Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ phức

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ văn hóa ẩm thực trong tiếng tày (Trang 59 - 114)

7. Bố cục

2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ phức

Các từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Tày không có dạng từ láy mà chủ yếu là từ ghép chính phụ và một một số từ ghép đẳng lập và từ ngẫu hợp. Xét

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

về mặt ý nghĩa, các tiểu lọai của từ phức chỉ ẩm thực trong tiếng Tày có một số điểm nối bật sau:

2.3.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ ghép đẳng lập

Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, từ ghép đẳng lập chỉ ẩm thực trong tiếng Tày có số lƣợng rất ít: 2 từ. Xét về mặt ý nghĩa, hai từ này đều do hai hình vị (âm tiết) có nghĩa tạo thành. Mối quan hệ giữa hai thành tố cấu tạo nên từ ghép đẳng lập là bình đẳng về cả mặt ý nghĩa, cấu tạo và từ loại. Ý nghĩa của từ ghép đẳng lập là ý nghĩa mang tính khái quát. Chúng tôi dùng sơ đồ sau để mô tả mối quan hệ ý nghĩa giữa từ ghép đẳng lập và các thành tố cấu tạo nên nó:

AB A + B

Ví dụ: Ý nghĩa của từ ghép Slảy lưưt mang tính khái quát và lớn hơn ý nghĩa của hai thành tố Slảy [lòng] và lưưt [tiết]. Còn ý nghĩa của từ ghép kha cũng mang tính khái quát và bằng ý nghĩa của hai thành tố [giò] và

kha [chân] kết hợp với nhau. Hay nói cách khác, hai từ ghép đẳng lập chỉ ẩm

thực trong tiếng Tày đều là từ ghép hợp nghĩa và gọi tên các đồ ăn.

2.3.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ ghép chính phụ

Các từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Tày chủ yếu có cấu tạo là từ ghép chính phụ. Đặc điểm cấu trúc hình thức này cũng quy định điểm về mặt ý nghĩa. Các từ ghép chính phụ chỉ ẩm thực trong tiếng Tày có thể do 2, 3 hoặc 4 thành tố tạo thành. Chúng tôi đã chỉ ra 4 loại quan hệ cơ bản giữa các thành tố trong từ ghép chính phụ và đƣa ra các sơ đồ thể hiện quan hệ cấu tạo này. Dựa trên các sơ đồ này chúng tôi thấy các từ ghép chính phụ chỉ ẩm thực trong tiếng Tày đều là từ ghép phụ nghĩa và có một yếu tố chính và một hoặc một số yếu tố phụ bổ sung nghĩa cho yếu tố chính. Do số lƣợng các thành tố khá nhiều (2, 4) nên mối quan hệ ngữ nghĩa cũng khá đa dạng và phức tạp. Tƣơng ứng với 4 quan hệ về cấu trúc, chúng tôi thấy từ ghép chính phụ chỉ ẩm thực trong tiếng Tày cũng có 4 mô hình quan hệ nghĩa cơ bản sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Nhóm 1: Các từ ghép chính phụ gồm hai yếu tố (âm tiết/hình vị)

tạo thành, trong đó có một yếu tố chính (C) và một yếu tố phụ (P). Thành tố

P bổ sung ý nghĩa và đứng sau thành tố C. Thành tố C thƣờng là thành tố gốc chỉ tên loại (loại lớn) món ăn. Ví dụ: [keng, nựa, pẻng, chảo...]. Thành tố P là thành tố phụ, chỉ nguyên liệu, phƣơng pháp chế biến hoặc mùi vị của món ăn. Ví dụ: [pỉnh, đéc, mằn, xẻo...]

