Dự báo khách du lịch

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh (Trang 54 - 76)

4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.1. Dự báo khách du lịch

3.2.1.1. Dự báo lượng khách và ngày lưu trú trung bình

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Ninh đƣợc xây dựng năm 2003 trong bối cảnh ngành du lịch nƣớc ta phát triển với tốc độ tƣơng đối nhanh. Việc nghiên cứu dự báo một mặt có tính đến bối cảnh phát triển chung của cả nƣớc nhƣ Việt Nam vừa trở thành thành viên ASEAN, Mỹ vừa bãi bỏ lệnh cấm vận và thiết lập ngoại giao với Việt Nam, lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đang gia tăng rất nhanh...; mặt khác cũng tính đến những yếu tố đặc thù của Bắc Ninh nói riêng. Chính vì thế trong phƣơng án dự báo của Quy hoạch năm 2003 đã đƣa ra dự báo lƣợng khách quốc tế đạt 2.000 lƣợt vào năm 2005 và 4.000 lƣợt vào năm 2010 (với nhịp độ tăng trƣởng bình quân hàng năm thời kỳ 2001 – 2010 là 15%). Trong thời kỳ này có nhiều có nhiều yếu tố mới nảy sinh (kể khách quan và chủ quan, trong nƣớc và quốc tế) nhƣ cuộc khủng hoảng tài chính

tiền tệ khu vực, đại dịch SARS, diễn biến phức tạp của bối cảnh chính trị quốc tế và khu vực, tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong khu vực trong việc thu hút các thị trƣờng khách du lịch quốc tế, chất lƣợng dịch vụ du lịch của Việt Nam còn thấp, công tác quảng bá du lịch còn nhiều bất cập... đã ảnh hƣởng đến sự thu hút dòng khách du lịch quốc tế đến nƣớc ta nói chung và Bắc Ninh nói riêng. Mặc dù vậy, với đặc thù là xuất phát điểm từ một thị trƣờng rất nhỏ chỉ vài ngàn lƣợt khách và khá ổn định, không chịu tác động mạnh bởi các biến cố toàn cầu nên lƣợng khách quốc tế đến Bắc Ninh trong thời kỳ này vƣợt cao hơn nhiều so với dự báo với hơn 5.000 lƣợt khách quốc tế năm 2005, kể cả lƣợng khách vãng lai đến thăm quan du lịch trong ngày (cao hơn dự báo 150% và đạt nhịp độ tăng trƣởng bình quân gần 20%/ năm) và hơn 12.000 lƣợt khách năm 2010 (cao hơn dự báo 300% và đạt nhịp độ tăng trƣởng bình quân hơn 19%/ năm).

Đối với dự báo về lƣợng khách du lịch nội địa, trong quy hoạch trƣớc đây cũng đã nghiên cứu tính toán đến các yếu tố thuận lợi và hạn chế của Bắc Ninh và đƣa ra dự báo lƣợng khách nội địa năm 2005 là hơn 52 nghìn lƣợt và năm 2010 là hơn 110 nghìn lƣợt (với nhịp độ tăng trƣởng bình quân hàng năm thời kỳ 2001 – 2010 là 15%). Tuy nhiên trong thực tế, có một số yếu tố thuận lợi chƣa đƣợc tính đến nhƣ Nhà nƣớc thực hiện chế độ làm việc 5 ngày đối với ngƣời lao động, kinh tế phát triển, mức thu thập bình quân và đời sống ngƣời dân đƣợc tăng lên, do vậy nhu cầu đi du lịch của ngƣời dân tăng lên nhanh và ổn định. Trong bối cảnh lạm phát trong nƣớc tăng cao và khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu thì khách du lịch có xu hƣớng đi du lịch gần, ngắn ngày. Trong bối cảnh này, những điểm đến nhƣ Bắc Ninh sẽ là lựa chọn ƣu tiên của các thị trƣờng khách nội địa truyền thống của Bắc Ninh nhƣ Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc khác. Chính vì vậy trong thời kỳ này lƣợng khách nội địa đến Bắc Ninh, kể cả lƣợng khách vãng lai đến thăm quan du lịch trong ngày cao hơn mức dự báo với hơn gần 100 nghìn lƣợt trong năm 2005 (cao hơn 50% và đạt nhịp độ

