xác định một cách rõ ràng những mục tiêu, yêu cầu đạt được trong việc thực hiện webquest. Các yêu cầu cần phù hợp với HS và có thể đạt được.
1.2.2.4. Xác định nhiệm vụ
Để đạt được mục đích của hoạt động học tập, HS cần phải giải quyết một nhiệm vụ hoặc một vấn đề có ý nghĩa và vừa sức. Vấn đề hoặc nhiệm vụ phải cụ thể hóa đề tài đã được giới thiệu. Nhiệm vụ học tập cho các nhóm là thành phần trung tâm của webquest. Nhiệm vụ định hướng cho hoạt động của HS, cần tránh những nhiệm vụ theo dạng ôn tập, tái hiện thuần túy.
Như vậy, xuất phát từ một vấn đề chung cần phải phát biểu những nhiệm vụ riêng một cách ngắn gọn và rõ ràng. Những nhiệm vụ cần phải phong phú về yêu cầu, về phương tiện có thể áp dụng, các dạng làm bài. Thông thường, chủ đề được chia thành các tiểu chủ đề nhỏ hơn để từ đó xác định nhiệm vụ cho các nhóm khác nhau. Các nhóm cũng có thể có nhiệm vụ giải quyết vấn đề từ những góc độ tiếp cận khác khau.
1.2.2.5. Thiết kế tiến trình
Sau khi đã xác định nhiệm vụ của các nhóm HS, cần thiết kế tiến trình thực hiện webquest. Trong đó đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ cho quá trình làm việc của HS. Tiến trình thực hiện webquest gồm các giai đoạn chính là: nhập đề, xác định nhiệm vụ, hướng dẫn nguồn thơng tin, thực hiện, trình bày, đánh giá.
1.2.2.6 Trình bày trang Web
Các nội dung đã được chuẩn bị trên đây, bây giờ cần sử dụng để trình bày webquest. Để lập ra trang webquest, khơng địi hỏi những kiến thức về lập trình và cũng khơng cần các công cụ phức tạp để thiết lập các trang HTML. Về cơ bản chỉ cần lập webquest, ví dụ trong chương trình Word và nhớ trong thư mục HTML, khơng phải như thư mục DOC. Có thể sử dụng các chương trình thiết kế Web, ví dụ như FrontPage,
tham khảo các mẫu webquest trên internet hiện có hoặc thiết kế web theo chương trình Google Sites. Trang webquest được đưa lên mạng nội bộ để sử dụng. [18]
1.2.2.7. Thực hiện webquest
Sau khi đã đưa webquest lên mạng nội bộ, tiến hành thực hiện với HS để đánh giá và sửa chữa.
1.2.2.8. Đánh giá, sửa chữa
Việc đánh giá webquest để rút ra kinh nghiệm và sửa chữa cần có sự tham gia của HS, đặc biệt là những thông tin phản hồi của HS về việc trình bày cũng như quá trình thực hiện webquest. Có thể hỏi HS những câu hỏi sau:
- Các em đã học được những gì?
- Các em thích và khơng thích những gì?
- Có những vấn đề kỹ thuật nào trong webquest?
Sau khi lấy ý kiến HS về webquest, chúng tơi xem xét và tiến hành sửa chửa hồn thiện trang web.
1.3. Các biện pháp hỗ trợ cho học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ1.3.1. Nâng cao hoạt động hợp tác nhóm 1.3.1. Nâng cao hoạt động hợp tác nhóm
Trong PPDH hợp tác nhóm, việc phát huy tính tích cực, chủ động ln đi kèm với sự hợp tác giúp đỡ giữa các HS với nhau. Đây chính là xu hướng đổi mới PPDH và mục tiêu DH hiện nay. Trong Webquest, các nhiệm vụ được giao cho các nhóm dưới sự hướng dẫn nguồn thơng tin. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ phải làm việc để hồn thành nhiệm vụ của cả nhóm. Tuy nhiên, để tổ chức dạy học hợp tác nhóm cho HS đạt được hiệu quả cao nhất cần phải có những biện pháp cụ thể.[11]
Xây dựng sự phụ thuộc vào nhau một cách tích cực
Trong dạy học hợp tác nhóm, người học phải tham gia vào các hoạt động nhóm. Cơng việc của nhóm sẽ khơng được hồn thành nếu khơng có sự đóng góp của từng cá nhân. Người học phải nhận thức rằng: nỗ lực của mỗi cá nhân là thiết yếu cho sự thành cơng của cả nhóm và của chính bản thân. Các em phải có hai trách nhiệm: thực hiện nhiệm vụ được giao và giúp đỡ các thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao. Vì thế, HS phải hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong khi làm việc nhóm. Để tạo ra sự phụ thuộc này, GV có thể dựa vào các cơ sở sau:
+ Xuất phát từ mục tiêu của cả nhóm, dựa vào trình độ kiến thức và khả năng tư duy của từng cá nhân để phân cơng nhiệm vụ cho phù hợp nhằm kích thích tất cả HS tham gia hoạt động và thảo luận tích cực với các thành viên trong nhóm.
