CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG
VỐN CỦA NGÂN HÀNG:
4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn:
Hoạt động của ngân hàng là một hoạt động khá đặc biệt “Đi vay để cho vay”, do đó việc xem xét nguồn vốn cho vay đó được lấy từ nguồn nào rất có ý nghĩa trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Bởi vì, việc nguồn vốn cho vay đó được lấy từ vốn huy động hay vốn điều chuyển sẽ liên quan trực tiếp đến chi phí sử dụng vốn cao hay thấp và những rủi ro liên quan đến thanh khoản từ nguồn vốn đó.
Từ bảng số liệu ta thấy, tổng nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng trong ba năm. Trong đó, vốn huy động liên tục tăng mà cịn ln chiếm tỷ trọng trên 60% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Cụ thể, năm 2010 ngân hàng huy động được 358.356 triệu đồng tăng 45,07% so với năm 2009. Sang năm 2011 vốn huy động cũng tăng ở mức hai con số với số tiền chênh lệch so với năm 2010 là 149.833 triệu đồng. Điều đó cho thấy, cơng tác huy động vốn của ngân hàng rất hiệu quả, mặt khác cũng nói lên uy tín của ngân hàng và chất lượng tín dụng ngày càng được đơng đảo các thành phần kinh tế ghi nhận. Song song với mức tăng của vốn huy động trong ba năm, là sự giảm dần của vốn điều chuyển. Từ mức vốn điều chuyển khá cao vào năm 2009 là 161.492 triệu đồng giảm còn 91.548 triệu đồng năm 2010 tương ứng giảm được 43,31% và năm 2011 tốc độ giảm này là 37,01%. Do lãi suất huy động từ NHNN luôn cao hơn so với huy động từ các tổ chức và thành phần kinh tế khác nên việc giảm dần nguồn vốn điều chuyển đánh dấu sự thành công của ngân hàng trong chiến lược huy động vốn.
Tóm lại, cơ cấu vốn của ngân hàng như vậy là rất hợp lý với tỷ trọng vốn huy động khá lớn sẽ là tiền đề rất thuận lợi cho việc mở rộng quy mơ tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn 2009 – 2011 cũng như đã góp phần cắt giảm phần nào trong chi phí sử dụng vốn.
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên SVTH: Lê Thị Thùy Trang 45
BẢNG 3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN LAI VUNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
ĐVT: Triêu đồng
(Nguồn: Phịng kế tốn NHN0&PTNT Lai Vung năm 2009 - 2011)
Hình 8: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG (2009-2011)
CHỈ TIÊU
NĂM SO SÁNH CHÊNH LỆCH
2009 2010 2011 2010/2009 2010/2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Vốn huy động 247.027 60,47 358.356 79,65 508.189 89,81 111.329 45,07 149.833 48,81 Vốn điều chuyển 161.492 39,53 91.548 20,35 57.669 10,19 (69.944) (43,31) (33.879) (37,01) Tổng nguồn vốn 408.519 100 449.904 100 565.858 100 41.385 10,13 115.954 25,77 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2009 2010 2011 T ri ệ u đ ồ n g Năm Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn
4.1.2. Tình hình huy động vốn:
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn huy động nên trong những năm qua NHNo&PTNT huyện Lai Vung, đặc biệt là Phòng huy động vốn đã khơng ngừng có những chiến lược đúng đắn kịp thời giúp gia tăng tỷ lệ nguồn vốn huy động trong cơ cấu vốn của ngân hàng. Do đó, trong ba năm từ 2009 -2011 vốn huy động đều tăng. Để thấy rõ tình hình huy động vốn của ngân hàng ta lần lượt phân tích tình hình huy động vốn theo khách hàng và theo từng kỳ hạn như sau:
BẢNG 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN LAI VUNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2011
ĐVT: Triêu đồng CHỈ TIÊU NĂM SO SÁNH CHÊNH LỆCH 2010/2009 2011/2010 2009 2010 2011 Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối 1. VHĐ theo KH 247.027 358.356 508.189 111.329 45,07 149.833 41,81 + TG dân cư 205.713 291.474 437.293 85.761 41,69 145.819 50,03 + TG TCKT 32.466 34.361 40.292 1.895 5,84 5.931 17,26 + TG TCTD 270 1.070 810 800 296,29 (260) (24,30) + TG KBNN 7.813 29.350 29.311 21.537 275.65 (39) (0,13) + Khác 765 2.100 483 1.335 174,50 (1.617) 77 2. VHĐ theo kỳ hạn 247.027 358.356 508.189 111.329 45,07 149.833 41,81 + KKH 35.151 58.722 61.441 23.571 67,06 2.719 4,63 + CKH 211.876 299.634 446.748 87.758 41,42 147,114 49,1 - <12th 200.564 292.886 442.877 92.322 46,03 149,991 51,2 - Từ 12 24 th 10.862 6.748 3.618 (4.114) (37,88) (3.130) (46,38) - > 24 th 450 0 253 (450) (100) 253 -
