Mỗi lần không nên cắt tỉa vượt quá 1/4 số cành còn sống (những cành bị cắt là cành màu xanh; vết cắt nên được thực hiện tại vạch màu đỏ).

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý cây xanh đô thị Trường ĐH Nông nghiệp 1 (Trang 27 - 32)

màu xanh; vết cắt nên được thực hiện tại vạch màu đỏ).

5.2.1.Tỉa thưa vịm lá (Hình 2)

Tỉa thưa vịm lá là cắt bỏ có chọn lọc một số cành nhánh để gia tăng sự lưu thơng khơng

khí và lượng ánh sáng xuyên qua tán lá; được sử dụng chủ yếu cho các lồi cây lá rộng. Mục

đích là nhằm duy trì hay phát triển cấu trúc và hình dạng của cây. Để tránh gây sốc không cần thiết cho cây và nhằm ngăn cản việc tạo ra quá nhiều chồi bất định, mỗi lần khơng nên cắt q 1/4 số cành cịn sống. Nếu cần phải cắt bỏ nhiều h ơn thì nên thực hiện trong những năm tiếp theo.

Hình 3: Các kiểu kết hợp của cành

Những cành có góc chỗ tiếp giáp nhau dạng chữ U nên được giữ lại vì cấu trúc vững

chắc hơn (Hình 3A). Ngược lại, những cành có góc chỗ tiếp giáp nhau hẹp, dạng chữ V, nên bị cắt bỏ vì thường có cấu trúc yếu ớt (Hình 3B). Khi hai cành mọc ra tại góc nhọn của một thân/ cành khác sẽ tạo ra một dạng như cái nêm có vỏ cuộn vào phía trong giữa 2 cành. Vỏ cây có dạng này sẽ ngăn cản các cành tiếp giáp vững chắc với nhau v à thường gây ra vết nứt tại điểm

ngay dưới chỗ tiếp giáp của 2 cành. Những thân cây có kích thước tương đối bằng nhau mọc lên từ cùng một vị trí gọi là thân đồng ưu thế (đồng trội) và thường tạo ra vỏ dạng nêm. Việc cắt bỏ bớt một số cành bên của một thân đồng ưu thế có thể làm giảm sự tăng trưởng của nó và giúp cho thân kia trở nên ưu thế. Tuy nhiên, cách tốt nhất là loại bỏ bớt một thân từ khi cây cịn non.

Khơng nên giữ lại cành bên có đường kính lớn hơn 1/2 ð 3/4 đường kính của thân tại

điểm tiếp giáp. Nên tránh to ra dng uụi s tỵ, tc là tỉa bỏ tất cả các cành nhánh phía bên trong, để lại nhiều chùm nhánh lá mọc ở đầu cành cây. Dạng uụi s tỵ cú th làm phát sinh

nhiều cành từ chồi bất định, cấu trúc cành yếu và dễ nứt tét. Khi tỉa thưa vòm lá cũng nên cắt bỏ những cành cọ xát nhau hay bắt chéo qua cành khác.

Cây tùng loại có cành mọc vịng và tán hình tháp nên hiếm khi cần tỉa thưa tán lá trừ khi cần phục hồi một ngọn ưu thế. Thơng thường, khi thân chính của cây bị tổn hại, nhiều cành có thể trở thành đồng ưu thế. Do đó, nên lựa chọn một cành khoẻ mạnh nhất giữ lại và loại bỏ hết các cành cạnh tranh. A. Kiểu kết hợp dạng chữ U có cấu trúc vững chắc hơn B. Kiểu kết hợp dạng chữ V có cấu trúc yếu ớt hơn

5.2.2. Nâng cao vịm lá(Hình 4)

Hình 4:Nâng cao vịm lá

- Tỉ lệ tán lá giữ lại nên bằng 2/3 chiều cao cây trở lên (những cành bị cắt là cành màu xanh; vết cắt nên được thực hiện tại vạch màu đỏ)

Nâng cao vòm lá là loại bỏ những tán lá thấp nhất để tạo thơng thống tầm nhìn trên

đường, các nơi có biển báo, đèn tín hiệu giao thơng v.vÊ Đối với cây xanh đường phố, khoảng

không tối thiểu này nên được quy định cụ thể. Sau khi cắt tỉa, tỉ lệ tán lá giữ lại nên bằng 2/3 chiều cao cây trở lên (ví dụ: một cây cao 12m, nên giữlại tán lá cao tối thiểu 8m).

