Dư nợ của Agribank Cần Thơ giai đoạn 2009-2011

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt thành phố cần thơ (Trang 46 - 50)

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ)

CHỈ TIÊU

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 chênh lệch

2010/2009 chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt

đối (%) Tuyệt đối (%)

I. Theo thời hạn 2.470.702 100,00 3.238.447 100,00 4.028.160 100,00 767.745 31,07 789.713 19,60

1. Ngắn hạn 1.866.800 75,56 2.362.949 72,97 3.065.629 76,10 496.149 26,58 702.680 22,92

2. Trung hạn và dài hạn 603.902 24,44 875.498 27,03 962.531 23,90 271.596 44,97 87.033 9,04

II. Theo thành phần kinh tế 2.470.702 100,00 3.238.447 100,00 4.028.160 100,00 767.745 31,07 789.713 19,60

1. Doanh nghiệp Nhà nước 25.870 1,05 6.330 0,20 - - (19.540) (75,53) (6.330) -

2. Công ty CP và TNHH 560.610 22,69 963.028 29,74 1.546.468 38,39 402.418 71,78 583.440 37,73

3. DNTN 121.359 4,91 193.616 5,98 271.728 6,75 72.257 59,54 78.112 28,75

4. Kinh tế tập thể 6.670 0,27 9.100 0,28 15.131 0,38 2.430 36,43 6.031 39,86

5. Kinh tế cá thể 1.756.193 71,08 2.066.373 63,81 2.194.833 54,49 310.180 17,66 128.460 5,85

III. Theo ngành kinh tế 2.470.702 100,00 3.238.447 100,00 4.028.160 100,00 767.745 31,07 789.713 19,60

1. Nông nghiệp 944.541 38,23 974.966 30,11 1.023.132 25,40 30.425 3,22 48.166 4,71

2. công nghiệp 362.737 14,68 504.786 15,59 609.333 15,13 142.049 39,16 104.547 17,16

3. Xây dựng 296.094 11,98 199.379 6,16 199.379 4,95 (96.715) (32,66) - -

Cùng với sự tăng trưởng trong cho vay, tình hình dư nợ của ngân hàng cũng có sự tăng trưởng qua 3 năm. Năm 2010 tổng dư nợ của ngân hàng đạt 3.238.447 triệu đồng, tương đương với tăng trưởng tín dụng đạt 31,07% so với năm 2009. Sang năm 2011 dư nợ tăng lên là 4.028.160 triệu đồng, tăng 789.713 triệu đồng, tương đương với 19,60% so với năm 2010, nguyên nhân làm tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 chậm lại so với năm 2010 là do ngân hàng thực hiện tốt chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về Nghị quyết 11/NQ-CP, kiểm soát tốc độ tăng trưởng dưới 20% năm 2011. Sau đây là dư nợ phân theo thời hạn, thành phần kinh tế và ngành kinh tế của ngân hàng qua 3 năm:

Theo thời hạn:

Dư nợ theo thời hạn có xu hướng tăng dần qua ba năm, trong đó dư nợ ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ của ngân hàng. Năm 2010 dư nợ ngắn hạn đạt 2.362.949 triệu đồng, tăng 496.149 triệu đồng tương đương tăng 26,58% so với năm 2010, bước sang năm 2011 thì tổng dư nợ đã tăng thêm 22,92%. Đạt kết quả như trên là do công tác giải ngân cho vay của ngân hàng đạt kết quả cao. Hơn nữa, trên địa bàn nhu cầu vốn ngắn hạn là chủ yếu, với chu kì sản xuất kinh doanh hiệu quả nên nhu cầu vốn tăng, dẫn đến dư nợ tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng. Bên cạnh đó do nhu cầu vay hay sử dụng vốn vay của khách hàng đã có sự thay đổi, nếu như trước đây khách hàng là những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường, vốn chủ sở hữu cịn ít, nên chủ yếu kinh doanh dựa vào vốn vay. Đến nay, sau một thời gian kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp này đã tích luỹ được vốn chủ sở hữu ở mức khá, nên giảm bớt tỷ trọng vốn vay ngân hàng, mà chỉ vay ngân hàng trong ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn theo thời vụ, thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó dư nợ trung và dài hạn cũng có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2010 dư nợ trung và dài hạn tăng 44,97% và tăng thêm 9,04% vào năm 2011, nguyên nhân là do doanh số cho vay trung và dài hạn tăng vào 2 năm nay, phần nữa là do các khoản nợ chưa đến hạn thu hồi.

Theo thành phần kinh tế

Nhìn chung dư nợ của các thành phần kinh tế đều tăng qua 3 năm, trong đó dư nợ của kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm. Năm

2010 dư nợ của khối kinh tế này tăng 17,66%, sang năm 2011 tuy tốc độ tăng trưởng có chậm lại là 5,85% nhưng vẫn đạt ở mức cao là 2.194.833 triệu đồng, tương đương tăng 128.460 triệu đồng. Cùng với việc tăng doanh số cho vay đối với đối tượng này trong thời gian qua nên dư nợ mới có sự tăng trưởng liên tục như vậy, trong khi đó do doanh số thu cũng tăng nên dư nợ vào cuối năm 2011 cũng khơng có sự biến động nhiều.

