Tình Hình Nợ Xấu Tại Ngân Hàng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 63 - 66)

(Nguồn Phịng Tín Dụng NHNo & PTNT Vũng Liêm)

Năm 2008 nợ xấu của Ngân hàng là 1.467 triệu, năm 2009 là 1.836 triệu đã tăng 369 triệu, tương ứng tăng 25% so với năm 2008. Năm 2010 nợ xấu tiếp tục tăng lên đạt 2.144 triệu, tăng 308 triệu với tốc độ 16,8% so với năm 2009. Nhưng nhìn chung, nợ xấu nhóm 3 và nhóm 4 có xu hướng tăng, cịn nợ xấu nhóm 5 thì giảm dần. Nguyên nhân khiến tỷ trọng nợ xấu xấu tăng là do nợ xấu của năm trước còn tồn đọng chưa thu hồi được. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến lợi nhuận Ngân hàng. Ngân hàng khơng chỉ cần có những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả trong phịng ngừa rủi ro tín dụng, bên cạnh đó cần phải nâng cao hiệu quả trong khả năng thu hồi nợ quá hạn (nợ xấu). Nợ quá hạn đối với những trường hợp có khả năng bị mất trắng đặc biệt cảnh báo trong công tác thu hồi nợ cũng như công tác thẩm định cho vay của Ngân hàng mà trực tiếp là đối với cán bộ tín dụng.

b) Nguyên nhân rủi ro tín dụng

+ Nguyên nhân từ phía khách hàng

 Do phương án sản xuất kinh doanh không được thực hiện, năng lực quản lý, trình độ sản xuất, kinh doanh của khách hàng yếu kém dẫn đến làm ăn thua lỗ thất bại.

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

Dư nợ Triệu 322.592 347.123 360.873

Dư nợ bình quân Triệu 310.557 334.858 353.998

Nợ quá hạn Triệu 4.972 5.071 5.777 Nợ xấu Triệu 1.467 1.836 2.144 + Nhóm 3 Triệu 189 331 418 + Nhóm 4 Triệu 235 497 971 + Nhóm 5 Triệu 1.043 1.008 755 Tỉ lệ nợ quá Hạn % 1,54 1,46 1,60

 Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích nên dẫn đến kỳ đáo hạn khơng có nguồn thu, do đó vốn vay cịn nằm trong chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc sử dụng vay mượn, chi tiêu sinh hoạt gia đình.

 Do khách hàng mất tín nhiệm, cố ý chây lỳ, trì hỗn, kéo dài thời gian trả nợ nhằm chiếm đoạt vốn vay, hoặc cố ý khơng trả nợ Ngân hàng.

+ Ngun nhân từ phía Ngân hàng:

 Không đi sâu đi sát khách hàng, không thực hiện kiểm tra theo đúng qui trình cho vay.

 Còn chủ quan trong khi cho vay, chưa giám sát chặt chẽ, dễ dãi khi thẩm định cho vay.

 Do cán bộ Ngân hàng không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ chưa đảm bảo kiểm tra trước, trong, và sau khi cho vay.

 Do trình độ cán bộ Ngân hàng cịn hạn chế, thiếu kiến thức về kinh tế kĩ thuật, tính tốn mức cho vay, xác định thời hạn nợ, nguồn trả nợ thiếu chính xác nên người vay trả nợ không đúng thời hạn. Thiếu khả năng phân tích tài chính, năng lực của người vay.

+ Nguyên nhân khác

 Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, Nhà nước chưa ban hành luật pháp quy định cụ thể nghiêm cấm công dân tổ chức hụi hè, người dân tự biến tướng các hình thức hụi hè từ ưu điểm giúp đỡ lẫn nhau, chuyển sang cho vay với lãi suất cao từ việc Nhà nước chưa quản lý được nên các chủ hụi đa số thao túng (trên thực tế nước ta có thời gian bể hụi đồng loạt). Khách hàng vay tiền tham gia chơi hụi, ảnh hưởng dây chuyền hàng loạt người vay mất khả năng chi trả, bỏ trốn.

