Tình Hình Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Qua Ba Năm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 35 - 39)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 231.655 279.134 369.717 47.497 20,5 90.583 32,5 Vốn điều chuyển 113.544 90.377 45.300 -23.167 -20,4 -45.077 -49,9 Tổng nguồn vốn 345.199 369.511 415.017 24.312 7,0 45.506 12,3

Hình 3: Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Qua Ba Năm

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm chứng tỏ hoạt động huy động vốn của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Năm 2009 vốn huy động đạt 279.134 triệu, tăng 47.497 triệu với tỷ lệ 20,5% so với năm 2008. Đến năm 2010, vốn huy động tiếp tục tăng đạt mức 369.717 triệu, tăng 90.583 triệu với tỷ lệ 32,5% so với năm 2009. Có được kết quả như trên là do sự nổ lực rất nhiều của toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng và đặc biệt là do sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám đốc, ln tạo uy tín đối với khách hàng và đặc biệt là phát động phong trào thi đua huy động vốn có khen thưởng (giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ nhân viên Ngân hàng, xem đây là chỉ tiêu thi đua để toàn thể cán bộ nhân viên cùng ra sức quyết tâm phấn đấu) và bắt đầu đã đạt được kết quả như trên. Bên cạnh đó, Ngân hàng thường xuyên quảng bá công tác huy động vốn, đa dạng hóa các nghiệp vụ huy động vốn, phong cách phục vụ lịch sự tạo sự thoái mái cho khách hàng khi giao dịch xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác tạo được uy tín đối với khách hàng, khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà Ngân hàng cung cấp nên lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều.

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT4.2.1 Khái quát về tình hình cho vay 4.2.1 Khái quát về tình hình cho vay

Bên cạnh việc chú trọng cơng tác huy động vốn thì nghiệp vụ cho vay cũng khơng kém phần quan trọng. Nó giữ vai trị to lớn trong việc cung cấp vốn phục vụ sản xuất. Việc thu hồi nợ giúp Ngân hàng duy trì, bảo tồn, mở rộng nguồn vốn của mình, việc gia tăng dư nợ cùng với cơng tác xử lí tốt nợ quá hạn nhằm đảm bảo nằm trong mức cho phép phản ánh phần nào hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Thông qua các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn ta có cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Vũng Liêm.

Bảng 3: Tình Hình Cho Vay Của Ngân Hàng Đối Với Hộ Sản Xuất Trong 3 Năm Từ Năm 2008 Đến 2010

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % DS cho vay 471.709 421.430 491.696 -50.279 -10,7 70.266 16,7 DS thu nợ 447.280 396.899 477.946 -50.381 -11,3 51.047 12,9 Dư nợ 322.592 347.123 360.873 24.531 7,6 13.750 4,0 Nợ quá hạn 4.972 5.071 5.777 99 2,0 706 13,9

Hình 4: Tình Hình Cho Vay Của Ngân Hàng Đối Với Hộ Sản Xuất Trong Ba Năm

Trước hết về doanh số cho vay: đây là nghiệp vụ tín dụng chủ yếu của Ngân hàng, đối tượng cho vay là nhằm vào các hộ sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn huyện. Nhìn chung, doanh số cho vay qua ba năm ít biến động, năm 2009 giảm 50.279 triệu so với năm 2008 với tỷ lệ 10,7%, năm 2010 tăng 70.266 triệu tương ứng với 16,7% so với năm 2009.

Về doanh số thu nợ: doanh số thu nợ cũng biến động cùng chiều với doanh số cho vay cụ thể như sau: năm 2009 giảm 50.381 triệu tương ứng với 11,3% so với năm 2008, năm 2010 tăng 51.047 triệu tương ứng với 12,9% so với năm 2009.

Về dư nợ: dư nợ qua ba năm đều tăng, năm 2009 tăng 24.531 triệu (7,6%) so với năm 2008, năm 2010 tăng 13.750 triệu (4%) so với năm 2009.

Nợ quá hạn: cũng tăng dần qua ba năm, năm 2009 tăng 99 triệu (2%) so với năm 2008, năm 2010 tăng 706 triệu (13,9%) so với năm 2009. Nguyên nhân nợ quá hạn tăng cao là do ảnh hưởng của sâu bệnh, dịch bệnh lên cây trồng và vật nuôi làm cho người nơng dân bị thua lỗ khơng có tiền trả nợ.

Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động tín dụng ta đi sâu vào phân tích cụ thể cơ cấu của từng đối tượng.

4.2.2 Phân tích tình hình tín dụng đối với hộ sản xuất

4.2.2.1 Doanh số cho vay

Nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, giải quyết nỗi bức xúc về vốn cho hộ sản xuất, góp phần đẩy mạnh tiềm năng phát triển kinh tế huyện nhà. Chi nhánh NHNo & PTNT Vũng Liêm không ngừng mở rộng cơng tác đầu tư tín dụng để chuyển vốn đến cho người dân sản xuất. Sự tăng trưởng doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của cơng tác tín dụng, Ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay sẽ cao, do đó bản chất của hoạt động tín dụng Ngân hàng là đi vay để cho vay vì vậy nguồn vốn huy động được cần phải có biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó khơng để tình trạng ứ động vốn. Để đánh giá doanh số cho vay của NHNo & PTNT huyện Vũng Liêm trong những năm qua có chuyển biến như thế nào, ta xem xét bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)