tăng trƣởng bình quân hơn 12%/ năm) và 280 nghìn lƣợt trong năm 2010 (cao hơn 60% và đạt nhịp độ tăng trƣởng bình quân hơn 18%/ năm).

Đây sẽ là những kinh nghiệm thực tiễn quí giá, là cơ sở tham khảo rất có giá trị cho việc xác lập và lựa chọn các phƣơng án dự báo trong thời gian tới đƣợc chính xác hơn. Căn cứ vào số liệu hiện trạng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh và quan sát thực tiễn tôi dự báo khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2011- 2020 và định hƣớng đến năm 2030 nhƣ sau:

Bảng 3.1: Dự báo khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2020 và định hƣớng đến năm 2030 Loại khách Chỉ tiêu 2010 * 2015 2020 2030 Khách quốc tế Tổng số lượt khách (ngàn) ** 12,22 31,00 80,00 390,00 Ngày lưu trú TB 1,00 1,50 1,70 2,00 Tống số ngày khách (ngàn)** 12,25 46,30 137,30 778,00 Khách nội địa Tổng số lượt khách (ngàn) * 187,94 682,00 1.650,00 7.290,00 Ngày lưu trú TB 1,04 1,60 1,80 2,20 Tống số ngày khách (ngàn) 293 1.092 2.965 16.022

(Ghi chú: *: Số liệu hiện trạng của Sở VHTTDL Bắc Ninh

**: Bao gồm cả lƣợng khách vãng lai)

3.2.1.2. Dự báo chi tiêu khách du lịch và thu nhập ngành du lịch

Trong ngành du lịch thu nhập chính trực tiếp từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả cho các dịch vụ bao gồm: lƣu trú, ăn uống, vận chuyển khách du lịch, lữ hành, mua sắm hàng hóa, vui chơi giải trí. Ngoài ra còn có một số thu nhập từ các dịch vụ khác nhƣ: bƣu điện, ngân hàng, y tế, bảo hiểm. Trên thực tế, tất cả các khoản thu này không phải chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành liên quan khác có tham gia các hoạt động du lịch thu. Ở các nƣớc tiên tiến có hệ thống thống kê hoàn chỉnh và đồng bộ thì tất cả các khoản thu từ khách du lịch (cho dù các khoản thu này không phải do ngành du lịch trực tiếp thu) đều đƣợc thống kê cho ngành du lịch. Tuy nhiên ở Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng, hệ thống thống kê chƣa đƣợc hoàn chỉnh nên việc tổng hợp số liệu về toàn bộ các khoản chi trả của

khách du lịch bị phân tán, thống kê theo các biểu mẫu và phƣơng pháp khác nhau dẫn đến độ tin cậy của số liệu không cao. Ngƣợc lại, trên thực tế có những doanh nghiệp du lịch - khách sạn tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh tổng hợp v.v..., nhƣng các nguồn thu nhập này lại đƣợc tính cho ngành du lịch, điều này cũng không đúng. Chính vì lẽ đó mà tác động kinh tế của ngành du lịch trong nền kinh tế chƣa đƣợc phản ánh đầy đủ và chính xác.

Trong bối cảnh nhƣ vậy, việc thống kê và tính toán tổng thu nhập của ngành du lịch Bắc Ninh sẽ đƣợc dựa trên tổng số lƣợt khách đến, số ngày lƣu trú trung bình trên địa bàn và khả năng chi tiêu trung bình trong 1 ngày của mỗi khách du lịch. Năm 2010, ở Bắc Ninh trung bình mỗi ngày một khách du lịch quốc tế chi tiêu khoảng 76 USD, một khách du lịch nội địa chi tiêu khoảng 23 USD (theo tỷ giá so sánh năm 1994, 1 USD = 11.000 đồng).