+ Có biên bản làm việc nhóm, phân cơng cụ thể cơng việc của từng thành viên và những hình thức khuyến khích bằng điểm số, phần thưởng, tổ chức thi đua giữa các HS trong nhóm và giữa các nhóm với nhau để họ có trách nhiệm trong cơng việc được giao.
Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với hoạt động học tập Webquest.
Không phải tất cả các nội dung kiến thức trong chương phổ thông đều phải tổ chức dạy học bằng webquest, mà chỉ những nội dung có tính chủ đề địi hỏi HS phải tự tìm hiểu, tự nghiên cứu. Trong dạy học khi thiết kế nhiệm vụ của từng nhóm, GV cần chú ý làm sao cho mỗi nhóm cũng như từng thành viên trong nhóm phải có nhiệm vụ cụ thể, hướng vào giải đáp câu hỏi đặt ra.
GV nên chia các đối tượng HS vào một nhóm để tránh tình trạng các em khá giỏi sẽ tập trung vào một nhóm, các em trung bình yếu vào một nhóm. Bởi vì, khi tiến hành thực hiện nhiệm vụ có nhóm hồn thành tốt nhiệm vụ và cũng có nhóm chỉ làm đầy đủ hình thức nhưng nội dung chưa đạt yêu cầu. Khi tiến hành phân nhiệm vụ, chúng ta cần phân chia mức độ cơng việc giữa các nhóm đồng đều nhau.
1.3.2. Rèn luyện các kĩ năng hợp tác trong cùng một nhóm.
Kĩ năng hợp tác là một trong những kĩ năng quan trọng nhất trong q trình làm việc nhóm. Để có kĩ năng hợp tác, HS cần thực hiện các yêu cầu sau:
Ngồi đúng chỗ qui định của nhóm, khơng làm mất trật tự, nói vừa đủ nghe, tránh làm ảnh hưởng đến nhóm khác.
Mỗi cá nhân phải tích cực hồn thành cơng việc nhóm trưởng giao cho và cơng việc của tồn nhóm.
Khi thảo luận phải lắng nghe, có ý kiến đóng góp với các bạn trong nhóm và kết quả của nhóm.
Mỗi cá nhân lần lượt giải thích vì sao có kết quả đạt được.
Kiểm tra xem tồn bộ các thành viên trong nhóm có đồng ý với đáp án được đưa ra hay không.
Kỹ năng thu thập thông tin
Trước sự đa dạng và phong phú thơng tin như hiện nay thì việc chọn lọc, thu thập thơng tin là hết sức quan trọng vì quá trình thực hiện nhiệm vụ được bắt đầu từ đây. Việc này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: quan sát thực tiễn xung quanh, quan sát thí nghiệm, hình vẽ, đọc sách, nghe GV giảng, ghi chép và ghi nhớ, nghe và thu thập thông tin từ bạn học, từ mọi người xung quanh, từ các phương tiện nghe - nhìn, truy cập trên mạng internet … Ngày nay, tri thức vật lí hiện có khối lượng đồ sộ và thuộc nhiều lĩnh vực chuyên sâu khác nhau. Vì vậy để người học có thể lựa chọn đúng, đủ, chọn cái thật sự cần thiết, chọn những thông tin liên quan trực tiếp, gián tiếp … để phục vụ cho việc học tập có hiệu quả thì địi hỏi người học phải có một kỹ năng thu thập thơng tin. Thơng qua các hoạt động thu thập thơng tin đó thì các kỹ năng thu thập thơng tin tương ứng sẽ được hình thành.
Kỹ năng ghi chép, tóm tắt thơng tin thu thập.