(Nguồn: Phịng kế tốn NHN0&PTNT Lai Vung năm 2009 - 2011)
a) Tình hình huy động vốn theo khách hàng:
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động vẫn là tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Đây là hình thức huy động truyền thống của ngân hàng và là nguồn huy động khá ổn định nên thường là nguồn cung vốn chính cho nghiệp vụ tín dụng. Mặc dù món tiền gửi từ cá nhân thường nhỏ nhưng do huy động từ số đông nên cũng đem lại nguồn vốn để kinh doanh. Đối với nhóm khách hàng này tiền gửi chủ yếu là để nhận lãi suất nên trong các năm qua ngân hàng ln có
chính sách huy động khá hấp dẫn với lãi suất cao, được điều chỉnh hợp lý nên tiền huy động từ tiết kiệm nhìn chung tăng qua ba năm. Cụ thể, năm 2010 mức tiền gửi huy động từ dân cư tăng 85.761 triệu đồng tương ứng tăng 41,69% so với 2009 và năm 2011 tốc độ tăng này là 50,03% so với năm 2010. Kết quả trên là cho thấy những nổ lực khơng ngừng của phịng huy động vốn trong bối cảnh cạnh tranh lãi suất thời gian quan rất gay gắt nhưng hơn hết vẫn là hệ thống ngân hàng đã tạo được lòng tin ở người gửi nên xu hướng gửi tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng ngày càng gia tăng.
Hiện nay,Việt Nam nằm trong top những nước có lãi suất cơ bản cao nhất thế giới, chỉ thấp hơn Pakistan,Venezuela...Do đó, xu hướng gửi tiết kiệm ở Việt Nam luôn tăng qua các năm. Ngoài ra, do trong năm 2010 làm ăn của bà con (trừ các HSX) có hiệu quả nên tiền gửi tiết kiệm gia tăng. Đặc biệt, năm 2011- cụ thể từ tháng 7 đến đầu tháng 8, do Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ chẽ đã tạo ra sức hấp dẫn trong việc nắm giữ tiền Đồng cho người dân, khuyến khích người dân bán các tài sản khác gửi tiết kiệm.
Bên cạnh huy động vốn từ dân cư thì tiền huy động từ các TCKT cũng cũng góp phần đáng kể trong mức tăng chung của tổng vốn huy động. Khác với tiền huy động từ dân cư, tiền huy động từ các TCKT chủ yếu là tiền gửi thanh toán nên thường khơng ổn định và khơng vì mục đích sinh lời. Với chất lượng và uy tín của mình ngân hàng cũng đã khai thác thác tối đa nguồn vốn từ nhóm khách hàng tiềm năng này với mức tăng trưởng khá đều qua ba năm. Điều này cho thấy ngân hàng đã nổ lực không ngừng trong việc quảng bá sản phẩm dịch vụ đến các doanh nghiệp trong huyện góp phần gia tăng tỷ lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt theo đúng chủ trương của NHNN.
b) Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn:
Từ bảng trên ta thấy, trong tổng nguồn vốn huy động được chia theo kỳ hạn thì vốn huy động có kỳ hạn là chiếm đa số. Trong đó, đang chú ý là vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng là lớn nhất và còn liên tục tăng trong ba năm. Cụ thể, năm 2010 tăng 46,03% so với 2009 tức tăng 92.322 triệu đồng. Trong khi đó năm 2011 mức tăng này là 51,2% tức là tăng đến 149.991 triệu đồng so với năm 2010. Tuy chiếm tỷ trọng khá cao nhưng đây cũng là nguồn vốn có mức ổn định tương đối thấp chỉ cao hơn vốn huy động không kỳ hạn nên khả năng mở rộng
tín dụng từ nguồn vốn này là khơng khả quan. Cịn nguồn vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên lại chiếm tỷ trọng không mấy lớn trong tổng vốn huy động và hơn nữa nguồn huy động này lại có dấu hiệu suy giảm từ năm 2009 - 2011. Cụ thể, mức giảm của loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 - < 24 tháng từ năm 2009 - 2011 lần lượt là 4.114 triệu đồng và 3.130 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm là 38,88% và 46,38%.
