Hiện trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh (Trang 48 - 76)

4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.Hiện trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

2.3.1. Hệ thống lưu trú

Cùng với xu hƣớng chung của cả nƣớc hiện nay, do lƣợng khách và nhu cầu xã hội ngày càng tăng nên các khách sạn, nhà nghỉ đƣợc xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch.

Bảng 2.7: Số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2010

Cơ sở lƣu trú 2001 2004 2008 2010

Số khách sạn 6 15 3 5

Số nhà nghỉ 57 88 139 173

Số phòng 554 708 1.382 1.785

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)

Ngành du lịch Bắc Ninh cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lƣợng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lƣợng, quy mô. Năm 2012 toàn tỉnh có 178 khách sạn, nhà nghỉ (với 1.792 phòng và 2.279 giƣờng) có thể đƣa vào phục vụ kinh doanh du lịch, trong đó có 6 khách sạn đƣợc xếp hạng sao (252

phòng và 346 giƣờng), chủ yếu tập trung ở khu vực TP. Bắc Ninh và TX. Từ Sơn.

Bảng 2.8: Phân loại cơ sở lƣu trú du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2010

Hạng mục Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010

I. Cơ sở lƣu trú Cơ sở 112 119 139 158 178 A. Số lƣọng phòng Phòng 1.047 1.096 1.297 1.596 1.792 B. Số lƣợng giƣờng Giƣờng 1.401 1.427 1.690 2.062 2.279

II. Phân loại cơ sở lƣu trú 1. Phân loại theo hình

- Khách sạn Cơ sở 16 2 3 4 6

- Nhà khách, nhà nghỉ “ 96 117 136 154 172 2. Phân theo sở hữu

- Nhà nƣớc “ 0 0 0 0 0

- Tƣ nhân “ 110 117 138 157 177

- Cổ phần “ 2 2 1 1 1

3. Phân theo quy mô

- Dƣới 10 phòng “ 84 84 100 104 128

- Từ 10 đến 19 phòng “ 21 27 31 39 39

- Từ 20 đến 99 phòng “ 7 8 8 11 11

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)

Cơ sở lƣu trú đƣợc quản lý sở hữu chủ yếu là dƣới dạng tƣ nhân, năm 2010 có 177/178 cơ sở đƣợc sở hữu theo hình thức tƣ nhân.

2.3.2. Hệ thống các dịch vụ khác

Hệ thống các dịch vụ khác bao gồm: nhà hàng, phòng hội nghị, cơ sở vui chơi giải trí... hệ thống cơ sở ăn uống trên địa bàn ngày càng đa dạng hầu hết các cơ sở lƣu trú đều kinh doanh dịch vụ ăn uống. Các nhà hàng ăn uống luôn đáp ứng nhu cầu của du khách. Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng còn rất hạn chế, mới chỉ đáp ứng đƣợc một phần nhỏ nhu cầu của ngƣời dân địa phƣơng, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch.

Hiện tại, cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch cấp huyện, thị xã mới chỉ từ 1 đến 2 cán bộ theo dõi về du lịch theo hƣớng kiêm nhiệm chuyên môn nhiều lĩnh vực. Do vậy còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc, mức độ tham mƣu cho cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng về du lịch còn yếu. Đối với các doanh nghiệp cổ phần, tƣ nhân, công ty TNHH, lực lƣợng lao động chƣa qua đào tạo du lịch chiếm đến 50%. Tình trạng chung là thừa lao động lớn tuổi, chƣa đƣợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, thiếu lao động đƣợc đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ có chất lƣợng. Đặc biệt là đội ngũ hƣớng dẫn viên và thuyết minh viên tại các điểm du lịch hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Do lực lƣợng mỏng và thiếu cả về kinh nghiệm lẫn chuyên môn nghiệp vụ.

