Khái niệm về văn hóa

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ văn hóa ẩm thực trong tiếng tày (Trang 30 - 114)

7. Bố cục

1.3.1. Khái niệm về văn hóa

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới.

Văn hóa đƣợc đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu nhƣ dân tộc học, nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu), dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,...và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhau. Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều. Một trong những cách đó phân loại các định nghĩa về văn hóa thành những dạng chủ yếu sau đây

* Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa đƣợc bắt nguồn từ chữ Latinh

"Cultus" mà nghĩa gốc là gieo trồng, đƣợc dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người". Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588-1679): "Lao động giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần".

* Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn

hóa bao hàm, chẳng hạn nhà nhân loại học ngƣời Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) đã định nghĩa văn hóa nhƣ sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội

* Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội,

truyền thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định nghĩa đó là của Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học ngƣời Mỹ: văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống.

* Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá

trị, chẳng hạn William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học ngƣời Mỹ coi văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử,...)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với

môi trƣờng, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con ngƣời. Một trong những cách định nghĩa nhƣ vậy của William Graham Sumner (1840 - 1910), viện sỹ Mỹ, giáo sƣ Đại học Yale và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sự của ông là: Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh...Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa.[11]

* Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của

văn hóa, ví dụ Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học ngƣời Mỹ định nghĩa: a.Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; b. Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa.

* Các định nghĩa nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc

của nó, ví dụ định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã hội học ngƣời Mỹ gốc Nga, ngƣời sáng lập khoa Xã hội học của Đại học Harvard: Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau.

Năm 2002, UNESCO đã đƣa ra định nghĩa về văn hóa nhƣ sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.[14]

Tóm lại, văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con ngƣời, và nhƣ vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội nhƣ ngôn ngữ, tƣ tƣởng, giá trị và các khía cạnh vật chất nhƣ nhà cửa, quần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

áo, các phƣơng tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.

Nhƣ vậy, văn hóa đƣợc tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con ngƣời và xã hội. Và chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con ngƣời, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa đƣợc tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tƣơng tác xã hội của con ngƣời. Văn hóa là trình độ phát triển của con ngƣời và của xã hội đƣợc biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con ngƣời cũng nhƣ trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con ngƣời tạo ra. [46]

1.3.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Các nhà nghiên cứu đều cho rằng ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ gắn bó mật thiết, hữu cơ với nhau, chúng tác động lẫn nhau. Ngôn ngữ là cơ sở, nền tảng của văn hóa. Văn hóa dân tộc không tồn tại ngoài ngôn ngữ. Theo tác giả Nguyễn Văn Chiến trong cuốn Tiến tới xác lập vốn từ vưng văn hóa Việt [9, Tr 51] : “Ngôn ngữ lại chính là sản phẩm văn hóa của nhân loại giống nhƣ tất cả những sản phẩm khác… Ngôn ngữ, nói một cách chính xác, là một hiện tƣợng văn hóa, nằm trong văn hóa. Văn hóa có ngoại diên lớn, trong khi đó ngôn ngữ có ngoại diên hẹp hơn, nhƣng có những đặc tính nội hàm rộng lớn hơn. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ là mối quan hệ bao nhau. Giữa chúng có những chỗ khác nhau, giao nhau và giống nhau”.

Do ngôn ngữ là một hiện tƣợng văn hóa, thuộc phạm trù văn hóa, cho nên tất cả những gì là đặc tính, thuộc tính của văn hóa cũng đều tƣơng tự nhƣ là đặc tính thuộc tính của ngôn ngữ và đƣợc ẩn chứa trong ngôn ngữ. Mọi cấu trúc phân tích các đơn vị phạm trù của ngôn ngữ. Nói một cách khác, các sự kiện ngôn ngữ đều đẳng cấu với các sự kiện văn hóa. Khác với sự kiên văn hóa khác, ngôn ngữ là một hiện tƣợng văn hóa đặc thù, bởi: Ngôn ngữ là một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sản phẩm văn hóa nhƣng lại đồng thời là phƣơng tiên ghi nhận các hiện tƣợng văn hóa khác, là chỗ lƣu lâu dài các sự kiện văn hóa; là công cụ thể hiện các đặc trƣng văn hóa cộng đồng. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời. Trong hoạt động hành chức, ngôn ngữ luôn phải chịu sự chi phối của hàng loạt các quy tắc giao tiếp văn hóa cộng đồng. (Dẫn theo [9, 53]) Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng, mỗi ngôn ngữ, tự thân, đều là sản phẩm văn hóa cộng đồng. Mỗi một dân tộc đều có sản phẩm văn hóa trong đời sống. Không những vậy, các dân tộc đều có cách nhìn nhận và thể hiện riêng. Do vậy có thể hiểu ngôn ngữ là tinh thần văn hóa dân tộc. Từ đó, qua việc tìm hiểu một ngôn ngữ ta có thể thấy đƣợc những nét văn hóa riêng của dân tộc đó. Việc tìm hiểu vốn từ ngữ chỉ văn hóa ẩm thực của dân tộc Tày

