4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
2.4. Hiện trạng lao động và việc làm trong lĩnh vực du lịch
Hiện tại, cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch cấp huyện, thị xã mới chỉ từ 1 đến 2 cán bộ theo dõi về du lịch theo hƣớng kiêm nhiệm chuyên môn nhiều lĩnh vực. Do vậy còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc, mức độ tham mƣu cho cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng về du lịch còn yếu. Đối với các doanh nghiệp cổ phần, tƣ nhân, công ty TNHH, lực lƣợng lao động chƣa qua đào tạo du lịch chiếm đến 50%. Tình trạng chung là thừa lao động lớn tuổi, chƣa đƣợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, thiếu lao động đƣợc đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ có chất lƣợng. Đặc biệt là đội ngũ hƣớng dẫn viên và thuyết minh viên tại các điểm du lịch hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Do lực lƣợng mỏng và thiếu cả về kinh nghiệm lẫn chuyên môn nghiệp vụ.
Bảng2.9: Lao động trong ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh (2001 - 2010)
Năm 2001 2005 2008 2010
Tổng số 455 560 814 1.140
ĐH và trên ĐH 7 20 58 179
CĐ, trung cấp 15 41 115 197
Đào tạo khác 30 83 142 164
Chƣa qua đào tạo 403 416 499 600
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)
Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch:
Du lịch văn hóa phục vụ nhu cầu của khách du lịch quốc tế và cả khách du lịch nội địa với các hoạt động chủ yếu là tham dự lễ hội, tham quan các điểm mang tính chất tâm linh nhƣ đền, chùa, tìm hiểu lịch sử, văn hóa khoa bảng và giáo dục truyền thống đối với khách du lịch nội địa; Tìm hiểu tôn giáo, văn hóa quan họ, nghiên cứu các danh nhân và văn hóa khoa bảng, thƣởng thức các làn điệu quan họ, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc nghệ thuật trên địa bàn tỉnh đối với khách quốc tế. Các di tích lịch sử văn hóa quan trọng cần khai thác phục vụ phát triển các loại hình du lịch văn hóa tiêu biểu bao gồm: chùa Phật Tích, đền Đô (đền Lý Bát Đế), đền thủy tổ quan họ làng Diềm, đền Bà Chúa kho, Chùa Bút Tháp, Chùa Dâu, Lăng Kinh Dƣơng Vƣơng, đền Lê Văn Thịnh, đền thờ Huyền Quang, đền thờ Cao Lỗ Vƣơng... Để phát triển đƣợc loại hình này, cần phải có chính sách đầu tƣ, tôn tạo các di tích
lịch sử, nghiên cứu tổ chức các hoạt động dành cho khách du lịch phù hợp với từng đối tƣợng khách, từng đối tƣợng tham quan và từng thời điểm... trong đó đặc biệt chú trọng khai thác kết hợp bảo tồn các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể của thế giới ”Quan họ Bắc Ninh”.
Vui chơi giải trí cuối tuần phục vụ thị trƣờng khách nội địa với các hoạt động chính là tham gia các trò chơi cả hiện đại và dân gian, nghỉ ngơi thƣ giãn cuối tuần và kết hợp tham quan, mua sắm tại các trung tâm mua sắm. Để có đƣợc loại hình này, tỉnh cần đầu tƣ xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp dựa trên nguồn lực hiện có về giao thông, về quĩ đất. Phù hợp nhất là hình thành khu vui chơi giải trí tại khu vực đồi thấp trên trục đƣờng Quốc lộ 18 đi Hạ Long để vừa phát huy lợi thế địa hình cũng nhƣ lợi thế về hiện trạng cảnh quan, vừa khai thác đƣợc nguồn khách không chỉ từ Hà Nội mà còn từ Hải Dƣơng và Quảng Ninh đến theo Quốc lộ 18. Ngoài ra cần đầu tƣ bố trí các trung tâm mua sắm hoặc giới thiệu sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông sản của tỉnh gần khu vui chơi giải trí này để phục vụ nhu cầu mua sắm cuối tuần của ngƣời dân Hà Nội. Đây là biện pháp để thu hút hai nhóm đối tƣợng: khách du lịch cuối tuần và khách đi mua sắm sử dụng cả hai loại dịch vụ, gia tăng lợi ích cho các nhà đầu tƣ.