Bảng2.9: Lao động trong ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh (2001 - 2010)

Năm 2001 2005 2008 2010

Tổng số 455 560 814 1.140 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐH và trên ĐH 7 20 58 179

CĐ, trung cấp 15 41 115 197

Đào tạo khác 30 83 142 164

Chƣa qua đào tạo 403 416 499 600

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)

Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch:

Du lịch văn hóa phục vụ nhu cầu của khách du lịch quốc tế và cả khách du lịch nội địa với các hoạt động chủ yếu là tham dự lễ hội, tham quan các điểm mang tính chất tâm linh nhƣ đền, chùa, tìm hiểu lịch sử, văn hóa khoa bảng và giáo dục truyền thống đối với khách du lịch nội địa; Tìm hiểu tôn giáo, văn hóa quan họ, nghiên cứu các danh nhân và văn hóa khoa bảng, thƣởng thức các làn điệu quan họ, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc nghệ thuật trên địa bàn tỉnh đối với khách quốc tế. Các di tích lịch sử văn hóa quan trọng cần khai thác phục vụ phát triển các loại hình du lịch văn hóa tiêu biểu bao gồm: chùa Phật Tích, đền Đô (đền Lý Bát Đế), đền thủy tổ quan họ làng Diềm, đền Bà Chúa kho, Chùa Bút Tháp, Chùa Dâu, Lăng Kinh Dƣơng Vƣơng, đền Lê Văn Thịnh, đền thờ Huyền Quang, đền thờ Cao Lỗ Vƣơng... Để phát triển đƣợc loại hình này, cần phải có chính sách đầu tƣ, tôn tạo các di tích

lịch sử, nghiên cứu tổ chức các hoạt động dành cho khách du lịch phù hợp với từng đối tƣợng khách, từng đối tƣợng tham quan và từng thời điểm... trong đó đặc biệt chú trọng khai thác kết hợp bảo tồn các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể của thế giới ”Quan họ Bắc Ninh”.

Vui chơi giải trí cuối tuần phục vụ thị trƣờng khách nội địa với các hoạt động chính là tham gia các trò chơi cả hiện đại và dân gian, nghỉ ngơi thƣ giãn cuối tuần và kết hợp tham quan, mua sắm tại các trung tâm mua sắm. Để có đƣợc loại hình này, tỉnh cần đầu tƣ xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp dựa trên nguồn lực hiện có về giao thông, về quĩ đất. Phù hợp nhất là hình thành khu vui chơi giải trí tại khu vực đồi thấp trên trục đƣờng Quốc lộ 18 đi Hạ Long để vừa phát huy lợi thế địa hình cũng nhƣ lợi thế về hiện trạng cảnh quan, vừa khai thác đƣợc nguồn khách không chỉ từ Hà Nội mà còn từ Hải Dƣơng và Quảng Ninh đến theo Quốc lộ 18. Ngoài ra cần đầu tƣ bố trí các trung tâm mua sắm hoặc giới thiệu sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông sản của tỉnh gần khu vui chơi giải trí này để phục vụ nhu cầu mua sắm cuối tuần của ngƣời dân Hà Nội. Đây là biện pháp để thu hút hai nhóm đối tƣợng: khách du lịch cuối tuần và khách đi mua sắm sử dụng cả hai loại dịch vụ, gia tăng lợi ích cho các nhà đầu tƣ.

Du lịch làng quê phục vụ đối tƣợng khách du lịch quốc tế là chủ yếu. Loại hình du lịch này với các hoạt động chủ yếu là home-stay, đi xe đạp hoặc đi thuyền dọc sông tham quan, tìm hiểu cuộc sống của ngƣời dân Bắc Ninh với đặc trƣng của cƣ dân Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình du lịch này có thể phát triển ở khu vực huyện Thuận Thành, huyện Gia Bình (home-stay, đi xe đạp) và dọc sông Đuống. Tại các khu vực nông thôn này còn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với nền văn minh lúa nƣớc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Căn cứ vào đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế, xã hội và mối quan hệ của hệ thống giao thông, Bắc Ninh nên đầu tƣ xây dựng các trạm dừng nghỉ dọc tỉnh lộ 283 trên địa bàn huyện Thuận Thành và Quốc lộ 18 trên địa bàn huyện Quế Võ để đón và phục vụ lƣợng khách du lịch từ Hà Nội đi Hạ Long và khách du lịch từ Trung Quốc đến Hà Nội qua Lạng Sơn. Do quá gần Hà Nội nên Bắc Ninh khó giữ chân khách nghỉ đêm, đặc biệt với nhóm khách đi thăm Hạ Long. Vì vậy, cần thiết phải đầu tƣ xây dựng các trạm dừng nghỉ làm nơi giới thiệu văn

thức quà lƣu niệm, đồng thời giới thiệu và cung cấp cho khách các món ăn mang đậm bản sắc địa phƣơng. Điều này vừa mang lại lợi ích kinh tế cho nhà đầu tƣ, cho nhân dân địa phƣơng, vừa quảng bá đƣợc cho tỉnh nhà.