Bên cạnh đó thì dư nợ cơng ty CP và TNHH, doanh nghiệp tư nhân cũng tăng qua khá mạnh qua các năm. Đối với công ty CP và TNHH thì trong năm 2010 đạt mức tăng trưởng tín dụng là 71,78% và 37,73% trong năm 2011. Trong khi đó DNTN cũng mức tăng trưởng tương tự với 59,54% vào năm 2010 và 28,75% năm 2011. Đây là 2 loại hình kinh tế mà ngân hàng đang ngày càng mở rộng tín dụng, vì đa phần các doanh nghiệp này thường nổ lực chi trả nợ đúng hạn nhằm đảm bảo uy tín cho những lần giao dịch sau.

Theo ngành kinh tế

Lĩnh vực nông nghiêp và thương mại dịch vụ là 2 ngành kinh tế có tỷ trọng dư nợ lớn nhất trong tổng dư nợ tại ngân hàng qua ba năm. Trong đó mặc dù có tốc độ tăng trưởng tín dụng khá thấp so với các ngành khác nhưng lĩnh vực nơng nghiệp có sự tăng trưởng khá ổn định, năm 2010 tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực này đạt 3,22% và sang năm 2011 là 4,71%. Thêm vào đó khi DSCV nơng nghiệp giảm 8,38% vào năm 2010 nhưng DSTN lại tăng 18,66%, qua đó có thể thấy được ý thức trả nợ của nhóm đối tượng này là rất cao, lĩnh vực nông nghiệp vẫn là khách hàng mục tiệu của ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn đối với lĩnh vực nông nghiệp.

Bên cạnh đó dư nợ trong thương mại - dịch vụ lại có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn, cụ thể dư nợ trong lĩnh vực này trong năm 2010 là 1.559.316 triệu đồng, tăng 691.986 triệu đồng tương đương với tăng trưởng tín dụng là 79,78% so với năm 2010. Đến năm 2011 dư nợ tiếp tục tăng thêm 637.000 triệu đồng, tăng tương đương 29% so với năm 2010. Có thể lý giải vì sao tín dụng lại có sự tăng trưởng mạnh trong năm 2010, nguyên nhân là do DSCV thương mại- dịch vụ trong năm này tăng, thêm vào đó lại có sự sụt giảm nhẹ của DSTN. Tuy nhiên lĩnh vực thương mại dịch vụ là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng và có nhu cầu

mở rộng sản xuất kinh doanh rất lớn nên trong thời gian tới ngân hàng cần quan tâm hơn đối tượng khách hàng này.

4.1.2.4. Tình hình nợ xấu

Với bất kỳ ngân hàng nào dù thừa vốn hay thiếu vốn thì khi tiến hành cấp tín dụng đều mong muốn thu hồi được cả gốc và lãi đúng hẹn. Khi đó nghiệp vụ cấp tín dụng mới được xem là hồn tất. Nợ xấu là một biểu hiện khơng tốt của chất lượng tín dụng, phát sinh nợ xấu đồng nghĩa với việc khoản cho vay của ngân hàng đứng trước nguy cơ gặp rủi ro. Từ bảng số liệu cho ta thấy tình hình nợ xấu của ngân hàng trong thời gian qua có nhiều biến động phức tạp giảm rồi lại tăng mạnh vào năm 2011, vì vậy ngân hàng cần phải có sự theo dõi chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng.

Nhìn vào bảng số liệu trang 42 ta có thể thấy nợ xấu của ngân hàng có biến động tăng giảm khơng đều qua 3 năm. Cụ thể năm 2010 nợ xấu của ngân là 72.467 triệu đồng, giảm 2.143 triệu đồng tương đương với 2,87% so với năm 2009, nguyên nhân là do sự cố gắng của ngân hàng trong công tác thu hồi nợ, ngân hàng ln coi trọng việc tăng trưởng tín dụng đi đơi với chất lượng tín dụng do đó cơng tác thẩm định và kiểm sốt món vay ln đặt lên hàng đầu. Cán bộ tín dụng ln đơn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ. Sang năm 2011, tình hình nợ xấu của ngân hàng có diễn biến tăng lên, cụ thể nợ xấu trong năm này là 114.381 triệu đồng, tăng khá mạnh 57,84% so với năm 2010, trong khi đó dư nợ cho vay của năm này chỉ tăng 19,60. Nguyên nhân của sự gia tăng này do lãi suất cho vay trong năm này luôn phải duy trì ở mức cao trong khi lợi nhuận của khách hàng thì ngày càng bị thu hẹp bởi sự biến động của nền kinh tế, tình trạng lạm phát tăng cao dẫn đến chi phí đầu vào cũng tăng vọt trong năm này.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt thành phố cần thơ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)