Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.5. Kết luận chương 3
Qua quá trình TNSP, trên cơ sở của việc quan sát giờ học, lấy ý kiến nhận xét của GV và HS cùng với việc xử lí các kết quả thực nghiệm về mặt định lượng đã cho phép chúng tôi khẳng định:
Tiến trình dạy học đã soạn thảo đã đạt được mục tiêu dạy học đề ra. Việc tổ chức dạy học sử dụng webquest đã kích thích hứng thú học tập, làm cho HS tích cực, tự giác học tập. HS đã chủ động lựa chọn thứ tự thực hiện nhiệm vụ, tự đưa ra giải pháp và thực hiện sau đó tự trình bày và tổng hợp kiến thức.
Dạy học sử dụng webquest giúp HS hoàn toàn làm chủ hoạt động học tập của mình, từ đó giúp họ hiểu sâu sắc kiến thức đã học và có thể vân dụng những kiến thức đó. Tổ chức dạy học sử dụng webquest cũng rèn luyện cho HS những kỹ năng tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá) và phát triển một số kĩ năng cần thiết cho cuộc sống như kĩ năng làm việc tập thể, kĩ năng làm việc nhóm...
Các phân tích thực nghiệm trên đã khẳng định tính khả thi trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thơng nói chung và tính khả thi của việc tổ chức dạy học với webquest nói riêng nhằm góp phần nâng cáo chất lượng dạy học.
Đa số các nhóm đều hồn thành được nhiệm vụ được giao, điều đó chứng tỏ học sinh rất thích học tập với webquest và có khả năng hoạt động nhóm. Mặt khác, điều đó cũng chứng tỏ tính khả thi của các biện pháp đề ra.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy một số hạn chế, khó khăn đối với phương pháp tổ chức dạy học đã soạn thảo như sau:
Muốn tổ chức dạy học sử dung webquest cần nhiều thời gian hơn một tiết dạy thơng thường vì thường một buổi học được tổ chức theo phương pháp này HS sẽ thu nhận được đồng thời nhiều kiến thức hoặc nhiều mặt của một vấn đề.
Phải sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại (máy vi tính, máy chiếu,...), sự địi hỏi cao đối với người học (sử dụng được máy tính, làm việc tự lực, tự tìm tịi kiến thức mới...) nên cũng là một thách thức lớn cho các trường học (nhất là trong điều kiện trường học ở nước ta hiện nay) và cho cả người học.
HS hiện nay chưa có kĩ năng làm việc tự chủ, cịn phụ thuộc nhiều vào GV, đặc biệt ý thức tự giác chưa cao nên chưa thực sự phát huy hết hiệu quả của phương pháp tổ chức dạy học này. Đồng thời kĩ năng sử dụng máy vi tính của HS cịn yếu vì vậy cần rất nhiều sự hỗ trợ của GV.
Vì thế, trong điều kiện hiện tại, muốn ứng dụng thành công phương pháp tổ chức dạy học sử dụng webquest vào dạy học ở Việt Nam thì cần thu nhỏ quy mô (tổ chức với quy mô nhỏ hơn), nếu muốn tổ chức với quy mơ lớn thì nên tổ chức dưới
hình thức những buổi ngoại khố (có nhiều GV hỗ trợ, khâu tổ chức phải chuẩn bị thật tốt) để có thể quản lí và kiểm sốt HS một cách tốt nhất.
KẾT LUẬN
1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài: “Xây dựng và sử dụng webquest trong dạy học một số kiến thức chương
Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể vật lí 10 THPT”, chúng tôi thu được một số
kết quả sau:
1.1. Tập trung nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận của việc xây dựng và tổ chức hoạt động nhận thức cho HS theo hình thức học tập với webquest. Chúng tôi đã làm rõ khái niệm, phân loại, nhiệm vụ, đặc điểm, cấu trúc của một webquest.
1.2. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về webquest, chúng tơi đưa ra các dạng nhiệm vụ trong webquest vật lí, đề xuất ngun tắc và quy trình thiết kế webquest theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh.
1.3. Dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất các biện pháp hỗ trợ cho học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, các loại nguồn thơng tin cần sử dụng trong mơn vật lí.
1.4. Tổ chức điều tra, khảo sát về thực trạng của vấn đề dạy học với webquest.
Trên cơ sở đó chúng tơi phân tích làm rõ được những thuận lợi và khó khăn của việc dạy học với webquest trong quá trình dạy học Vật lý ở các trường THPT hiện nay.
1.5. Nghiên cứu nội dung chương trình, SGK Vật lí 10 ở chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” để từ đó xác định được những nội dung phù hợp với nhiệm vụ webquest để tổ chức cho HS hoạt động.
1.6. Từ đó, chúng tơi đề xuất một tiến trình dạy học và một qui trình thiết kế webquest bài “Sự nở vì nhiệt của vật rắn”
1.7. Tiến hành TNSP tại 2 lớp ở trường THPT Nam Đơng để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài. Các số liệu thu được là hồn tồn trung thực, chính xác, việc xử lí các số liệu theo đúng lý thuyết của phương pháp thống kê toán học. Kết quả thực nghiệm cho phép khẳng định: giả thuyết khoa học của đề tài là hoàn toàn đúng đắn. Việc áp dụng các biện pháp tổ chức HĐNT cho HS với sự hỗ trợ webquest trong dạy học vật lí sẽ giúp HS tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong học tập.
Như vậy, việc tổ chức HĐNT của HS với sự hỗ trợ của webquest trong dạy học vật lý sẽ góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học ở trường THPT.