Trong tƣơng lai, Bắc Ninh có tiềm năng để phát triển mạnh du lịch đƣờng sông, đặc biệt là du lịch sông Đuống. Vì vậy, việc nghiên cứu qui hoạch, đầu tƣ và quản lý phát triển sản phẩm du lịch này cần đƣợc triển khai trong tƣơng lai gần.

Bên cạnh đó Bắc Ninh cũng có những hạn chế cơ bản về nguồn lực cho phát triển du lịch của Bắc Ninh là:

- Các điều kiện tự nhiên không phong phú dẫn đến nghèo nàn tài nguyên du lịch tự nhiên;

- Đây là vùng đất phát triển lâu đời nên phần lớn diện tích đất có sự tập trung dân cƣ với mật độ cao, quĩ đất dành cho phát triển dịch vụ công ích và các công trình dịch vụ du lịch không còn nhiều, ở một số điểm tài nguyên có giá trị thì rất hạn chế về không gian để mở rộng dịch vụ.

- Các tài nguyên nhân văn còn lại (trừ thƣởng thức quan họ và nghiên cứu tìm hiểu các di tích lịch sử) chủ yếu phù hợp với khách nội địa, ít phù hợp nhu cầu của khách quốc tế;

- Nằm trên trục đƣờng nối trung tâm gửi khách lớn nhất miền Bắc với di sản thiên nhiên thế giới hấp dẫn du khách nhất Việt Nam nhƣng lại quá gần trung tâm thành phố đã có sự phát triển về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nên khó khai thác dịch vụ lƣu trú.

Từ nhận định về những hạn chế này, tỉnh Bắc Ninh cần nghiên cứu và áp dụng những giải pháp phù hợp, đầu tƣ hợp lý thì mới khai thác có hiệu quả những nguồn lực của tỉnh và khắc phục những hạn chế nêu trên.

CHƢƠNG III

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC NINH

3.1. Cơ sở xác định định hƣớng

3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 2010 và định hướng đến năm 2020

Trong chiến lƣợc phát triển du lịch của cả nƣớc, ngành du lịch Bắc Ninh đƣợc chọn là hạt nhân - thành phố vệ tinh du lịch của Hà Nội. Trong không gian phát triển du lịch Bắc Bộ, Bắc Ninh có tiềm năng phát triển loại hình du lịch tâm linh, lễ hội; du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí, du lịch MICE (hội họp, hội nghị, triển lãm); du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nƣớc sông Hồng....với hệ thống các tài nguyên cả tự nhiên và nhân văn. Chính vì vậy, trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của vùng du lịch Bắc Bộ đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020, đã chỉ rõ phát triển mạnh ngành du lịch và dịch vụ du lịch sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh ở vùng du lịch Bắc Bộ nói riêng và của cả nƣớc nói chung.

Phát triển ngành du lịch Bắc Bộ trong thời gian trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, nhƣng phải dựa trên quan điểm phát triển sau:

- Phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, môi trƣờng bền vững: phát triển du lịch gắn với việc bảo vệ tôn tạo cảnh quan, môi trƣờng sinh thái.

- Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống: phát triển du lịch dựa trên nguyên tắc bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa độc hại.

Trong quá trình đổi mới đất nƣớc, du lịch nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành quả ban đầu quan trọng, ngày càng tăng cả quy mô và chất lƣợng, dần khẳng định vai trò, vị trí của mình là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.