Trong những năm tới, khi các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, chất lƣợng đƣợc nâng cao thì mức độ chi tiêu của khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng dần dần đƣợc tăng lên. Căn cứ vào mức chi tiêu trung bình của khách du lịch đã đƣợc dự báo trong “Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2010 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” và “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Bắc Bộ đến năm 2020”, trên cơ sở tham khảo dự báo mức chi tiêu trung bình/ ngày của một số địa phƣơng lân cận (Bắc Giang, Hải Dƣơng) cũng nhƣ mức độ phát triển các dịch vụ du lịch chất lƣợng ngày càng cao tại Bắc Ninh, tôi dự kiến mức độ chi tiêu của khách du lịch đến Bắc Ninh trong những năm tới nhƣ sau:

Bảng 3.2: Dự báo chi tiêu khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2030

(Đơn vị tính: 1 USD = 11.000 đồng, giá so sánh 1994)

Giai đoạn/ Loại

khách 2010* 2011 - 2015 2016 - 2020 2021 – 2030

Khách quốc tế 76 95 120 150

Căn cứ vào căn cứ vào tổng số lƣợt khách đến Bắc Ninh (cả quốc tế và nội địa), căn cứ vào số ngày lƣu trú trung bình và mức chi tiêu nhƣ bảng 3.2 trên, dự báo tổng thu nhập du lịch của Bắc Ninh đến năm 2030 sẽ đạt đƣợc nhƣ sau :

Bảng 3.3: Dự báo thu nhập từ du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2020

(ĐVT: Ngàn USD, tỷ giá so sánh 1994: 11.000 đồng)

Loại thu nhập 2010 * 2015 2020 2030

Thu nhập từ du lịch quốc tế 930 4.400 16.480 116.670 Thu nhập từ du lịch nội địa 6.740 43.680 148.220 961.340

Tổng cộng 7.670 48.080 164.700 1.078.010

(Ghi chú: * Số liệu tính toán của Viện Du lịch Bền vững Việt Nam)

Căn cứ trên các số liệu dự báo về khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng nhƣ cơ cấu chi tiêu của khách và tổng thu nhập của ngành du lịch nhƣ đã trình bày ở trên, sau khi trừ chi phí trung gian (lƣu trú: 10 – 15%; ăn uống: 60 – 65%; vận chuyển du lịch: 15 – 20%; bán hàng hoá lƣu niệm: 55 – 60%; dịch vụ khác: 10 – 15%; tính trung bình khoảng 25 – 30%), khả năng đóng góp của ngành du lịch trong tổng GDP của tỉnh đƣợc trình bày ở bảng 3.4 dƣới đây.

Để đạt đƣợc các chỉ tiêu cơ bản trong định hƣớng phát triển của ngành du lịch Bắc Ninh đến năm 2030, vấn đề đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, phƣơng tiện vận chuyển khách, các cơ sở đào tạo, tuyên truyền quảng bá v.v... giữ vai trò hết sức quan trọng. Nếu không có đầu tƣ, hoặc đầu tƣ không đồng bộ thì việc thực hiện quy hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc tính toán nhu cầu đầu tƣ trong từng thời kỳ đƣợc dựa trên tổng giá trị GDP đầu và cuối kỳ, và chỉ số ICOR là chỉ số xác định hiệu quả của việc đầu tƣ.