Du lịch làng quê phục vụ đối tƣợng khách du lịch quốc tế là chủ yếu. Loại hình du lịch này với các hoạt động chủ yếu là home-stay, đi xe đạp hoặc đi thuyền dọc sông tham quan, tìm hiểu cuộc sống của ngƣời dân Bắc Ninh với đặc trƣng của cƣ dân Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình du lịch này có thể phát triển ở khu vực huyện Thuận Thành, huyện Gia Bình (home-stay, đi xe đạp) và dọc sông Đuống. Tại các khu vực nông thôn này còn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với nền văn minh lúa nƣớc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Căn cứ vào đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế, xã hội và mối quan hệ của hệ thống giao thông, Bắc Ninh nên đầu tƣ xây dựng các trạm dừng nghỉ dọc tỉnh lộ 283 trên địa bàn huyện Thuận Thành và Quốc lộ 18 trên địa bàn huyện Quế Võ để đón và phục vụ lƣợng khách du lịch từ Hà Nội đi Hạ Long và khách du lịch từ Trung Quốc đến Hà Nội qua Lạng Sơn. Do quá gần Hà Nội nên Bắc Ninh khó giữ chân khách nghỉ đêm, đặc biệt với nhóm khách đi thăm Hạ Long. Vì vậy, cần thiết phải đầu tƣ xây dựng các trạm dừng nghỉ làm nơi giới thiệu văn
thức quà lƣu niệm, đồng thời giới thiệu và cung cấp cho khách các món ăn mang đậm bản sắc địa phƣơng. Điều này vừa mang lại lợi ích kinh tế cho nhà đầu tƣ, cho nhân dân địa phƣơng, vừa quảng bá đƣợc cho tỉnh nhà.
Trong tƣơng lai, Bắc Ninh có tiềm năng để phát triển mạnh du lịch đƣờng sông, đặc biệt là du lịch sông Đuống. Vì vậy, việc nghiên cứu qui hoạch, đầu tƣ và quản lý phát triển sản phẩm du lịch này cần đƣợc triển khai trong tƣơng lai gần.
Bên cạnh đó Bắc Ninh cũng có những hạn chế cơ bản về nguồn lực cho phát triển du lịch của Bắc Ninh là:
- Các điều kiện tự nhiên không phong phú dẫn đến nghèo nàn tài nguyên du lịch tự nhiên;
- Đây là vùng đất phát triển lâu đời nên phần lớn diện tích đất có sự tập trung dân cƣ với mật độ cao, quĩ đất dành cho phát triển dịch vụ công ích và các công trình dịch vụ du lịch không còn nhiều, ở một số điểm tài nguyên có giá trị thì rất hạn chế về không gian để mở rộng dịch vụ.
- Các tài nguyên nhân văn còn lại (trừ thƣởng thức quan họ và nghiên cứu tìm hiểu các di tích lịch sử) chủ yếu phù hợp với khách nội địa, ít phù hợp nhu cầu của khách quốc tế;
- Nằm trên trục đƣờng nối trung tâm gửi khách lớn nhất miền Bắc với di sản thiên nhiên thế giới hấp dẫn du khách nhất Việt Nam nhƣng lại quá gần trung tâm thành phố đã có sự phát triển về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nên khó khai thác dịch vụ lƣu trú.
Từ nhận định về những hạn chế này, tỉnh Bắc Ninh cần nghiên cứu và áp dụng những giải pháp phù hợp, đầu tƣ hợp lý thì mới khai thác có hiệu quả những nguồn lực của tỉnh và khắc phục những hạn chế nêu trên.
CHƢƠNG III
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC NINH