3.1.2. Phương hướng và nhiệm vụ nhằm phát triển du lịch Bắc Ninh đến năm 2020 và định hướng đến 2030 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt “Đề cƣơng nhiệm vụ và dự toán Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 -2020 và định hƣớng đến năm 2030” và Kết luận tại phiên họp UBND tỉnh thƣờng kỳ ngày 20/10/2011 đã xác định “Đƣa Bắc Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và của cả nƣớc, tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.” và “tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào tăng trƣởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động và cộng đồng dân cƣ, tăng nguồn thu ngân sách; hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển.”

3.2. Dự báo các chỉ tiêu phát triển đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030 2030

3.2.1. Dự báo khách du lịch

3.2.1.1. Dự báo lượng khách và ngày lưu trú trung bình

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Ninh đƣợc xây dựng năm 2003 trong bối cảnh ngành du lịch nƣớc ta phát triển với tốc độ tƣơng đối nhanh. Việc nghiên cứu dự báo một mặt có tính đến bối cảnh phát triển chung của cả nƣớc nhƣ Việt Nam vừa trở thành thành viên ASEAN, Mỹ vừa bãi bỏ lệnh cấm vận và thiết lập ngoại giao với Việt Nam, lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đang gia tăng rất nhanh...; mặt khác cũng tính đến những yếu tố đặc thù của Bắc Ninh nói riêng. Chính vì thế trong phƣơng án dự báo của Quy hoạch năm 2003 đã đƣa ra dự báo lƣợng khách quốc tế đạt 2.000 lƣợt vào năm 2005 và 4.000 lƣợt vào năm 2010 (với nhịp độ tăng trƣởng bình quân hàng năm thời kỳ 2001 – 2010 là 15%). Trong thời kỳ này có nhiều có nhiều yếu tố mới nảy sinh (kể khách quan và chủ quan, trong nƣớc và quốc tế) nhƣ cuộc khủng hoảng tài chính

tiền tệ khu vực, đại dịch SARS, diễn biến phức tạp của bối cảnh chính trị quốc tế và khu vực, tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong khu vực trong việc thu hút các thị trƣờng khách du lịch quốc tế, chất lƣợng dịch vụ du lịch của Việt Nam còn thấp, công tác quảng bá du lịch còn nhiều bất cập... đã ảnh hƣởng đến sự thu hút dòng khách du lịch quốc tế đến nƣớc ta nói chung và Bắc Ninh nói riêng. Mặc dù vậy, với đặc thù là xuất phát điểm từ một thị trƣờng rất nhỏ chỉ vài ngàn lƣợt khách và khá ổn định, không chịu tác động mạnh bởi các biến cố toàn cầu nên lƣợng khách quốc tế đến Bắc Ninh trong thời kỳ này vƣợt cao hơn nhiều so với dự báo với hơn 5.000 lƣợt khách quốc tế năm 2005, kể cả lƣợng khách vãng lai đến thăm quan du lịch trong ngày (cao hơn dự báo 150% và đạt nhịp độ tăng trƣởng bình quân gần 20%/ năm) và hơn 12.000 lƣợt khách năm 2010 (cao hơn dự báo 300% và đạt nhịp độ tăng trƣởng bình quân hơn 19%/ năm).

Đối với dự báo về lƣợng khách du lịch nội địa, trong quy hoạch trƣớc đây cũng đã nghiên cứu tính toán đến các yếu tố thuận lợi và hạn chế của Bắc Ninh và đƣa ra dự báo lƣợng khách nội địa năm 2005 là hơn 52 nghìn lƣợt và năm 2010 là hơn 110 nghìn lƣợt (với nhịp độ tăng trƣởng bình quân hàng năm thời kỳ 2001 – 2010 là 15%). Tuy nhiên trong thực tế, có một số yếu tố thuận lợi chƣa đƣợc tính đến nhƣ Nhà nƣớc thực hiện chế độ làm việc 5 ngày đối với ngƣời lao động, kinh tế phát triển, mức thu thập bình quân và đời sống ngƣời dân đƣợc tăng lên, do vậy nhu cầu đi du lịch của ngƣời dân tăng lên nhanh và ổn định. Trong bối cảnh lạm phát trong nƣớc tăng cao và khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu thì khách du lịch có xu hƣớng đi du lịch gần, ngắn ngày. Trong bối

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh (Trang 48 - 76)