Việc tiền huy động có kỳ hạn trên 12 tháng liên tục giảm trong ba năm qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có ảnh hưởng của việc tăng giá vàng. Năm 2009 đã là năm tăng giá thứ 9 không nghỉ của giá vàng. Với việc thiết lập đỉnh cao mọi thời đại 1.226,56 USD/oz của giá vàng thế giới và 29,30 triệu đồng/lượng của giá vàng trong nước. Tuy nhiên, sang năm 2010 giá vàng lại tiếp đà tăng trưởng với mức tăng kỷ lục 1.431USD/ounce tức trên 38 triệu đồng/lượng. Như vậy, trong năm 2010, vàng thế giới đã tăng tới 29%, ghi dấu vàng có một năm tăng mạnh nhất kể từ 2007 trở lại đây. Nguyên nhân vàng tăng vẫn là do đồng USD suy yếu và kinh tế toàn cầu vẫn chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng. Thị trường vàng lại đạt thêm những dấu mốc đáng nhớ trong năm 2011, giá vàng trong nước đã tăng khoảng 25%, mức tăng cao nhất đạt 40% khi giá vàng đạt đỉnh 49,2 triệu đồng/lượng vào ngày 23/8/2011, lúc này giá vàng thế giới cũng chạm đỉnh 1.920 USD/oz. Từ những biến động của giá vàng như trên nên trong ba năm qua có hiện tượng người dân rút tiền đổ xơ đi mua vàng và nếu có gửi cũng chỉ muốn gửi tiền ở kỳ hạn ngắn để dễ rút tiền và tránh đồng tiền mất giá do lạm phát cịn diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản chưa khởi sắc trong khi vàng lại liên tục tăng giá nên đa số người dân chọn cách đầu tư vàng nhiều hơn.
Tóm lại, hoạt động huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm có sự tăng trưởng tương đối ổn định. Đạt được kết quả như trên là do chi nhánh có những biện pháp kịp thời trong cơng tác huy động vốn như điều chỉnh lãi suất phù hợp với từng loại tiền gửi khác nhau hay đưa ra nhiều đợt huy động vốn dự thưởng. Nhưng quan trọng hơn hết là phong cách, thái độ phục vụ nhiệt tình, niềm nở trong giao dịch của cán bộ nhân viên khi khách hàng đến giao dịch. Đây là điểm mạnh mà ngân hàng cần phải phát huy hơn nữa để phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng khác.
4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HSX NN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN LAI VUNG QUA BA NĂM (2009 -2011)
4.2.1. Tổng quan tình hình tín dụng chung tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lai Vung (2009 – 2011):
a) Doanh số cho vay:
Doanh số cho vay là chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động của Ngân hàng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng có thị phần hoạt động rộng lớn. Đồng thời doanh số cho vay cũng phần nào thể hiện thực trạng của nền kinh tế. Doanh số cho vay cao chứng tỏ nền kinh tế có xu hướng phát triển người dân gia tăng đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh nên nhu cầu về vay vốn cũng tăng lên.
