KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA BA

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện lai vung – tỉnh đồng tháp (Trang 54 - 59)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA BA

3.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM (2009 -2011): NĂM (2009 -2011):

BẢNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN LAI VUNG GIAI ĐOẠN (2009-2011)

ĐVT:Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế tốn NHN0&PTNT Lai Vung năm 2009 - 2011)

Hình 7: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG (2009-2011) CHỈ TIÊU NĂM SO SÁNH CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Tổng thu nhập 55.832 63.767 87.860 7.935 14,21 24.093 37,78 Thu lãi 41.009 50.597 84.936 9.588 23,38 34.339 67,87 Thu DV 980 1.588 1.162 608 62,04 (426) (26,83) Thu khác 13.843 11.582 1.762 (2.261) (16,33) (9.820) (84,79) Tổng chi phí 47.668 53.581 75.169 5.913 12,40 21.588 40,29 Chi lãi 40.771 43.927 63.740 3.156 7,74 19.813 45,10 Chi ngoài lãi 6.917 9.654 11.429 2.737 39,57 1.775 18,39

Lợi nhuận 8.164 10.186 12.691 2.022 24,77 2.505 24,59 ,0 10000,0 20000,0 30000,0 40000,0 50000,0 60000,0 70000,0 80000,0 90000,0 100000,0 2009 2010 2011 T riệu đ n g Năm Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

3.3.1. Tổng thu nhập:

Từ những mục tiêu định hướng của huyện đề ra, NHNo&PTNT huyện Lai Vung đã tìm mọi biện pháp vận động, tuyên truyền để huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm đầu tư phát triển kinh tế ở địa phương thơng qua con đường tín dụng nên thu từ lãi vẫn là nguồn thu chính của ngân hàng bên cạnh nguồn thu từ dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ. Nhìn chung, tổng thu nhập của ngân hàng liên tục tăng trong ba năm; góp phần lớn trong sự tăng trưởng này là do nguồn thu từ lãi ln duy trì tốc độ tăng ở mức hai con số. Cụ thể, năm 2010 thu từ lãi của ngân hàng là 50.597 triệu đồng tăng 9.588 triệu đồng so với năm 2009 với tốc độ tăng tương ứng là 23,38%. Còn năm 2011 là năm đánh dấu sự thành công lớn của ngân hàng với mức tăng thu từ lãi lên đến 67,87%, tức tăng đến 34.339 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do ngân hàng luôn phấn đấu đạt mức tăng trưởng dư nợ cao qua các năm, đồng thời khả năng chi trả nợ của khách hàng đảm bảo.

Là ngân hàng có số lượng thẻ lớn nhất Việt Nam, với 6,38 triệu thẻ đã phát hành và 12 sản phẩm thẻ các loại; Agribank đang tích cực góp sức cùng Chính phủ thực hiện thành cơng lộ trình hiện đại hố ngân hàng và thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Năm 2008, được sự tài trợ của WB Agribank trở thành ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) nên đã hoàn thành kết nối trực tuyến toàn bộ trên 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Trên nền tảng công nghệ hiện đại, Agribank phát triển mạnh hệ thống sản phẩm dịch vụ với gần 190 sản phẩm, tạo ưu thế cạnh tranh, đặc biệt là các sản phẩm thanh toán như Thu Ngân sách Nhà nước; Chuyển tiền; Thanh tốn hóa đơn; Gửi, rút tiền nhiều nơi; Quản lý vốn; Nhờ thu, nhờ trả qua ngân hàng; Đầu tư tự động… và các sản phẩm về Thẻ. Nhưng do đặc thù Lai Vung là một huyện nông nghiệp nên khả năng tiếp cận các dịch vụ tiện ích của bà con còn hạn chế nên mãi đến năm 2010 thu từ dịch vụ mới thật sự phát triển với mức tăng khá cao lên đến 62,04%. Tuy nhiên, đến năm 2011 nguồn thu này lại giảm nhẹ từ mức 1.588 triệu đồng năm 2010 xuống còn 1.162 triệu đồng năm 2011 tương ứng giảm 26,83%. Nguyên nhân giảm là do mặc dù số lượng thẻ phát hành nhiều nhưng tỷ lệ người thanh tốn

qua thẻ lại rất thấp vì đa phần người dân vẫn thích sử dụng tiền mặt trong thanh tốn hơn.