ở Bắc Kạn của chúng tôi cũng hƣớng vào mục đích đó. 1.4. Vài nét về ngƣời Tày và tiếng Tày

1.4.1. Về người Tày

Về tên gọi và dân số: Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, ngƣời Tày ở Việt Nam có dân số 1.626.392 ngƣời, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Dân tộc Tày còn có tên gọi khác là Thổ với các nhóm sau: Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí. Ngƣời Tày có quan hệ thân thuộc với ngƣời Nùng, ngƣời Giáy, Cao Lan ở Việt Nam và dân tộc Choang ở Quý Châu Trung Quốc.

Về địa bàn cư trú: Ngƣời Tày sống xen kẽ với nhau khắp các tỉnh trong cả nƣớc, đặc biệt là ở thƣợng du và trung du Bắc Bộ. Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang...Họ thƣờng cƣ trú trong các thung lũng, các cánh đồng thuộc các lƣu vực sông Chảy, sông Gâm, sông Lô, sông Băng, sông Thƣơng, sông Kì Cùng.... Đơn vị cƣ trú của ngƣời Tày là bản. Bản thƣờng có từ 20 đến 25 nhà, có bản lớn trên 100 nhà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Về tập quán canh tác và sản xuất: Ngƣời Tày có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển với đủ loại cây trồng nhƣ lúa, ngô, khoai... và rau quả mùa nào thức đó. Mặt khác, là cƣ dân nông nghiệp có truyền thống làm ruộng nƣớc, từ lâu đời, ngƣời Tày đã biết thâm canh và biết áp dụng rộng rãi các biện pháp thủy lợi nhƣ đào mƣơng, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nƣớc tƣới ruộng. Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm nhƣng việc thả rông gia súc, gia cầm đến nay vẫn còn khá phổ biến. Các nghề thủ công gia đình đƣợc chú ý, nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm với nhiều loại văn hóa đẹp, đa sắc màu và độc đáo.

Về nhà ở: Nhà của ngƣời Tày gồm có 3 loại: nhà sàn, nhà đất và nhà phòng thủ. Trong đó, nhà sàn là loại phổ biến nhất. Nhà có cầu thang lên xuống, có sàn phơi. Tùy theo từng vùng mà sàn phơi đƣợc dựng ở phía trƣớc hay đầu hồi nhà, nhƣng đều gắn với cửa chính. Nhà sàn của ngƣời Tày là loại nhà tổng hợp.

Về trang phục truyền thống: Trang phục của ngƣời Tày chủ yếu làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm. Phụ nữ mặc váy hoặc quần, có áo cánh ngắn ở bên trong và áo dài bên ngoài, có thắt lƣng bằng những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay làm tăng thêm vẻ duyên dáng nhất là đối với thanh nữ. Nam mặc áo năm thân, quần lá tọa. Với ngƣời Tày, áo là nơi chứa đựng linh hồn sống của con ngƣời và đƣợc ngƣời Tày gọi là slửa khoăn (áo

linh hồn).

Về đời sống tinh thần: Ngƣời Tày có đời sống tinh thần rất phong phú và đa dạng đƣợc thể hiện rõ nhất trên khía cạnh tín ngƣỡng, văn học nghệ thuật và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian. Có thể nói trong vấn đề tín ngƣỡng, quan niệm “vạn vật hữu linh” đã chi phối toàn bộ tín ngƣỡng của họ. Chính vì vậy, họ không theo tôn giáo nào mà chỉ chịu ảnh hƣởng của một số tƣ tƣởng của Phật giáo, Đạo giáo, Khổng giáo. Ngƣời Tày chủ yếu thờ cúng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tổ tiên, vua bếp, thổ địa, bà Mụ, các vị thánh trong rừng hay những ngƣời có công với địa phƣơng. Hàng năm, ngƣời Tày thƣờng tổ chức lễ hội vào mùa xuân để cầu mong mùa màng tƣơi tốt, bội thu: Hội lồng tồng (xuống đồng), hội hai (hội trăng), óc pò (ra núi)...Lễ vật dùng để cúng là các sản phẩm của nông nghiệp nhƣ: xôi, bánh ngon, gà thiến, lợn quay và các thứ ngon khác.