Sau khi thu thập thơng tin từ việc tìm kiếm tài liệu thì việc tiếp theo của HS là ghi chép lại các nội dung quan trọng. Công việc này giúp cho các em xử lý và truyền đạt thông tin dễ dàng hơn.
Kỹ năng xử lý thông tin (phân tích, so sánh, tổng hợp)
Sau khi thu thập và ghi chép thơng tin thì bước tiếp theo là HS phải xử lý những thơng tin thu nhận được, chỉ có như vậy HS mới có thể biến những kiến thức vật lí đó thành kiến thức của bản thân và vận dụng chúng để giải bài tập hay lí giải các hiện tượng vật lí mà các em gặp trong cuộc sống hằng ngày. Khi xử lý thông tin, HS cần thực hiện một loạt các thao tác trí tuệ như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái qt hóa, suy luận, diễn dịch,… Từ đó, những kỹ năng xử lý thơng tin tương ứng như: kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng so sánh, kỹ năng khái quát hóa … sẽ được rèn luyện cho HS.
Kỹ năng truyền đạt thông tin
Kỹ năng trình bày thơng tin sau khi bản thân HS đã xử lý là một kỹ năng cần thiết vì chỉ có như vậy thì những kiến thức này mới được kiểm chứng bởi GV và những HS khác, những sai sót mới được chỉnh sửa, bổ sung. Một người có kỹ năng truyền đạt thơng tin tốt là người có khả năng trình bày thơng tin đầy đủ, rõ ràng, logic và có tính thuyết phục cao; để làm được điều này thì người đó phải nhớ được tất cả thơng tin theo một hệ thống logic.
Khi học tập với webquest nghĩa là học sinh phải tự tìm kiếm thơng tin, tìm ra kiến thức, tạo ra sản phẩm. Sản phẩm của người học ban đầu có thể chưa chính xác, sau khi trao đổi, hợp tác với các bạn, với GV, với kết luận cuối cùng của GV, sản phẩm đó mới được diễn đạt một cách thực sự khách quan, khoa học. Căn cứ vào kết luận của GV, HS tự kiểm tra, đánh giá lại sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa chữa những sai sót mắc phải trong sản phẩm đó, tự rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lý tình huống, cách giải quyết vấn đề của mình và điều chỉnh.
GV có thể hướng dẫn để rèn luyện kỹ năng truyền đạt thơng tin cho HS
Tùy theo thời gian trình bày và yêu cầu của câu hỏi mà xác định những phần nào trình bày, phần nào bỏ qua hay là trình bày tất cả.
Khi trình bày cần nhấn mạnh những chi tiết quan trọng, có sự lên xuống giọng hợp lí tránh việc trình bày với giọng đều đều tạo nên sự nhàm chán cho người nghe.
Khi báo cáo, phát biểu trước tập thể, HS khơng chỉ truyền đạt những gì mình đã nghiên cứu, tìm ra cho người khác tiếp nhận mà cịn có thể tự kiểm tra, đánh giá kết quả mà mình đạt được nhờ những nhận xét, bổ sung của GV và của HS khác, giúp cho các em tự hồn thiện kiến thức của mình. Qua q trình này, HS sẽ tự tin hơn và tinh thần trách nhiệm của mỗi em được nâng cao, cụ thể là các em dám nghĩ, dám làm, chịu trách nhiệm với việc làm của mình và ln ln tìm tịi sáng tạo, tìm ra cái mới, cái có hiệu quả hơn. [16]
1.3.4. Hỗ trợ các phương tiện làm việc
Các nhiệm vụ có yêu cầu HS đi quay phim, chụp hình thực tế, hoặc tự tạo thí nghiệm đơn giản... GV nên thăm dị ý kiến của cả nhóm, và có biện pháp hỗ trợ các loại phương tiện kịp thời.
1.4. Các loại nguồn thông tin cần sử dụng trong mơn vật lí
Dựa vào việc phân tích nội dung dạy học chúng ta cần xem xét ứng với mỗi nội dung cần những loại tài liệu nào, sau đó tìm nguồn để khai thác. Có nhiều nguồn tư liệu khác nhau để khai thác như: internet, phần mềm DH, CD dữ liệu… Hoặc có thể xây dựng các dữ liệu mới bằng các phần mềm đồ hoạ, bằng máy quét, máy quay video…