Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm
Ở đây chúng tôi dùng cách chọn cả khối (chọn nguyên lớp), và sử dụng cách chọn ngẫu nhiên để chọn ra nhóm TN và nhóm ĐC. Chúng tơi đều chọn một số lớp có trình độ học mơn vật lý gần như nhau, bằng kết quả học tập mơn học vật lý trước đó (kết quả học tập học kì I năm học 2011-2012). Sau đó chọn một nửa số lớp dùng để dạy học TN theo tiến trình mà chúng tơi đã soạn thảo học tập với Webquest; cịn một nửa cịn lại làm lớp ĐC, dạy bình thường theo tiến trình GV tự soạn thảo. Kết quả các lớp được chọn vào nhóm TN và nhóm ĐC như bảng 3.1
Bảng 3.1. Các mẫu TN sư phạm được chọn
Tên Trường Nhóm TN Nhóm ĐC
Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số
Trường THPT Nam Đông 10B5 47 10B6 46
10B7 45 10B8 45
3.3.2. Quan sát giờ học
Trong khi tiến hành tiết dạy, chúng tơi dự giờ ở cả hai nhóm TN và ĐC, ghi chép diễn biến giờ học theo các nội dung sau:
- Các bước lên lớp của GV, quá trình tổ chức, điều khiển các hoạt động của HS học tập với webquest.
- Hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động dạy-học với webquest
- Tính tích cực, hứng thú học tập của HS thơng qua khơng khí lớp học, thái độ học tập, hoạt động xây dựng bài học, sự tập trung và nghiêm túc hợp tác chia sẽ trong học tập.
- Khả năng nhận thức, lĩnh hội và vận dụng kiến thức qua số lượng và chất lượng các câu trả lời cũng như phát biểu xây dựng bài của HS.
- Mức độ đạt được các mục tiêu của bài dạy thông qua kết quả trả lời các câu hỏi, bài tập ở phần củng cố, vận dụng kiến thức.
Sau bài dạy học chúng tôi trao đổi với GV và HS, lắng nghe ý kiến để rút kinh nghiệm cho các bài dạy học khác cũng như cho đề tài nghiên cứu.
3.3.3. Kiểm tra đánh giá
Sau khi TNSP, HS ở cả hai nhóm TN và ĐC được đánh giá bằng một bài kiểm tra tổng hợp nhằm:
- Đánh giá định tính về mức độ lĩnh hội các khái niệm cơ bản, các tính chất của sự vật, hiện tượng vật lý.
- Đánh giá định lượng mức độ lĩnh hội các công thức, các ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật, khả năng vận dụng kiến thức để giải một số bài toán cụ thể.
- Thống kê tính tốn để đánh giá kết quả TNSP.
3.3.4. Các bước thực hiện
Bước 1: GV thử nghiệm các kĩ năng và các hoạt động của GV và HS vừa xây
dựng trên webquest trước khi hướng dẫn tập huấn cho HS.
Bước 2: GV tập huấn, hướng dẫn cho HS các kĩ năng khi học trên webquest.
- Chúng tôi đã giới thiệu với HS về dạy học bằng webquest (bao gồm các đặc trưng của dạy học bằng Webquest, các giai đoạn của dạy học bằng webquest và cách thức làm việc trong một giờ học được tổ chức với hình thức dạy học bằng webquest).
- HS trong lớp được chia làm 4 nhóm do lớp tự phân chia, mỗi nhóm tự bầu nhóm trưởng khơng nhất thiết là cán bộ lớp.
- HS được hướng dẫn cách làm việc (bao gồm việc phân cơng nhiệm vụ, biên bản họp nhóm, thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ của webquest, cách tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm...).
- Trong qua trình tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tơi khơng được thường xuyên trao đổi với HS, chủ yếu chỉ được làm việc trực tiếp với HS trong 2 buổi:
+ Buổi gặp mặt, giới thiệu về phương pháp tổ chức dạy học bằng webquest và cách thức làm việc trong buổi thực nghiệm chính thức.
+ Buổi thực nghiệm sư phạm chính thức.
Bước 3: Tiến hành dạy TN để đánh giá khả năng ứng dụng và hiệu quả của
việc sử dụng webquest trong dạy học chương VII “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT.
Bước 4: Sau khi TNSP, HS ở cả hai nhóm TN và ĐC được đánh giá bằng một
bài kiểm tra tổng hợp. HS nhóm TN tự đáng giá ý thức làm việc nhóm.