Dân tộc Tày có một kho tàng văn học dân gian khác phong phú gồm nhiều thể loại. Đặc biệt, ngƣời Tày có nhiều làn điệu dân ca nhƣ lƣợn, phong slƣ, phuối pác, puối rọ... trong đó, lƣợn là điệu dân ca phong phú nhất gồm nhiều điệu khác nhau: lƣợn slƣơng, lƣợn then, nàng hai, nàng ới, lƣợn cọi...

* Người Tày ở Bắc Kạn

Tính đến năm 2009, ngƣời Tày ở Bắc Kạn có 155.510 ngƣời, chiếm 52,9 % dân số toàn tỉnh và 9,6% tổng số ngƣời Tày tại Việt Nam. Bản của ngƣời Tày Bắc Kạn thƣờng ở chân núi hay ven suối. Tên bản thƣờng gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông (nhƣ: Nà Pha, Bản Chảy; Nà Mặn; Pác Ngòi...). Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà. Bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ. Nhà ở của họ là nhà sàn, nhà đất. Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong buồng. Ngƣời Tày thƣờng mặc quần áo vải bông nhuộm chàm, áo phụ nữ dài đến bắp chân, ống tay hẹp, xẻ nách ở bên phải, cài 5 khuy. Gia đình ngƣời Tày thƣờng quý con trai hơn và có qui định rõ ràng trong quan hệ giữa các thành viên trong nhà. Vợ chồng yêu thƣơng nhau, ít ly hôn. Đã từ lâu không còn tục ở rể. Thờ cúng tổ tiên là nghi lễ tôn giáo hàng đầu của ngƣời Tày ở Bắc Kạn. [47]

Tóm lại, ngƣời Tày là một trong những dân tộc có một quá trình phát triển lâu dài trong tiến trình lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam. Họ đã hun đúc, xây dựng nên nền văn hóa truyền thống mang đặc trƣng tộc ngƣời sâu sắc. Văn hóa truyền thống của ngƣời Tày đã đóng góp tích cực vào bản sắc văn hóa chung của cả dân tộc, làm cho văn hóa Việt Nam thêm đa dạng, hoàn thiện trƣớc sự ảnh hƣởng của văn hóa bên ngoài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.4.2. Vài nét về tiếng Tày

1.4.2.1. Đặc điểm loại hình và cấu trúc

* Về loại hình

Xét về đặc điểm loại hình, tiếng Tày thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Những đặc trƣng đơn lập ở tiếng Tày đƣợc thể hiện cụ thể:

- Về ngữ âm: Trong tiếng Tày, âm tiết có tính tổ chức chặt chẽ và có

vị trí quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Âm tiết gồm một số lƣợng nhất định thành tố kết hợp với nhau theo quy tắc nhất định. Âm tiết thƣờng là vỏ của hình vị, trong nhiều trƣờng hợp là vỏ của từ. Tiếng Tày là một ngôn ngữ âm tiết tính, thuộc tiểu loại hình trung. Cũng nhƣ các ngôn ngữ đơn lập khác (tiếng Việt, tiếng Hán..), từ trong tiếng Tày không có hiện tƣợng biến đổi hình thái khi sử dụng. Ví dụ:

1. Vằn cón, khỏi chắng chập te dú lầy. (Hôm trƣớc, tôi mới gặp nó ở trên nƣơng) 2. Vằn cón, te chắng chập khỏi dú lầy. (Hôm trƣớc, nó mới gặp tôi ở trên nƣơng).

Ở hai phát ngôn (câu) trên, chúng ta thấy khỏi (tôi), te (nó) có những chức năng ngữ pháp khác nhau (chủ ngữ, định ngữ). Tuy đảm nhận các nhiệm vụ ngữ pháp khác nhau và nằm ở vị trí khác nhau, dạng thức “te” và “khỏi”

vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm khi tham gia cấu tạo lời nói.

- Về ngữ pháp: Ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp trong tiếng Tày

đƣợc biểu thị biểu chủ yếu bằng trật tự từ và hƣ từ. VD: Người Tày khi nói đến từ bút (bút), chúng ta rất khó xác định đây là từ chỉ số ít hay số nhiều. Muốn phân biệt được điều đó, người ta phải sử dụng hư từ nằm bên ngoài từ bút để thể hiện. VD: tu lăng – cửa sau; lăng tu – sau cửa. Do vị trí của từ tu

(cửa) thay đổi nên ý nghĩa của nó cũng thay đổi theo.

Với những đặc điểm cơ bản nói trên, tiếng Tày đƣợc coi là một ngôn

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ văn hóa ẩm thực trong tiếng tày (Trang 30 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)