Chỉ số ICOR chung cho các ngành kinh tế của tỉnh Bắc Ninh (theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh đến năm 2020) là 4,3 cho thời kỳ 2001 - 2010. Cụ thể hệ số ICOR cho các ngành kinh tế của tỉnh là: 2,6 (nông, lâm nghiệp), 3,9 (công nghiệp – xây dựng) và 5,8 (dịch vụ). Trong giai đoạn 2001 – 2010 vừa qua, tỉnh đã tập trung nguồn lực đầu tƣ phát triển để

chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp là chủ yếu sang hƣớng nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ và đã đạt đƣợc một số kết quả quan trọng ban đầu. Do vậy, trong thời kỳ tới hiệu quả đầu tƣ vào các ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ cao hơn giai đoạn vừa qua, vì vậy hệ số ICOR của các ngành này sẽ thấp xuống. Với sự so sánh với các tỉnh khác trong Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận, dự kiến tỷ lệ ICOR du lịch tỉnh Bắc Ninh sẽ là: 5,0 cho thời kỳ 2011 - 2015; 4,5 cho thời kỳ 2016 - 2020 và 3,5 cho thời kỳ 2021- 2030 (việc tính hệ số đầu tƣ theo chỉ số ICOR cần phải tính đến hệ số trƣợt giá, nhƣng để đơn giản cho công tác dự báo trên cơ sở các số liệu chƣa đầy đủ, các số liệu dự báo ở đây không đề cập đến).

Bảng 3.4: Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tƣ cho du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2030

(Theo giá so sánh 1994: 1USD = 11.000 đ)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 * 2015 2020 2030

Tổng giá trị GDP của tỉnh Bắc Ninh

Triệu USD 106,63 182 320 -

Tỷ VNĐ 9.693,30 16.542 29.152 -

Tổng GDP du lịch Bắc Ninh Triệu USD 5,8 36 115 755

Tỷ VNĐ 63 400 1.270 8.300

Tốc độ tăng trƣởng GDP du lịch %/ năm - 44,3 26,2 45,6

Tỷ lệ GDP du lịch/ tổng GDP của tỉnh

% 0,65 2,42 4,36 -

ICOR chung cho kinh tế tỉnh Bắc Ninh

- 4,3 - - -

ICOR cho du lịch - 5,8 5,00 4,50 3,50

Tổng nhu cầu vốn đầu tƣ cho du lịch (gía hiện hành 1USD= 20.000 VNĐ)

Triệu USD - 150 356 2.240

Tỷ VNĐ - 3.060 7.100 44.700

(* Số liệu hiện trạng của Sở VHTTDL Bắc Ninh)

Theo tính toán trên, bảng 3.4 cho thấy ngành du lịch Bắc Ninh cần tổng vốn đầu tƣ trong thời kỳ đến năm 2015 là 150 triệu USD. Rõ ràng ngay cả khi đầu tƣ

150 triệu USD thì nguồn lực đầu tƣ để phát triển du lịch Bắc Ninh còn rất hạn chế (150 triệu USD, tƣơng đƣơng 3.060 tỷ VNĐ), tuy nhiên cũng phù hợp với xuất phát điểm còn thấp của ngành du lịch Bắc Ninh. Với số vốn đầu tƣ hạn chế này, thời kỳ này tỉnh cần đầu tƣ có trọng điểm và quy mô vào xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch chủ chốt để tạo cú huých thu hút khách du lịch và một phần đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của khách du lịch đến Bắc Ninh.

Thời kỳ 2016 - 2020, toàn ngành du lịch của tỉnh cần số vốn đầu tƣ khoảng 167 triệu USD theo phƣơng án đƣa ra là khoảng 356 triệu USD. Thời kỳ 2021 - 2030, nhu cầu đầu tƣ cho ngành du lịch Bắc Ninh là khoảng 2.240 triệu USD. Thời kỳ này có thể đầu tƣ để mở rộng qui mô, chất lƣợng của các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, song song với tiếp tục đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.