 Giá cả thị trường không ổn định, bất lợi về phía người sản xuất, sản xuất sản phẩm khi bán giá xuống làm thu nhập khơng đủ bù đắp chi phí dẫn đến lỗ trong kinh doanh.

 Thiên tai dịch hoạ như: bão lụt, hạn hán, dịch bệnh sâu rầy ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp rất lớn, làm cho người vay không trả nợ được cho Ngân hàng, gây rủi ro.

 Hoàn cảnh gia đình của người vay: ốm đau, bệnh hoạn, tai nạn bất ngờ…

 Mặt hạn chế của chính sách lãi phạt: quy định tỉ lệ phạt nợ quá hạn hiện nay thấp hơn rất nhiều so với lãi suất thị trường tự do. Do đó chưa tác động tích cực đối với những khách hàng cố trì hỗn, kéo dài thời gian nhằm chiếm dụng vốn. Họ sẳn sàng chấp nhận lãi suất phạt (bằng 150% lãi suất cho vay) hơn là phải đi vay thị trường tự do (bình quân 2,5% tháng).

c) Những thiệt hại do rủi ro gây ra

+ Thiệt hại đối với Ngân hàng Vũng Liêm

Nợ xấu tăng dần qua các năm làm cho Ngân hàng ảnh hưởng khả năng chi trả cho khách hàng. Mặt khác khách hàng trả nợ trễ hạn dẫn đến tình trạng Ngân hàng bị chiếm dụng vốn, doanh thu giảm trong khi Ngân hàng vẫn tiếp tục chi trả lãi tiền gởi và lãi vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên gây mất cân đối trong thu chi nghiệp vụ. Khơng thu được nợ vịng quay tín dụng giảm, hạn chế đầu tư phát triển kinh tế. Từ rủi ro tín dụng dẫn đến rủi ro thanh khoản, hạn chế sức cạnh tranh của Ngân hàng do năng lực tài chính giảm đi.

Như vậy rủi ro Ngân hàng xảy ra mà Ngân hàng khơng có hướng giải quyết kịp thời sẽ dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nguy cơ phá sản, và gây mất lòng tin đối với khách hàng.

+ Ảnh hưởng đối với nền kinh tế

Khác với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động của Ngân hàng liên quan trực tiếp đến tồn bộ hoạt động của nền kinh tế. Vì vậy khi rủi ro xảy ra làm phá sản một vài Ngân hàng sẽ gây cho dân chúng hoang mang, nếu Ngân hàng Nhà nước khơng có biện pháp hộ trợ kịp thời thì khách hàng sẽ đua nhau đến tất cả các Ngân hàng rút tiền trước thời hạn. Điều đó có thể làm phá sản đồng loạt, rủi ro tín dụng xẩy ra càng nhiều với quy mô lớn trong hệ thống Ngân hàng thì sẽ ảnh hưởng hệ thống Ngân hàng đó trên tồn thế giới.

Tóm lại, hoạt động tín dụng của Ngân hàng là hoạt động mang lại lợi nhuận cao, và nghành Ngân hàng được xem là nghành mũi nhọn giúp cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói

riêng cịn gặp nhiều rủi ro. Do đó để đảm bảo cho an tồn hoạt động tín dụng, Ngân hàng cần tìm những giải pháp cụ thể để phịng ngừa rủi ro.

d) Biện pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng

Cho vay có đảm bảo bằng tài sản, bất kỳ khoản vay nào tại Ngân hàng phải có đảm bảo tín dụng bằng hình thức này hoặc bằng hình thức khác thì Ngân hàng mới xem xét cho vay. Điều quan trọng là cán bộ tín dụng phải đánh giá đúng tài sản thế chấp và sự biến động giá trị tài sản thế chấp trong tương lai để có đề xuất cho vay số tiền hợp lý. Số tiền cho vay không lớn hơn 70% giá trị tài sản thế chấp. Khi món vay khơng thu hồi được thì Ngân hàng sẽ làm thủ tục phát mãi tài sản do đó tài sản thế chấp phải có tính thanh khoản và cơng nhận trên thị trường.

4.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của hộ sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)