Bên cạnh đó kiều hối cũng đang góp phần đáng kể trong thu từ dịch vụ của các ngân hàng trong thời gian vừa qua nhất là trong bối cảnh cạnh tranh về lãi suất huy động ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng đã làm cho các ngân hàng tranh nhau mở rộng thu từ dịch vụ càng nhiều càng tốt. Theo ước tính vừa cơng bố của Ngân hàng Thế Giới (WB) cho thấy lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2011 đạt gần 9 tỷ USD. Với con số này, Việt Nam thuộc top 10 các nước nhận được nhiều kiều hối nhất theo con đường chính thức (gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, Philippines, Pakistan, Bangladesh, Nigeria, Ai Cập và Liban). Điều này chứng tỏ nguồn thu từ dịch vụ ngày càng quan trọng bên cạnh thu từ lãi trong những năm sắp. Do đó, để tạo thêm thu nhập và tăng khả năng cạnh tranh trong tương lai ngân hàng cần chú ý hơn nữa tới các dịch vụ kiều hối cũng như đẩy mạnh công tác tuyên truyền các dịch vụ tiện ích từ thẻ và sẳn lịng mở thẻ miễn phí cho người dân để khuyến khích họ tiếp cận các công nghệ hiện đại và hướng đến hạn chế thanh toán bằng tiền mặt.

3.3.2. Chi phí:

Tương tự như tổng thu nhập chi về lãi mà cụ thể là lãi tiền gửi chiếm phần lớn trong tổng chi của ngân hàng. Trong đó, đáng chú ý là chi từ lãi của năm 2011 rất cao lên đến 63.740 với tốc độ tăng tương ứng là 45,10% so với năm 2010; trong khi tốc độ tăng của năm 2010 so với năm 2009 chỉ là 7,74%. Sở dĩ có biến động tăng này là do trong năm 2011, ngân hàng huy động được một số lớn tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế do đó chi phí trả lãi trong năm 2011 có phần lớn hơn các năm trước.

3.3.3. Lợi nhuận:

Như đã nói, mặc dù chi phí trả lãi năm 2011 có phần lớn hơn các năm trước nhưng nhìn chung lợi nhuận trong năm của ngân hàng vẫn giữ mức tăng trưởng khá cao là 12.691 triệu đồng cao hơn năm 2010 là 10.186 triệu đồng và năm 2009 là 8.164 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năn 2011 tổng thu nhập của ngân hàng tăng rất cao nên dù chi phí trả lãi có tăng nhưng ngân hàng vẫn có lời; cịn năm 2010 mặc dù chi phí có tăng so với 2009 nhưng do tốc độ tăng của chi

phí khơng bằng tốc độ tăng của thu nhập nên cuối năm 2010 ngân hàng vẫn có lợi nhuận đạt 10.186, tương ứng tăng 24,77% so với năm 2009.

Tóm lại, trong ba năm qua kết quả hoạt động kinh doanh của ngân là rất khả quan trong bối cảnh thắt chặt tín dụng đang là mối lo ngại của nhiều ngân hàng. Huy động vốn không được vượt quá 14%/năm, trong khi đó nguồn cho vay có lợi nhuận cao như bất động sản, chứng khoán…lại bị hạn chết, kiểm sốt chặt. Khó khăn về vốn cũng như khả năng sinh lợi nhuận cao là điều khó tránh khỏi đối với nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, để tiếp tục hoạt động có hiệu quả thì ngân hàng cần hết sức chú ý trong việc cắt giảm chi phí quản lý, cân đối giữa tốc độ tăng của chi phí và thu nhập. Có như vậy ngân hàng mới đứng vững trên thị trường và phục vụ tốt hơn cho nhu cầu đầu tư và phát triển kinh tế đất nước.