2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Qua quá trình thực hiện đề tài, đặc biệt là sau khi TNSP, chúng tơi có một số đề xuất như sau:
- Cần tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cũng như có những biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ, động viên GV đổi mới PPDH, tiếp cận với các PPDH mới, tích cực nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức của HS từ đó nâng cao chất lượng dạy học mơn vật lí ở trường phổ thơng.
- Để có một giờ dạy tốt, ngồi sự chuẩn bị chu đáo của GV về webquest của bài dạy học, thì mỗi lớp học cũng cần phải được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi và đồng bộ như: máy tính, projector, bảng phụ … Phịng học phải có kích thước hợp lý sao cho GV có thể quan sát được tất cả các nhóm làm việc. Bàn ghế trên lớp cơ động, có thể kê được các bàn liền kề với nhau hoặc hai bàn quay mặt vào nhau.
- Các Sở, Ban, Ngành cần có sự quan tâm về điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường như: giảm bớt số lượng HS trên một lớp, tăng cường các thiết bị DH như máy chiếu, bảng học nhóm, phim giáo khoa...
3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬN VĂN
Từ kết quả nghiên cứu trên và thực tiễn dạy học vật lý ở trường THPT chúng tơi nhận thấy luận văn có thể được phát triển theo hướng sau:
- Tiếp tục hồn thiện cơ sở lí luận về việc sử dụng webquest vào dạy học vật lí. - Mở rộng xây dựng và sử dụng webquest cho học sinh THPT ở các chương, phần khác nhau của chương trình Vật lý THPT chuẩn và nâng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên) (2006), Sách giáo viên Vật lí 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Lương Dun Bình (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo khoa Vật lí 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Chính phủ nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2001), Chiến lược phát
triển Giáo dục 2001-2010 (Ban hành kèm theo quyết định số 201/2001/QĐ-
TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ), Hà Nội.
4. Nguyễn Tiến Dũng (2010), Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề để tổ chức
hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học phần “Nhiệt học” vật lí 10 trung học phổ thơng, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư
phạm, Đại học Huế.
5. David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker (Ngơ Quốc Qnh, Hồng Hữu Thư dịch) (2003), Cơ sở vật lí - Tập 3 - Nhiệt học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Chí Hiến (2012), Xây dựng và sử dựng webquest trong dạy học một số kiến
thức bài “Ứng dụng của định luật Bec-nu-li” sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao,
Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
7. Prof. Bernd Meier (Nguyễn Văn Cường dịch) (2007), Tài liệu bồi dưỡng Phương
pháp dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Lê Thị Minh Nguyện (2010), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh theo
hình thức nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học chương “Chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể” Vật lý 10 Trung học phổ thông, Luận văn
Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học sư phạm, Đại học Huế
9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật Giáo dục, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2009), Vận dụng kỹ thuật WebQuest vào dạy chương
“Động lực học chất điểm” vật lý 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại
học sư phạm, Đại học Huế.
11. Lưu Thanh Thưởng (2011), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy
học phần Quang hình học vật lí 11 Nâng cao theo nhóm với sự hỗ trợ của sơ đồ tư duy, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
12. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học
13. Hồ Đắc Vinh (2008), Nghiên cứu thiết kế và sử dụng website hỗ trợ dạy học
chương Động học chất điểm vật lí 10 Nâng cao THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo
dục học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
14. VVOB (Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ Kỹ thuật vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ) (2010), Cơng nghệ thơng tin cho Dạy học tích cực, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Một số trang Web
15. Bernie Dodge (2004) “The WebQuest Design Process”,
webquest.sdsu.edu/Process/WebQuestDesignProcess.html, 30/12/2011. 16. Bernie Dodge (2007), “Adapting and Enhancing Existing WebQuests”,
webquest.sdsu.edu/adapting/index.html, 30/12/2011
17. Bernie Dodge (2007), “What is a WebQuest?”, webquest.org, 15/01/2012. 18. McGraw-Hill Education (2010), “An Internet WebQuest-Roller Coaster
Physics”, glencoe.com, 30/12/2011.
19. Dolores Gende (2007), “PhysicsQuest”, physicsquest.homestead.com, 15/01/2012.
20. Hyperphysics (2000), “Thermal Expansion” hyperphysics.phy-
astr.gsu.edu/hbase/hframe.html, 02/01/2012.
21. Kiến trúc xây dựng Việt (2009), “Kỹ thuật thi công sàn gỗ”, kientrucxaydungviet.com, 10/12/2011.
22. Mạng Việt Nam (2010), “Sự nở vì nhiệt”, edu.go.vn, 10/12/2011.30. 23. Thư viện Vật lý (2010), “BÀI 36. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN”
“thuvienvatly.com”, 10/12/2011.
24. Nguyễn Thanh Trung (2007), “WebQuest có phải là Website”, ict4you.blogspot.com, 10/12/2011.
25. Trung tâm đào tạo kỹ năng (2011), “Luyện tập kỹ năng phỏng vấn” http://www.kynang.edu.vn, 10/12/2011.
26. Wikipedia (2007), “Cấu trúc tinh thể”, vi.wikipedia.org, 10/12/2011. 27. Wikipedia (2007), “Chất rắn”, vi.wikipedia.orgk, 15/01/2012.
28. Landesbildungsserver Baden-Württemberg (2008), “Ausdehnung von Festkörpern”, schule-
bw.de/unterricht/faecher/physik/online_material/w_lehre/ausdehnung/ausdeh nung_festkoerper.htm, 10/12/2011.