Nguồn vốn đầu tƣ phát triển du lịch Bắc Ninh đến năm 2030 đƣợc dự kiến và tính toán ở bảng 3.5:

Bảng 3.5: Dự báo các nguồn vốn đầu tƣ du lịch Bắc Ninh

(ĐVT: Triệu USD)

TT Nguồn vốn

Phƣơng án Trƣớc

2020 Sau 2020

1 Vốn Ngân sách (trung ƣơng và địa phƣơng) cho

CSHT, bảo tồn, quảng bá, bảo vệ môi trƣờng… (20%) 53.50 86.10

2 Vốn tích lũy từ GDP du lịch của các doanh nghiệp du

lịch trong tỉnh (5%) 13.38 21.53

3 Vốn vay ngân hàng và các nguồn khác (20%) 53.50 86.10

4 Vốn tƣ nhân (15%) 40.13 64.58

5 Vốn liên doanh trong nƣớc (20%) 53.50 86.10 6 Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI hoặc liên doanh

với nƣớc ngoài (20%) 53.50 86.10

3.2.2. Nhu cầu cơ sở lưu trú

Trong tổng số lƣợt khách du lịch nội địa sẽ có một bộ phận ngƣời dân địa phƣơng ở Bắc Ninh và từ các tỉnh thành lân cận khác đi du lịch trong ngày mà không sử dụng dịch vụ lƣu trú và một số khác sẽ lƣu trú ở những nhà ngƣời thân, những nhà trọ bình dân hoặc tiếp tục di chuyển đến các địa phƣơng lân cận v.v... Số khách nội địa loại này ƣớc tính chiếm khoảng 25 - 30%. Nhƣ vậy, việc dự báo nhu cầu khách sạn chỉ cần đáp ứng cho khoảng 70 - 75% tổng số khách nội địa đến Bắc Ninh.

Số ngày lƣu trú trung bình của khách du lịch đến Bắc Ninh năm 2010 là 1,00 ngày đối với khách quốc tế và 1,04 ngày đối với khách nội địa. Trong những năm tới, đặc biệt là sau năm 2015 cùng với sự phát triển đa dạng của các dịch vụ bổ sung, các tour du lịch hấp dẫn, cùng với việc nâng cao chất lƣợng các sản phẩm du lịch, chắc chắn ngày lƣu trú trung bình của khách sẽ tăng lên đáng kể. Dự kiến giai đoạn đến năm 2015 ngày lƣu trú trung bình của khách quốc tế là 1,2 ngày và khách nội địa vào khoảng 1,25 ngày; đến năm 2020 vào khoảng 1,5 ngày đối với khách quốc tế và 1,6 ngày đối với khách nội địa; và đến năm 2030 các chỉ tiêu tƣơng ứng là 2,0 ngày và 2,1 ngày.

Công suất sử dụng buồng trung bình năm hiện nay của hệ thống khách sạn ở Bắc Ninh nói chung còn thấp và chỉ đạt khoảng 37% năm 2010. Tuy nhiên theo tính toán của Tổ chức Du lịch Thế giới, để kinh doanh khách sạn có lãi thì công suất này phải đạt trên 50%. Chính vì vậy một trong những yêu cầu quan trọng là phải đƣa công suất sử dụng buồng trung bình năm của Bắc Ninh trong thời gian tới lên trên 50%. Dự kiến công suất sử dụng buồng trung bình năm sẽ đạt 55% vào năm 2015; 60% vào năm 2020 và 65-70% vào năm 2030.

Theo phân tích và tính toán nhƣ trên, dự báo nhu cầu khách sạn của Bắc Ninh thời kỳ 2010 - 2020 và định hƣớng đến năm 2030 đƣợc trình bày ở bảng 3.5:

Bảng 3.6: Dự báo nhu cầu khách sạn của Bắc Ninh

(ĐVT: Buồng)

Nhu cầu khách sạn 2010 2015 2020 2030

Nhu cầu cho khách quốc tế 71 144 313 1.639

Nhu cầu cho khách nội địa 1.282 2.550 4.738 25.637

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh (Trang 54 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)