Ví dụ: Nộc pỉnh

C - P

* Nhóm 2: Các từ ghép chính phụ do ba yếu tố (âm tiết/hình vị) cấu

tạo nên. Các từ ghép này gồm một yếu tố chính bậc 1 (ký hiệu là C) và một

yếu tố phụ bậc 1 (ký hiệu là P). Thành tố C cũng là thành tố gốc chỉ tên loại món ăn hoặc đồ uống (loại lớn). Thành tố P đứng sau thành tố C và làm rõ về hình thức, nguyên liệu...của món ăn đƣợc nêu ở C. Nhƣng khác với P ở nhóm 1, P ở nhóm 2 lại gồm một thành tố chính (bậc 2) (ký hiệu là c) và một thành tố phụ (bậc 2) (ký hiệu là p). Trong đó, thành tố p cũng đứng sau và phụ nghĩa cho c. Ví dụ: nặm mác – phung ; pẻng bâƣ pán C - P (c - p) ; C - P (c - p) nặm mác – phung C P (c - p) pẻng bâƣ – pán C P (c - p)

* Nhóm 3: Các từ ghép chính phụ do ba yếu tố (âm tiết/hình vị) cấu

tạo nên, trong đó có một yếu tố chính (C), một yếu tố phụ bậc 1 (P) và một

yếu tố phụ bậc 2 (p). Hay nói cách khác, nếu ở nhóm 2, P gồm hai thành tố (c- p) thì ở nhóm này P trực tiếp là thành tố phụ của C. Còn p là thành tố phụ có vai trò bổ sung ý nghĩa (về nguyên liệu và cách thức chế biến) cho cả cụm C- P (chỉ loại món ăn) đứng trƣớc nó. Đây cũng là các từ ghép phân nghĩa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ: Pẻng hó đai ; Nựa mò dẻng C P p C P p

hang mò – tổm C P p

khẩu nua – thúa C P p

* Nhóm 4: Các từ ghép chính phụ do bốn yếu tố (âm tiết/hình vị) cấu

tạo thành, trong đó có một yếu tố chính (C) chỉ loại món ăn (chỉ loại lớn),

một yếu tố phụ bậc 1 (P) (chỉ loại nhỏ) và hai yếu tố phụ bậc 2 (p1 – p2) (chỉ tính chất hoặc nguyên liệu của món ăn). Hai yếu tố phụ p1, p2 có vai trò làm rõ nghĩa cho cả hai yếu tố C- P hoặc chỉ làm rõ nghĩa cho yếu tố phụ 1 (P). Thậm chí, trong một số trƣờng hợp p2 lại phụ nghĩa cho p1. Nhƣ vậy, đây cũng là từ ghép phân nghĩa nhƣng có cấu tạo phức tạp hơn các từ ghép ở nhóm 1, 2, và 3.

Ví dụ:

khảu nua – đăm - đeng C P p1 p2

khảu nua – thúa - đin C P p1 p2

pẻng đéc – mác - khẩu C P p1 p2

khảu nua – mác - bay C P p1 p2

Nhƣ vậy, về mặt ngữ nghĩa, nhóm từ ghép chính phụ hầu hết là từ phân nghĩa. Trong mỗi từ ghép chính phụ đều có một thành tố gốc (thành tố chính – C) và ít nhất là một thành tố phụ (P). Thành tố chính luôn đứng trƣớc thành tố phụ. Thành tố phụ lại có thể đƣợc cấu tạo là một thành tố chính và một thành tố phụ ở bậc thấp hơn. Thành tố chính đều là các danh từ chỉ vật, cụ thể là chỉ tên loại hoặc nguyên liệu chính để làm ra món ăn, đồ uống, đồ hút. Các thành tố phụ có thể là danh từ chỉ nguyên liệu, gia vị, hình thức hoặc động từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chỉ phƣơng pháp chế biến hoặc tính từ chỉ hƣơng vị, màu sắc của món ăn, đồ uống đƣợc nêu ở thành tố C.

Ví dụ:

Pẻng hai = pẻng (danh từ) + hai (danh từ) = [bánh – trăng]

Khảu nua mác bay = khảu (danh từ) + nua (danh từ) + mác (danh từ)

+ bay (tính từ) = [cơm – nếp - trám - đen]

Kenh phặc mong = Kenh (danh từ) + phặc (danh từ) + mong (tính từ)

= [canh-bí-xanh]

Pja chen phjói = Pja (danh từ) + chen (động từ) + phjói (tính từ) = [cá-rán- giòn]

Nghĩa của C là cơ sở ý nghĩa của từ ghép chính phụ. Vì thế thành tố C có vai trò chi phối các thành tố phụ đứng sau nó. Thành tố phụ (P) chỉ có vai trò khu biệt (phân biệt) nghĩa của từ ghép. Vì thế, các từ ghép chính phụ chỉ ẩm thực trong tiếng Tày đều là các từ ghép phân nghĩa.

