7. Bố cục
1.2.1. Khái niệm định danh
“Định danh” là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Latin với nghĩa là “tên gọi”. Thuật ngữ này biểu thị kết quả của quá trình gọi tên của các đơn vị ngôn ngữ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo từ điển của Nguyễn Nhƣ Ý [35, Tr 89]: Định danh là sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực khách quan trên cơ sở đó hình thành những khái niệm tƣơng ứng về chúng dƣới dạng các từ, cụm từ, ngữ cú và câu.
Trong các đơn vị ngôn ngữ, nếu câu là đơn vị có chức năng thông báo thì từ là đơn vị có chức năng định danh rõ nhất. Hay nói cách khác, chức năng định danh đƣợc coi là một trong những tiêu chí để xác định từ. Đúng nhƣ tác giả Đỗ Hữu Châu đã viết: “Từ là đơn vị định danh của ngôn ngữ, nó cũng là một hình thức ngữ pháp đƣợc các thành viên của một tập thể hiểu nhƣ nhau trong quá trình trao đổi. Từ có âm thanh và hình thức. Tuy vậy, âm thanh và hình thức chỉ là những phƣơng tiện cấu tạo nên từ, bản thân chúng chƣa phải là từ. Chỉ khi nào gắn liền với một ý nghĩa nào đấy thì chúng mới có khả năng biểu đạt tƣ tƣởng” [3, Tr 331]
Theo đó, đối tƣợng của lý thuyết định danh là nghiên cứu, mô tả những luật về cách cấu tạo những đơn vị ngữ nghĩa, về sự tác động qua lại giữa tƣ duy - ngôn ngữ - hiện thực khách quan trong quá trình định danh. Tìm hiểu vai trò của nhân tố con ngƣời trong việc lựa chọn các dấu hiệu làm cơ sở cho sự định danh xuất phát từ mối quan hệ giữa hiện thực – khái niệm và tên gọi.
Mặt khác, lý thuyết định danh phải nghiên cứu và miêu tả cấu trúc của đơn vị định danh, từ đó xác định những tiêu chí hoặc những đặc trƣng cần và đủ để phân biệt đơn vị định danh này với đơn vị định danh khác. Chúng ta có thể hình dung qua sơ đồ sau:
[cây] định biểu danh hiện Phản ảnh “cây”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ sơ đồ trên, ta có thể hiểu nhƣ sau:
+ Hiện thực khách quan: đƣợc hình dung nhƣ là cái biểu vật của tên gọi, nghĩa là nhƣ toàn bộ các thuộc tính đƣợc chia tách ra trong các hành vi định danh ở tất cả các lớp sự vật do tên gọi đó biểu thị khái niệm, khi lựa chọn những thuộc tính có tính chất phạm trù tham gia nhƣ là cái biểu nghĩa của tên gọi
+ Tên gọi: đƣợc nhận thức nhƣ là một dãy âm thanh đƣợc phân đoạn trong nhận thức ứng với một cấu trúc cụ thể của ngôn ngữ đó.
+ Chính mối tƣơng quan giữa cái biểu nghĩa, biểu vật và xu hƣớng của mối quan hệ này trong những hành vi định danh cụ thể sẽ tạo nên cấu trúc cơ sở của sự định danh.