Tình hình thu nhập của Agribank Cần Thơ giai đoạn 2009-2011

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt thành phố cần thơ (Trang 54 - 59)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 chênh lệch 2010/2009 chênh lệch 2011/2010 Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Tuyệt

đối % Tuyệt đối %

1. Thu nhập từ lãi 313.517 90,41 540.763 94,10 817.679 96,37 227.246 72,48 276.916 51,21

- Từ lãi tiền gởi 2.473 0,71 5.415 0,94 7.659 0,90 2.942 118,96 2.244 41,44

- Từ lãi cho vay 311.044 89,70 535.348 93,15 810.020 95,47 224.304 72,11 274.672 51,31

2. Thu nhập ngoài ngoài lãi 33.259 9,59 33.933 5,90 30.767 3,63 674 2,03 (3.166) (9,33)

- Từ HĐ dịch vụ 6.297 1,82 8.902 1,55 12.228 1,44 2.605 41,37 3.326 37,36

- Từ HĐKD ngoại hối 1.687 0,49 1.184 0,21 1.880 0,22 (503) (29,82) 696 58,78

- Từ HĐKD khác 4.888 1,41 4.684 0,82 7.927 0,93 (204) (4,17) 3.243 69,24

- Thu nhập khác 20.387 5,88 19.163 3,33 8.732 1,03 (1.224) (6,00) (10.431) (54,43)

Tổng thu nhập 346.776 100,00 574.696 100,00 848.446 100,00 227.920 65,73 273.750 47,63

Thu nhập từ lãi: đây là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng, nguồn thu này

luôn chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng thu nhập qua các năm. Cụ thể năm 2009 thu nhập từ lãi chiếm 90,41%, đến năm 2010 chiếm 94,10% và chiếm đến 96,37% tổng thu nhập của ngân hàng vào năm 2011.

Thu nhập từ lãi cho vay: là nguồn thu chính trong tổng thu từ lãi của ngân

hàng qua ba năm, nguồn thu từ việc cho vay tại chi nhánh luôn tăng mạnh qua ba năm. Năm 2010 thu nhập từ lãi cho vay đạt 535.348 triệu đồng, tăng mạnh 224.304 triệu đồng, tương đương tăng 72,11% so với năm 2009, nguồn thu này tiếp tục tăng 51,31% vào năm 2011. Có được kết quả này là do trong những năm qua nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn thành phố để đầu tư cho sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng cao, đồng thời do tình hình kinh tế nên mức lãi suất cho vay cũng tăng tại cùng thời điểm nên cũng góp phần làm cho thu nhập từ lãi của ngân hàng tăng qua các năm. Ngồi ra ngân hàng đã khơng ngừng mở rộng hoạt động cho vay cùng với việc kiểm tra, đôn đốc thu lãi và các khoản nợ khi đến kỳ hạn, hạn chế các việc thu nợ kéo dài, từ đó tạo nên nguồn thu từ lãi cho vay lớn cho ngân hàng.

Thu nhập từ lãi tiền gởi: là khoản thu chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chiếm dưới 1%

trong thu nhập từ lãi của ngân hàng. Đây là lãi tiền gửi của ngân hàng tại các TCTD khác chủ yếu nhằm phục vụ cho công tác giao dịch thanh toán lẫn nhau nên khoản mục này thường chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập lãi. Tuy vậy nhưng thu nhập từ lãi tiền gởi của ngân hàng có xu hướng tăng khá mạnh qua 3 năm, đặc biệt là năm 2010 khoản thu này là 5.415 triệu đồng, tăng mạnh 118,96% so với năm 2009, khơng ngừng lại tại đó thu nhập từ lãi tiền gởi tiếp tục tăng 41,44% vào năm 2011. Điều đó cho nhu cầu thanh tốn lẫn nhau giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng để phục vụ kịp thời nhu cầu giao dịch ngày càng cao của khách hàng.

Thu nhập ngoài lãi: Giống như các ngân hàng thương mại khác, Agribank Cần Thơ có nhiều hoạt động ngồi hoạt động chính là tín dụng, vì vậy mà ngân hàng cũng có nhiều khoản thu ngoài lãi như: thu từ hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động kinh doanh khác và thu nhập khác. Tuy nhiên khoản mục này lại chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Thu nhập ngồi lãi có xu hướng tăng giảm khơng đều qua

các năm, bên cạnh đó thì tỷ trọng của khoản thu này trong tổng thu nhập của ngân hàng lại giảm qua 3 năm. Cụ thể năm 2010, thu nhập ngoài lãi đạt 33.933 triệu đồng, tăng nhẹ 2,03% so với năm 2009. Đến năm 2011 khoản thu này giảm còn 30.767 triệu đồng tương đương giảm 9,33% và tỷ trọng chỉ chiếm 3,63% so với năm trước đó. Điều đó cho thấy thu nhập của ngân hàng phần lớn phụ thuộc vào khoản thu nhập từ lãi và ngân hàng chưa thật sự chú trọng nhiều đến các hoạt động dịch, ngoại hối,…Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần đẩy mạnh các khoản thu này để có những bước tiến hơn nữa về đa dạng hóa sản phẩm tiến đến đa dạng hóa nguồn thu nhập, giảm sự phụ thuộc vào một vài mảng thu nhập chính, để hạn chế bớt những cú sốc từ thị trường và nền kinh tế. Và cơ cấu của một ngân hàng hiện đại hướng đến là tỷ trọng các khoản thu nhập ngoài lãi chiếm từ 15% đến 30% trên tổng thu nhập.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ: thu từ dịch vụ thanh toán, thu từ dịch vụ

chuyển tiền trong và ngoài nước, thu phát hành L/C, thu dịch vụ thẻ ATM, thu nghiệp vụ bảo đảm thanh toán, thu từ dịch vụ thu hộ, chi hộ, ủy nhiệm thanh toán,….Khoản thu này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập ngoài lãi nhưng có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2010 thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 8.902 triệu đồng tăng 41,37% so với năm 2009, đến năm 2011 khoản thu này tăng thêm 3.326 triệu đồng, tương đương tăng 37,36% so với năm 2010. Điều này cho thấy nhu cầu cần cung cấp các dịch vụ tiện ích của khách hàng ngày càng tăng, với sức mạnh tài chính và uy tín trong kinh doanh của ngân hàng thì đây là một nghiệp vụ còn nhiều tiềm năng phát triển mà ngân hàng cần chú trọng phát huy.

