Cắt thân ngay chạc cây (Hình 6D)

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý cây xanh đô thị Trường ĐH Nông nghiệp 1 (Trang 33 - 35)

D. Hạ thấp chiều cao cây

5.3.3. Cắt thân ngay chạc cây (Hình 6D)

Một đường cắt đúng được bắt đầu ngay sát phía trên gờ nách và tiếp tục đi qua thân theo

hướng song song với gờ nách. Phần thân bị cắt th ường lớn, khó cưa bằng một tay, do đó, nên sử

dụng phương pháp cắt 3 bước.

1. Đường cắt 1 (mở miệng): thực hiện vết cắt hình chữ V trên thân, phía đối diện cành sẽ giữ lại và cách trên chỗ chạc cây một khoảng.

2. Đường cắt 2 (cắt gáy): bắt đầu từ h ướng bên trong chạc cây và nằm phía trên đường cắt

1.

3. Đường cắt 3: cắt phần cịn lại của thân, bắt đầu ngay sát phía trên gờ nách, đi qua thân

theo hướng song song với gờ nách.

Một số cách cắt tỉa làm hại cho cây

Khi muốn giảm bớt chiều cao của cây, ng ười ta hay sử dụng kỹ thuật hạ thấp vòm lá, tuy nhiên, chỉ sử dụng khi thật cần thiết và không nên thực hiện thường xuyên.

Khi cắt để hạ thấp chiều cao cây hay thu hẹp chiều rộng tán lá, không nên cắt giữa lóng cây (Hình 7A, 7B). Cách cắt như vậy ln làm cho có nhiều chồi bất định phát triển, hay làm chết đoạn cành từ chỗ bị cắt đến đốt (mắt) kế phía d ưới. Những cành mọc từ chồi bất định bám không chắc vào thân và dễ bị nứt tét.

Vết cắt không đúng sẽ gây ra vết th ương không cần thiết cho cây và làm tét vỏ (Hình

7C). Vết cắt phạm vào vòng cổ của cành hay gờ nách làm mơ thân bị thương và có thể bị thối

mục (Hình 7D).

Khi cắt khơng sát cịn chừa lại cùi sẽ làm cho vết thương lâu lành và nấm bệnh gây thối mục có thể xâm nhập làm chết tầng phát sinh gỗ (tượng tầng), làm chậm hay ngăn cản mơ sẹo hình thành (Hình 7E).

Thời gian cắt tỉa

Đối với cây tùng loại: có thể cắt tỉa vào bất kỳ lúc nào trong năm, tuy nhiên, nếu cắt tỉa trong thời kỳ ngủ của cây sẽ giảm thiểu đ ược vết cắt chảy nhựa.

Đối với cây lá rộng và cây bụi khơng có hoa phơ trương: cắt tỉa vào thời kỳ ngủ sẽ dễ

hình dung về cấu trúc của cây, để vết th ương mau liền sẹo vào mùa sinh trưởng sau khi cắt tỉa, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh và hạn chế vết thương chảy nhựa. Những vết thương mới cắt và

truyền cho cây. Thông thường, thời gian cắt tỉa tốt nhất là trong giai đoạn cuối mùa thu và mùa

đông.

Đối với cây lá rộng và cây bụi có hoa: cũng nên cắt tỉa vào thời kỳ ngủ của cây và trong khoảng thời gian như đãđề cập ở trên, tuy nhiên, để tránh làm rụng hoa, nên cắt tỉa như sau:

 Cây bóng mát và cây bụi ra hoa vào đầu xuân nên được cắt tỉa ngay sau khi kết thúc mùa hoa.

 Cây bóng mát và cây bụi ra hoa vào mùa hè hay mùa thu chỉ nên được cắt tỉa trong thời

kỳ ngủ (nụ hoa sẽ hình thành trên những nhánh mới vừa mọc trong m ùa sinh trưởng sau khi cắt và hoa thường nở rộ).

Đốivới cành chết: có thể cắt bất kỳ lúc nào trong năm.

Dụng cụ cắt tỉa

Dụng cụ phải phù hợp với nhu cầu cắt tỉa. Việc lựa chọn dụng cụ nào tùy thuộc vào kích

thước cành lớn hay nhỏ, số lượng cành cắt nhiều hay ít.

Nói chung, bất kỳ dụng cụ cắt tỉa nào như dao, kéo, cưa, dây cắtÊ đều phải sắc bén, trong tình trạng làm việc tốt để vết cắt phẳng, không bị dập, x ướcÊ tránh gây tổn thương cho cây cũng như đảm bảo an toàn và giúp cho người sử dụng đỡ mệt mỏi.

Nên lau chùi, làm vệ sinh cho dụng cụ thường xuyên để vừa bảo quản tốt dụng cụ vừa tránh truyền mầm bệnh khi cắt tỉa cây bị nhiễm bệnh sang cây khỏe mạnh.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý cây xanh đô thị Trường ĐH Nông nghiệp 1 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)