Mặt khác, qua nghiên cứu chúng tôi còn thấy đa số các từ ghép chỉ ẩm thực trong tiếng tày đƣợc hình thành trên cơ sở các hình vị có nghĩa, một số yếu tố bị mờ nghĩa hoặc không rõ nghĩa nhƣng nó vẫn có chức năng khu biệt nghĩa của từ.

Ví dụ: Pẻng pút [bánh - ?] - tên một loại bánh

Pẻng đổng [bánh - ?] – giống bánh đúc của ngƣời Kinh

Các từ ghép chính phụ chỉ ẩm thực trong tiếng Tày có dạng cấu tạo gồm nhiều hình vị, trong một số trƣờng hợp và ở một số địa phƣơng ngƣời ta có thể lƣợc bớt/rút gọn đi một số thành tố mà ý nghĩa của từ vẫn không thay đổi.

Ví dụ: pẻng bâƣ pán  pẻng pán (bánh gai) pẻng nhả ngai  pẻng ngai (bánh lá ngải)

Hiện tƣợng này ngƣời ta còn gọi là từ hóa hình vị hay nói cách khác hình vị đã đƣợc từ vựng hóa để dùng độc lập và mang ý nghĩa nhƣ từ ghép thực sự.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ ngẫu hợp

Do đặc điểm của từ ngẫu hợp – kết hợp một cách ngẫu nhiên không dựa trên quan hệ ngữ âm và ngữ nghĩa nên rất khó xác định thành tố nào mang nghĩa gốc, thành tố nào mang nghĩa bổ sung. Ý nghĩa của từ chỉ ẩm thực trong tiếng Tày có cấu tạo là từ ngẫu hợp thƣờng là ý nghĩa đƣợc mọi ngƣời trong xã hội hiểu một cách “ngầm định”, “quy ƣớc” với nhau.

Ví dụ: Phúng sàng [lạp -sƣờn]: món lạp sƣờn đƣợc làm từ thịt lợn vai thái mỏng tẩm gia vị, nhồi vào trong lòng non (đã đƣợc làm sạch) rồi phơi khô để dành ăn dần.

Lƣợt hàm [tiết - ?]: tiết canh, giống món ăn của ngƣời Kinh

Khâu nhục [khâu – nhục]: Món ăn đƣợc chế biến cầu kỳ, công phu làm từ thịt lợn, khoai môn, nhân.

Một số món ăn này chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn ở Chƣơng III.

2.3.4. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm cụm từ (ngữ)

Do các từ ngữ chỉ ẩm thực mà chúng tôi thống kê đƣợc là những từ ngữ chỉ tên các đồ ăn, thức uống, đồ hút của ngƣời Tày nên các cụm từ nói trên đều là các cụm danh từ, trong đó có một danh từ trung tâm và các thành tố phụ cho danh từ trung tâm đó. Danh từ trung tâm có khả năng làm thành tố chính, trung tâm ngữ pháp, ngữ nghĩa. Xét về đặc điểm cấu trúc, thành tố trung tâm và các thành tố phụ kết hợp với nhau dựa trên quan hệ chính – phụ. Chúng tôi đã thống kê đƣợc hai dạng quan hệ nghĩa cơ bản của thành tố trung tâm – danh từ với các thành tố phụ nhƣ sau:

Danh từ 1 + động từ + danh từ 2

TT Trung tâm TT Phụ 1 TT phụ 2

Ví dụ: Su su xẻo nựa = [su su-xào-thịt];

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nựa vài xẻo hua thuốn

TT Trung tâm TT Phụ 1 TT Phụ 2 TT Phụ 2 TT Phụ 2 = [thịt-trâu-xào- củ- tỏi]... hoặc Danh từ 1 + động từ + danh từ 2 + tính từ TT Trung tâm TT Phụ 1 TT phụ 2 TT phụ 3