3.5. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: 3.5.1. Mục tiêu chung:

Với những tiềm năng sẵn có, trên Agribank Lai Vung quyết tâm vượt qua khó khăn, xây dựng chi nhánh phát triển an toàn, tăng trưởng bền vững theo hướng hiện đại, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu được giao, đảm bảo và nâng cao đời sống cán bộ viên chức, góp phần xây dựng thương hiệu Agribank vững bước trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhưng trước mắt trong năm 2012 ngân hàng đặt chỉ tiêu doanh thu ngồi tín dụng tăng trưởng tối thiểu là 30% so với 2011. Bên cạnh đó ngân hàng cũng chú ý tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng đặc biệt là các hộ sản xuất nông nghiệp theo đúng theo tinh thần định hướng của chính phủ về việc phấn đấu tăng nguồn cung tín dụng cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong năm 2012. Tuy nhiên, để làm được điều đó trước bối cảnh tình hình kinh tế trong những tháng đầu năm còn diễn biến khá phức tạp thì bên cạnh mục tiêu tăng “van” tín dụng cho các hộ sản xuất nói riêng và các thành phần kinh tế nói chung thì ngân hàng cịn cần phải vạch ra mục tiêu phấn đấu cụ thể cho từng lĩnh vực kinh doanh.

3.5.2. Mục tiêu cụ thể:

- Theo Bảng Kế Hoạch Tín Dụng năm 2012, ngân hàng phấn đấu dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng gần 84% tổng dư nợ. Ngoài ra, dư nợ cho vay đối với hộ gia

đình và cá nhân cũng tương ứng chiếm tỷ trọng khá cao là 98,5% còn lại là cho vay doanh nghiệp khoảng 1,5%. Đặc biệc, trọng tâm của ngân hàng trong năm 2012 là phấn đấu duy tăng tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn lên 95% tăng 1% so với năm 2011. Cụ thể là cho vay trong ngành lương thực, thủy sản, chăn nuôi lần lượt chiếm tỷ trọng là 1,35%; 1,69%; 1,01% với tỷ lệ tăng tương ứng so với năm 2011 là 39%, 16%, 26%. Trong đó, cho vay theo QĐ 63 là 0,17% và cho vay theo NĐ 41 là 90,24% với tỷ lệ tăng so với năm 2011 lần lượt là 10% và 8%. Cũng trong kế hoạch năm 2012, lĩnh vực cho vay phi sản xuất tiếp tục bị hạn chế. Cụ thể thực hiện 100% cho vay tiêu dùng tương ứng tăng 7% so với năm 2011 , không cho vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán để cố gắng đạt tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ dưới mức 0,59% tức giảm 0,6% so với 2011.

- Riêng đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của hộ sản xuất và cá nhân, ngân hàng đặt chỉ tiêu cụ thể như sau:

+ Tổng dư nợ cho vay HSX&CN tăng 10% so với năm 2011, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2012 hơn năm 2011 là 10% còn dư nợ trong dài hạn chỉ tăng nhẹ ở mức 8% so với năm 2011.

+ Phân theo ngành nghề kinh tế, ngân hàng đưa chỉ tiêu cho vay trồng lúa và cây lương thực năm 2012 tăng 26%; cho vay chăn nuôi và thủy hải sản cũng tăng bẳng nhau là 9% so với năm trước.

Ngoài ra, ngân hàng cũng nhấn mạnh phấn đấu nợ xấu chung giảm so với 2011. Riêng dư nợ nợ xấu HSX&CN, nếu trong năm 2011 là 6.025 triệu đồng thì năm 2012 phấn đấu giảm 2.861 triệu đồng với năm 2011 với tốc độ giảm là 44%. Điều đó có nghĩa ngân hàng phải duy trì tỷ lệ Nợ xấu/ Tồng dư nợ là 0,6%; Nợ xấu HSX&CN/ Tổng dư nợ HSX&CN là 0,62% và Nợ xấu NoNT/Tổng dư nợ NoNT là 0,57% trong năm 2012.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN LAI VUNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện lai vung – tỉnh đồng tháp (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)