Đối với cây còn non, nên giữ lại những cnh tm thiỵ mc dc theo thõn chớnh cng cố độ

thon cho dáng cây, bảo vệ thân cây không bị phá hoại và tổn thương do ánh nắng mặt trời. Nên lựa chọn một ít chồi khỏe mạnh giữ lại làm cành tạm thời và cách nhau 10 ð 15cm dọc theo

thân. Những cành này nên được cắt tỉa hàng năm để giảm sự tăng trưởng và cuối cùng sẽ bị loại bỏ. Giữ lạ i 67% tán Tỉ a 33%

5.2.3. Hạ thấp vịm lá(Hình 5)

Hạ thấp vịm lá thường được sử dụng khi cây phát triển v ượt quá khoảng không gian

cho phép. Việc cắt sát nách chỗ chạc cây đ ược sử dụng nhiều hơn cắt giữa lóng của cành vì sẽ làm cho hình dạng cây trơng tự nhiên hơn, thời gian cần quay lại cắt tỉa lâu h ơn và giảm thiểu gây sốc cho cây.

Cắt tỉa hạ thấp vòm lá thường làm cây lâu phục hồi do tạo ra vết thương lớn trên thân, cành và có thể dẫn đến tình trạng hư mục. Đừng bao giờ sử dụng ph ương pháp này đối với cây

sinh trưởng theo dạng hình tháp. Một giải pháp dài hạn tốt hơn cho trường hợp những cây phát

triển vượtquá khoảng không gian quy định là nên thay thế bằng loài khác phù hợp hơn

5.3. VẾT CẮT TỈA

Nên thực hiện vết cắt sao cho chỉ có mơ của cành bị loại bỏ cịn mơ của thân khơng bị tổn hại. Tại vị trí cành gắn vào thân, mô cành và mô thân tồn tại riêng biệt nhưng tiếp giáp nhau.

Nếu chỉ có mơ của cành bị cắt đi khi thực hiện việc cắt tỉa, mơ của thân có thể sẽ khơng bị h ư mục và vết thương sẽ mau lành hơn.

5.3.1. Cắt tỉa cành còn sống(Hình 6)

Khi muốn cắt một cành nào đó, để xác định được vị trí cắt thích hợp phải tìm vịng cổ của cành, đó là chỗ hơi phồng lên ngay tại gốc của cành, mặt bên dưới (Hình 6A). Phía trên

vòng cổ, chỗ nách cành, bề mặt của vỏ thường có một lằn gợn lên, gần song song với góc cành . Một vết cắt đúng phải không gây tổn th ương cho gờ nách cũng như vòng cổ của cành.

Vết cắt đúng sẽ bắt đầu ngay sát phía ngồi gờ nách, đi xuống theo hướng nghiêng ra ngồi thân cây và khơng làm tổn thương vòng cổ của cành. Thực hiện đường cắt càng sát thân

cây càng tốt, ngay nách của cành (nhưng phải phía ngồi gờ nách) để mô của thân không bị

thương và vết thương có thể lành trong thời gian sớm nhất. Nếu vết cắt xa thân cây, chừa lại một đoạn gốc của cành (chừa cùi), mô cành thường chết đi và mơ sẹo được hình thành từ mơ thân.

Vết thương sẽ lâu lành vì mơ sẹo phải hàn kín cả phần gốc cành (cùi) còn chừa lại này.

Chất lượng vết cắt có thể được đánh giá bằng cách kiểm tra vết th ương do cắt tỉa sau một

mùa sinh trưởng. Nếu vết cắt đúng cách, sẽ hình thành một vịng mơ sẹo đồng tâm. Vết cắt phạm vào vòng cổ của cành hay gờ nách sẽ làm cho mô sẹo, vốn được hình thành từ hai vị trí này, phát triển rất ít để hàn vết thương (Hình 7D).

Khi cắt những cành nhỏ, dụng cụ cắt bằng tay phải thật bén để không làm dập cành. Nếu phải dùng cưa cầm tay để cắt cành lớn hơn, trong khi thực hiện chỉ nên cưa bằng một tay. Nếu cành quá lớn, cần thực hiện 3 đường cắt để tránh làm tét vỏ (Hình 6C).

- Đường cắt 1 (mở miệng): là một vết khía cạn hình chữ V ở mặt dưới của cành, bên ngồi vịng cổ. Đường cắt này sẽ ngăn không cho cành giật tét vỏ hay mô thân khi rơi xuống.

- Đường cắt 2: bên ngoài đường cắt 1, cắt rời cành chỉ chừa lại 1 đoạn gốc cành ngắn. - Đường cắt 3: hoàn tất công việc bằng cách cắt tiếp đoạn gốc cành cịn lại (tề cùi) ngay sát bên ngồi gờ nách hay vịng cổ của cành.

Hình 6: Các vết cắt tỉa

B. Cắ t cành nhỏ C. Cắ t cành lớ nA. Xác đị nh vế t cắ t A. Xác đị nh vế t cắ t

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý cây xanh đô thị Trường ĐH Nông nghiệp 1 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)