Ví dụ: Pja hang mảy slổm TT Trung tâm TT Phụ 1 TT phụ 2 TT phụ 3 = [cá-nấu-măng-chua]

Nhƣ vậy, qua phân tích các ngữ danh từ trên phƣơng diện ý nghĩa chúng tôi thấy danh từ trung tâm thƣờng đứng ở vị trí đầu tiên của cụm từ (ngữ), đứng trƣớc các thành tố phụ. Nó mang ý nghĩa khái quát, thƣờng chỉ tên loại món ăn (bánh, miến, nộm, xôi...). Trong cụm danh từ chỉ ẩm thực trong tiếng Tày không xuất hiện thành tố phụ trƣớc mà chỉ có các thành tố phụ sau. Nếu phụ sau là động từ thì thƣờng đứng giữa hai danh từ. Đó là các từ chỉ phƣơng pháp/thao thác chế biến đồ ăn (xào, rang, luộc, hun...). Nếu trong cụm danh từ mà xuất hiện danh từ thứ 2 thì đó thƣờng là danh từ chỉ nguyên liệu/gia vị của món ăn (tỏi, gừng, thịt, măng...). Nếu xuất hiện Tính từ trong cụm danh từ thì chúng thƣờng đứng sau danh từ thứ hai, làm rõ

nghĩa cho danh từ thứ hai về thuộc tính, mùi vị. (chua, cay, giòn, đặc....) của món ăn đƣợc nêu ở danh từ trung tâm.

2.4. Đặc điểm phƣơng thức định danh các từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Tày tiếng Tày

Từ cơ sở lý thuyết về định danh đã nêu ở chƣơng 1, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu, phân tích về phƣơng thức định danh của 168 từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Tày. Chúng tôi rút ra một số kiểu định danh nhóm từ chỉ ẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thực trong tiếng Tày nhƣ: Định danh theo nguyên liệu chính; định danh theo phƣơng pháp/cách thức chế biến; định danh theo hình thức/hình dáng bề ngoài; định danh theo nguyên liệu chính và phƣơng pháp/cách chế biến; định danh theo phƣơng pháp/cách chế biến, mùi vị và nguyên liệu chính; định danh theo phƣơng pháp/cách chế biến, gia vị và nguyên liệu chính; định danh theo nguyên liệu chính và hƣơng vị và một số phƣơng thức định danh khác.

Bảng 4: Một số phƣơng thức định danh các từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Tày

TT Phƣơng thức định danh Số lƣợng Tỉ lệ %

1 Theo nguyên liệu chính 61 36, 3

2 Theo phƣơng pháp/cách thức chế biến 3 1,78

3 Theo hình thức/hình dáng bề ngoài 10 5,95

4 Theo nguyên liệu chính và phƣơng pháp

/cách chế biến 59 35,2

5 Theo phƣơng pháp/cách chế biến, mùi vị

và nguyên liệu chính 11 6,54

6 Theo phƣơng pháp/cách chế biến, gia vị

và nguyên liệu chính 6 3,57

7 Theo nguyên liệu chính và hƣơng vị 3 1,78

8 Theo các tiêu chí khác 15 8,92

Tổng số 168 100

Đặc điểm của từng phƣơng thức định danh nhóm từ chỉ ẩm thực trong tiếng Tày này nhƣ sau:

2.4.1.Phương thức định danh theo nguyên liệu chính

Phƣơng thức định danh này đƣợc sử dụng để gọi tên các từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Tày dựa theo nguyên liệu chính làm nên món ăn, đồ uống hay đồ hút đó. Đây là phƣơng thức định danh đƣợc sử dụng rất rộng rãi và phổ biến. Chúng tôi đã thống kê đƣợc 61/168 từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tày đƣợc định danh theo phƣơng thức này. Số lƣợng các từ đƣợc định danh theo nguyên liệu chính chiếm tỉ lệ khá cao: 36, 3 %. Ví dụ:

TT Từ ngữ chỉ ẩm thực Nguyên liệu chính

1 Pẻng tẻ [bánh – bột gạo tẻ] Tẻ [bột gạo tẻ] 2 Pẻng cao [bánh – bột gạo nếp] Cao [bột gạo nếp]

3 Chảo cáy [cháo-gà] Cáy [gà]

4 Chảo tắc kè [cháo – tắc- kè] Tắc kè [tắc kè]

Theo chúng tôi, phƣơng thức định danh theo nguyên liệu chính chiếm tỉ lệ cao nhƣ vậy một phần vì hầu hết đồ ăn, thức uống của con ngƣời có nguyên liệu từ các nguồn chính nhƣ: thủy - hải sản; các loại thịt gia súc, gia cầm và các loại rau, củ, quả. Các loại nguyên liệu rất đa dạng, phong phú nên các đồ ăn, thức uống cũng đa dạng vì vậy mà các định danh theo phƣơng thức này rất phổ biến. Và chúng ta có thể dựa theo nguồn gốc nguyên liệu để chia chia phƣơng thức định danh theo tiêu chí này thành các loại nhỏ hơn nhƣ: Định danh theo các nguyên liệu có nguồn gốc từ rau củ quả; định danh theo các nguyên liệu có nguồn gốc từ thịt gia súc, gia cầm; định danh theo các nguyên liệu có nguồn gốc từ thủy –hải sản....

2.4.2. Phương thức định danh theo phương pháp/cách thức chế biến

Chúng tôi thống kê đƣợc 3 từ ngữ chỉ ẩm thực (chiếm 1,78%) đƣợc

định danh theo phƣơng pháp/cách thức chế biến. Các từ ngữ đó là:

TT Từ ngữ chỉ ẩm thực Phƣơng pháp/cách thức chế biến

1 Pẻng cuổn [bánh - cuốn] Cuổn [cuốn] 2 Pẻng đéc [bánh – giã ] Đéc [giã] 3 Pẻng chen [bánh - rán] Chen [rán]

So với nhóm từ định danh theo nguyên liệu chính, nhóm từ này chiếm tỉ lệ ít hơn rất nhiều, (ít hơn 34,52%). Điều này cho thấy đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng hạn chế trong việc định danh các từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Tày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.3. Phương thức định danh theo hình thức/hình dáng bề ngoài

Hiện nay, các món ăn không những đòi hỏi phải ngon, phải đảm bảo vệ sịnh, dinh dƣỡng mà còn cần phải có hình thức đẹp mắt. Xuất phát từ thực tế đó, con ngƣời nói chung, ngƣời Tày nói riêng còn định danh từ ngữ chỉ ẩm thực theo hình thức/hình dáng bề ngoài. Số lƣợng từ chỉ ẩm thực đƣợc định danh theo phƣơng thức này là 10 từ (chiếm 5,59%), ít hơn phƣơng thức định danh thứ nhất 30,71% và nhiều hơn phƣơng thức định danh thứ hai là 3,81%. Ví dụ:

TT Từ ngữ chỉ ẩm thực Hình dáng/hình thức

1 Pẻng hó [bánh – gói (lá rong)] Hó [lá rong] 2 Pẻng bâƣ pán [bánh-lá-gai] Bâƣ pán [lá – gai] 3 Pẻng hai [bánh- trăng] Hai [trăng]

4 Pẻng bộng [bánh-phồng] Bộng [phồng]

2.4.4. Phương thức định danh theo nguyên liệu chính và phương pháp/cách thức chế biến

Ngƣời Tày không chỉ định danh các từ ngữ chỉ ẩm thực dựa vào một tiêu chí mà có khi còn kết hợp nhiều tiêu chí. Chẳng hạn, họ định danh các từ ngữ chỉ ẩm thực không chỉ dựa trên loại nguyên liệu chính mà đồng thời dựa trên cả phƣơng pháp/cách thức chế biến. Bên cạnh phƣơng thức định danh theo nguyên liệu thì đây là phƣơng thức định danh có tần số và tỉ lệ sử dụng cao thứ hai trong số các phƣơng thức định danh mà chúng tôi thống kê đƣợc.

Ví dụ: Pja hang mảy slổm [cá-nấu-măng-chua]: Pja [cá] là danh từ chính, còn các thành phần phụ phía sau làm rõ nghĩa về cách thức chế biến hang

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ văn hóa ẩm thực trong tiếng tày (Trang 59 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)