LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện lai vung – tỉnh đồng tháp (Trang 45 - 50)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp:

Vị trí địa lý

Huyện Lai Vung thuộc 12 huyện thị của Tỉnh Đồng Tháp thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, với hệ thống sơng ngịi chằn chịt, nằm ở vị trí rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của huyện. Có hệ thống giao thông đường bộ lẫn đường thuỷ rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của vùng.

- Phía Đơng giáp với Thị Xã Sa Đéc và huyện Châu Thành (Đồng Tháp). - Phía Bắc giáp với huyện Lấp Vị ( Đồng Tháp).

- Phía Tây giáp với Thành Phố Cần Thơ.

- Phía Nam giáp với huyện Bình Minh (Vĩnh Long).

Huyện Lai Vung thuộc vùng đất trũng của ĐBSCL, với lợi thế nằm giữa hai nhánh sống lớn là sống Tiền ở phía bắc bà sơng Hậu ở phía tây mang hàm lượng phù sa phong phú bù đắp quanh năm, nên đất đai rất màu mỡ thuận lợi cho sản xuất đất nông nghiệp.

Điều kiện tự nhiên, dân số & diện tích

Huyện thuộc vùng Đồng Bằng phù sa châu thổ sông hậu bằng phẳng với tổng diện tích diện tích 219,77km2 trong đó diện tích đất sản xuất nơng nghiệp lên đến 18.180 ha; phần lớn đất trong khu vực là loại đất thịt và đất cát pha rất có gia trị nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp đặc biệt là phát triển nông nghiệp chuyên canh.

Cả huyện có 259.948 người với mật độ dân số trung bình là 726 người/ km2, với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông chủ yếu là sản xuất lúa, trồng nấm rơm, trồng cây ăn trái nhiệt đới như quýt hồng, cam, xoài, nhãn….nên kinh tế chủ yếu của vùng hầu hết là kinh tế nơng nghiệp nơng thơn.

Về khí hậu, thiên nhiên ưu đãi cho khu vực này khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm quanh năm được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Không chỉ thế, mỗi năm khu vực này còn bị ngập trong nước lũ cuối nguồn từ

vùng thượng nguồn Tân Hồng, Hồng Ngự đổ về mỗi năm. Do đó, đất ở đây nhờ vậy mà khơng bị chay hóa hay bạc màu vì được một lượng lớn phù sa mùa lũ bồi đắp nên rất thuận lợi cho sản xuất lúa nước với 2 vụ chính là Đơng xn và Hè thu. Ngồi ra, việc nuôi tôm cá mùa lũ và trồng hoa màu những lúc trài mùa cũng đã góp phần tạo nên thu nhập đáng kể cho người dân. Hiện nay cả huyện Lai Vung có 259.948 người với mật độ dân số trung bình là 726 người/ km2

Điều kiện kinh tế huyện Lai Vung

Lai Vung là một huyện, chủ yếu là trồng lúa và hoa quả-với đặc sản của vùng là cây quýt hồng vừa được. Hiện nay, huyện có khoảng 70% dân số sống bằng nghề nơng - trong đó chủ yếu là trồng lúa, trồng cây ăn trái, nuôi cá tra nguyên liệu và mua bán lúa gạo.

Ngoài ra, công nghiệp cũng là ngành được UBND Huyện chú trọng đầu tư. Khu công nghiệp sông Hậu và cụm công nghiệp Tân Dương đã vận hành từ năm 2006. định hướng phát triển công nghiệp của huyện giai đoạn 2006 – 2010 và những năm tiếp theo là khai thác khu cơng nghiệp sơng Hậu, trong đó chú trọng tới những ngành nghề như: Chế biến thức ăn thuỷ sản, chế biến thuỷ sản, chế biến thực phẩm (nấm rơm, hoa quả đóng hộp…) phục vụ cho xuất khẩu; Cụm công nghiệp Tân Dương chú trọng tới sản xuất gạch ngói và gốm sứ xuất khẩu; khu cơng nghiệp Phong Hoà đang lập dự án và kêu gọi đầu tư, sau năm 2010 sẽ trở thành khu công nghiệp công nghệ cao và khu đô thị với quy mô 600 ha nằm ven sông Hậu đối diện với cảng Cần Thơ; Quy hoạch cụm công nghiệp Cái Đôi (Tân Thành) 100 ha. Để thực hiện định hướng phát triển công nghiệp, Lai Vung đang tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư trên địa bàn, cải thiện môi trường đầu tư thơng thống đồng thời hồn thiện hệ thống cơ sở vật chất và cơng tác quy hoạch cho huyện.

3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lai Vung:

Tiền thân của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lai Vung là Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện Lấp Vò, được thành lập vào tháng 10 năm 1975.

Năm 1979, ngân hàng này được đổi tên lần thứ nhất thành Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông thơn huyện Lấp Vị.

Năm 1989, ngân hàng này được đổi tên lần thứ hai thành Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Lai Vung.

Đến ngày 23 tháng 05 năm 1990, đổi tên thành NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lai Vung theo pháp lệnh của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) vào năm 1990 - lúc nền kinh tế chuyển hướng theo cơ chế thị trường. NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lai Vung là ngân hàng thương mại quốc doanh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam.

NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lai Vung hiện đặt tại Khóm 1 - Thị trấn Lai Vung trên tỉnh lộ 851, là địa điểm giao thông thuận lợi với nhiều xã khác trong huyện cả đường bộ lẫn đường thủy. NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lai Vung chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp, đồng thời chịu sự lãnh đạo của Huyện, UBND huyện về mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế địa phương. Ngân hàng có một lực lượng nhân viên gồm 35 người vững về chuyên môn thạo về công nghệ cộng với năng động, hăng sayvà luôn nhiệt tình trong cơng việc.

Hiện Chi nhánh Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lai Vung hoạt động thương mại và dịch vụ theo phương châm “Kinh doanh để

phục vụ, phục vụ để kinh doanh” và đã bám sát địa bàn trong huyện với định hướng là: “Nông thôn là thị trường chính, Nơng dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tượng đầu tư ”. Từ sự tuân thủ chính sách-pháp luật của Đảng và

Nhà nước, quyết định của NHNo&PTNT Việt Nam, thông tư hướng dẫn của NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp và vận dụng sáng tạo vào thực tế, Ngân hàng đã tận dụng mọi khả năng, khai thác mọi tiềm năng hiện có để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, linh hoạt, đa dạng hóa sản phẩm của Ngân hàng trong việc huy động vốn giúp ngân hàng cân đối được nguồn vốn với mục tiêu cuối là cung cấp nguồn tài chính giúp cho người dân thực hiện các dự án kinh doanh và phát triển nông nghiệp - nông thôn, cải thiện và nâng cao mức sống cho nhân dân, giúp nơng dân thốt nghèo vươn lên làm giàu cho gia đình và cho đất nước. 3.1.3. Các nghiệp vụ đầu tư, kinh doanh chủ yếu của ngân hàng:

Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lai

cầu của khách hàng trên địa bàn. Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng được sử dụng phổ biến và rộng rãi bao gồm:

Hoạt động tín dụng:

+ Cho vay cầm cố bằng giầy tờ có giá

+ Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ. + Cho vay theo hạn mức tín dụng

+ Cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân

+ Cho vay theo dự án đầu tư + Cho vay trả góp

+ Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản

Hoạt động huy động vốn:

+ Tiền gửi không kỳ hạn

+ Tiền gửi tiết kiệm (khơng kỳ hạn và có kỳ hạn) + Tiết kiệm hưởng lãi bậc thanh theo thời gian gửi + Phát hành kỳ phiếu trả lãi trước tồn bộ.

+ Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn trả lãi trước hoặc sau toàn bộ.

Sản phẩm thẻ:

+ Thẻ ghi nợ nội địa (Success)

+ Cho khách hàng vay mở tài khoản, giai3nga6n vào thẻ ATM. + Thẻ ghi nợ quốc tế Agribank Visa/ MasterCard

+ Thẻ “Lập nghiệp”

Dịch vụ thanh toán:

+ Dịch vụ thu ngân sách Nhà nước. + Dịch vụ thu tiền đại lý

+ Dịch vụ thông kèm xác nhận L/C, thanh toán L/C + Séc

Dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước:

+ Chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng và qua Western Union + Chi trả kiều hối qua hệ thống ngân hàng

3.1.4. Quy trình xét duyệt cho vay của ngân hàng:

Giải thích quy trình:

 Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, khách hàng sẽ đến phòng kinh doanh gặp cán bộ tín dụng để làm hồ sơ vay vốn và ngân hàng sẽ nghiên cứu thẩm định.

 Sau khi hồ sơ vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành khảo sát, thu thập thông tin, thẩm định phương án vay vốn của khách hàng và lập hồ sơ cho trưởng phòng kinh doanh xem xét.

 Căn cứ vào tờ trình thẩm định cho vay của cán bộ tin dụng và hồ sơ vay vốn của khách hàng, nếu chấp thuận phòng kinh sẽ gởi hồ sơ lên Ban giám đốc ngân hàng xem xét.

 Ban giám đốc kiểm tra các yếu tố trong hồ sơ, nếu cho vay thì giám đốc hoặc phó giám đốc ký vào hợp đồng tín dụng, nếu khơng cho vay thì giám đốc hoặc phó giám đốc ghi lý do vào hồ sơ và gởi lại phịng kinh doanh,

 Cán bộ tín dụng thơng báo cho phòng vay vốn biết về quyết định cho vay hay không cho vay của Ban giám đốc.

 Nếu duyệt cho vay thì cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ khách hàng đến phịng kế tốn làm hồ sơ giải ngân.

 Phịng kế tốn làm thủ tục gởi qua phòng ngân quỹ đề nghị giải ngân.  Phòng ngân quỹ giải ngân cho khách hàng, khách hàng ký giấy nhận nợ và nhận tiền vay. (2) (1) (5) CÁN BỘ TÍN DỤNG TRƯỞNG PHỊNG KINH DOANH PHỊNG KẾ TỐN PHỊNG NGÂN QUỸ GIÁM ĐỐC hay PHÓ GIÁM ĐỐC KHÁCH HÀNG (6) (7) (4) (3)

Hình 4: QUY TRÌNH CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN LAI VUNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện lai vung – tỉnh đồng tháp (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)