Thu nhập từ phí và dịch vụ, chủ yếu ở vùng ĐBSCL nói chung, địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng, các Ngân hàng chỉ có nguồn thu từ khách hàng doanh nghiệp là đáng kể, cịn khách hàng cá nhân thì cịn rất hạn chế do nhận thức và trình độ của người dân phần nào đó cịn hạn chế nên việc tiếp cận với những dịch vụ ngân hàng có thu phí cịn là những điều khá mới mẻ. Nói chung họ chỉ nhìn thấy “cái mất” từ phí phải trả mà chưa thấy “cái được” từ những tiện ích mà dịch vụ mang lại, thêm vào đó do thói quen thích giữ và sử dụng tiền mặt của người dân nên nhiều người thà chịu chuyển tiền qua bưu điện để bị thu phí cao, trong khi chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng vừa nhanh vừa an tồn và phí thì khơng

đáng kể, mãi đến khi có thẻ ATM thì nhiều người mới thực hiện chuyển tiền qua ngân hàng trong khi trước đó khi thẻ chưa phát triển mạnh thì ngân hàng vẫn thực hiện nghiệp vụ này bình thường với điều kiện là ta phải mở một tài khoản tại ngân hàng với số dư tiền gửi nhất định. Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần chủ động tìm kiếm mở rộng và đặt mối quan hệ với khách hàng, thực hiện tốt cơng tác chăm sóc khách hàng thì khả năng tăng nguồn thu từ dịch vụ thanh toán là rất cao.

Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: đây là khoản thu chiếm tỷ trọng nhỏ

nhất trong tổng thu nhập ngoài lãi của ngân hàng. Nguyên nhân là do ngân hàng ít chú trọng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ vì thị phần kinh doanh của nghiệp vụ này thường là do Ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) thực hiện vì phần lớn khách hàng của họ là những nhà xuất nhập khẩu. Tuy vậy nhưng khoản thu này lại có sự biến động tăng giảm khơng đều qua 3 năm. Năm 2010 thu nhập từ kinh doanh ngoại hối là 1.184 triệu đồng, giảm 29,82% so với năm trước đó, nguyên nhân là do trong năm này thị trường ngoại tệ có nhiều chuyển biến phức tạp, đặc biệt là vào cuối năm tạo ra sự chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức. Vì vậy đã tạo ra khơng ít khó khăn cho hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung và Agribank Cần Thơ nói riêng. Sang năm 2011, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối có xu hướng tăng trở lại là 1.880 triệu đồng, tương đương tăng 58,78% so với năm 2010. Nguyên nhân là nhờ thị trường ngoại hối chuyển biến tích cực, trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại được cải thiện, tâm lý thị trường ổn định, thị trường ngoại tệ tự do được kiểm soát chặt chẽ.

Thu nhập khác: là khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập

ngoài lãi của ngân hàng. Đây là những khoản thu phát sinh do chủ quan hoặc khách quan mà ngân hàng không dự tính trước được và mang tính chất không thường xuyên. Các khoản thu này của ngân hàng bao gồm: thu nợ đã xử lý rủi ro, lãi dự thu kỳ trước và thu nhập bất thường,... nên các khoản thu này biến động không ổn định qua các năm. Trong các khoản thu khác của ngân hàng thì khoản thu từ nợ đã xử lí rủi ro chiếm tỷ trọng cao nhất, đặc biệt là vào năm 2009. Năm 2010 thu nhập khác là 19.163 triệu đồng, giảm nhẹ 6% so với năm 2009, đến năm 2011 khoản thu này tiếp tục giảm mạnh còn 8.732 triệu đồng tương đương

giảm 54,43% so với năm 2010. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoản kinh tế thế giới năm 2008, nhiều doanh nghiệp sản xuất thua lỗ lâm vào tình trạng phá sản dẫn đến các khoản nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh vì vậy ngân hàng đã đưa vào xử lý những khoản nợ trên, sang đến năm 2009 và 2010, tình hình kinh tế trong nước có diễn biến tốt, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố sản xuất có lãi đã tìm đến trả nợ cho ngân hàng nên làm cho khoản thu này của ngân hàng trong 2 năm này đạt khá cao.

4.2.1.2. Phân tích chi phí

Cùng với sự gia tăng của thu nhập và đa dạng hóa các hình thức cho vay cũng như các dịch vụ cung cấp cho khách hàng thì kèm theo đó là sự gia tăng của chi phí. Chi phí là một trong những nhân tố quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy cần phải phân tích chi phí để biết khoản chi phí nào là chi phí chính trong hoạt động của ngân hàng, biết được kết cấu của các khoản mục chi phí để hạn chế những khoản chi phí bất hợp lý, góp phần nâng cao lợi nhuận, mạnh dạng tăng cường những khoản chi phí có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm thực hiện tốt chiến lược mà ngân hàng đề ra.

244,949 62,590 439,858 80,333 648,095 95,077 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 2009 2010 2011

Chi phí từ HĐTD Chi phí ngồi HĐTD

Triệu đồng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt thành phố cần thơ (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)