BẢNG 5: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHUNG CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN LAI VUNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2011
ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM SO SÁNH CHÊNH LỆCH 2010/2009 2011/2010 2009 2010 2011 Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Doanh số cho vay 791.719 799.388 934.552 7.669 0,96 135.164 16,90
+ DSCV HSX NN 680.878 710.113 873.830 7.145 0,91 114.326 14,38
+ Tỷ lệ cho vay HSX 86% 89% 94%
Doanh số thu nợ 742.502 732.961 862.550 (9.541) (1,28) 129.589 17,68
Dư nợ 382.559 448.986 520.988 66.426 17,36 72.002 16,03
Nợ xấu 1.535 7.216 6.025 7.681 500,39 (2.755) (29,89)
(Nguồn: Phòng KHKD NHN0&PTNT Lai Vung năm 2009 - 2011)
Hình 9: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHUNG CỦA NGÂN HÀNG (2009-2011) 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 2009 2010 2011 Năm T riệ u đ ồ n g DSCV DSTN DN NX
Do xuất thân từ một ngân hàng nông nghiệp nên đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Trong đó, doanh số cho vay cho vay đối với HSX NN luôn được ngân hàng đặt lên hàng đầu với tỷ trọng cho vay luôn chiếm trên 85% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Cụ thể, trong năm 2009 nếu doanh số cho vay chung là 791.719 triệu đồng thì có đến 86% là dùng cho tín dụng HSX NN, năm 2010 và năm 2011 tỷ trọng cho vay HSX NN tiếp tục được nâng lên 89% rồi 94% (là mức cao nhất trong vòng 3 năm). Nguyên nhân cung tín dụng cho các HSX NN ln tăng trong 3 năm qua là do trong giai đoạn này Chính phủ đặt trọng tâm đầu tư cho phát triển phát triển nông nghiệp thông qua các gói hỗ trợ lãi suất thông qua QĐ 497/2009; QĐ 2213/2009; QĐ 63/2010 và NĐ 41/2010. Ngoài ra, trong thời gian qua đới sống bà con tương đối ổn định nên nhiều hộ có nhu cầu vay thêm tăng gia sản xuất. Mặt khác, trong những năm gần đây do hoạt động sản xuất kinh doanh lúa gạo trên địa bàn ngày càng mở rộng nên nhu cầu vay vốn của người dân càng tăng cao làm cho doanh số cho vay chung của ngân hàng cũng gia tăng liên tục. Cụ thể năm 2009 doanh số cho vay của ngân hàng chỉ đạt con số 791.719 triệu đồng; nhưng sang năm 2010, doanh số cho vay đã tăng lên 799.388 triệu đồng, cao hơn năm 2009 là 7.669 triệu đồng, tương ứng tăng 0,96%. Bước sang năm 2011, doanh số cho vay đã đạt đến mức 934.552 triệu đồng tăng đến 135.164 triệu đồng, tương đương tăng 16,90%. Từ đó, ta thấy được ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò đầu tàu trong việc tăng cung tín dụng nhằm phát triển nộng nghiệp nơng thôn theo đúng chủ trưởng của NHNN và chính sách phát triển kinh tế của huyện.
b) Doanh số thu nợ:
Doanh số thu nợ của ngân hàng biến động đảo chiều qua các năm. Cụ thể, năm 2010 doanh số thu nợ là 732.961 triệu đồng giảm 9.541 triệu đồng tương ứng giảm 1,28% so với năm 2009. Tuy nhiên, sang năm 2011 doanh số thu nợ lại đạt mức tăng trưởng khả quan với mức tăng hơn năm 2010 là 129.189 triệu đồng tương ứng tăng 17,68%. Nguyên nhân của sự biến động này là do trong năm 2010 dịch bệnh, thiên tai, lạm phát làm chi phí sản xuất tăng cao làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng do đó doanh số thu nợ trong năm giảm nhưng mức giảm này không lớn chỉ ở mức 1,28%. Từ thực tế này trong năm 2011 ngân
hàng đã nổ lực không ngừng trong cơng tác thu nợ nên ngồi việc thu được nợ trong năm 2011 ngân hàng còn thu được nợ của năm 2010 nên doanh số thu nợ năm 2011 tăng nhiều. Bên cạnh đó, năm 2011 hoạt động sản xuất của người dân trên địa bàn gặp nhiều thuận lợi từ các chính sách khuyến khích đầu tư của Huyện Ủy và nông sản được mùa có giá nên khả năng trả nợ ln được đảm bảo. Với lý do thu nợ là công việc quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng, là nguồn tái đầu tư tín dụng nhằm bảo tồn nguồn vốn có hiện có và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông, nên ngân hàng luôn giám sát chặt chẽ công tác thu hồi nợ của khách hàng bằng cách phân cơng mỗi cán bộ tín dụng tín dụng phụ trách một xã trên địa bàn. Điều đó dã góp phần giải thích vì sao doanh số thu nợ của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng trên 90% doanh số cho vay. Tuy nhiên, công tác thu nợ cao hay thấp không chỉ phụ thuộc vào cơng tác thu nợ của ngân hàng mà cịn phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí trả nợ của khách hàng cũng như các điều kiện thuận lợi khác về kinh tế, thời tiết…..
c) Dư nợ:
Nếu như doanh số cho vay của ngân hàng phản ánh quy mô hoạt động tín dụng thì dư nợ tín dụng lại là một yếu tố phản ánh thực tế hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong năm đó. Cũng như doanh số cho vay, dư nợ của ngân hàng tăng liên tục trong ba năm. Năm 2010, dư nợ tăng 17,36% so với năm 2009; năm 2011 tốc độ tăng của dư nợ là xê xích ở mức 16,03% so với năm 2010.