ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt
đối % Tuyệt đối %
1. Chi từ HĐTD 244.949 79,65 439.858 84,56 648.095 87,21 194.909 79,57 208.237 47,34
- Trả lãi tiền gửi 111.637 36,30 142.377 27,37 222.811 29,98 30.740 27,54 80.434 56,49
- Trả lãi tiền vay 125.853 40,92 289.015 55,56 417.099 56,12 163.162 129,64 128.084 44,32
- Trả lãi khác 7.459 2,43 8.466 1,63 8.185 1,11 1.007 13,50 (281) (3,32)
2. Chi phí ngồi HĐTD 62.590 20,35 80.333 15,44 95.077 12,79 17.743 28,35 14.744 18,35
- Chi phí hoạt động dịch vụ 4.202 1,37 4.793 0,92 8.094 1,09 591 14,06 3.301 68,87
- Chi phí HĐKD ngoại hối 1.070 0,35 107 0,02 121 0,02 (963) (90,00) 14 13,08
- Chi nộp thuế và phí, lệ phí 263 0,09 496 0,10 634 0,09 233 88,59 138 27,82
- Chi phí HĐKD khác 356 0,12 211 0,04 572 0,08 (145) (40,73) 361 171,09
- Chi phí cho nhân viên 25.776 8,38 30.167 5,80 40.128 5,40 4.391 17,04 9.961 33,02
- Chi cho HĐ quản lý và CV 10.746 3,49 12.757 2,45 13.921 1,87 2.011 18,71 1.164 9,12
- Chi về tài sản 8.409 2,73 14.282 2,75 16.090 2,17 5.873 69,84 1.808 12,66
- Chi phí dự phịng và BHTG 11.759 3,82 17.511 3,37 15.511 2,09 5.752 48,92 (2.000) (11,42)
- Chi phí khác 9 0,00 9 0,00 6 0,00 - - (3) (33,33)
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy chi phí mà ngân hàng bỏ ra cũng tăng không kém so với phần doanh thu đạt được, nhất là chi phí từ hoạt động tín dụng đều tăng khá nhanh qua 3 năm. Đặc biệt nếu năm 2011 doanh thu đạt cao nhất thì chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra trong năm này cũng là cao nhất trong 3 năm. Năm 2010, tổng chi phí mà ngân hàng phải chi ra là 520.191 triệu đồng, tăng 212.652 triệu đồng tương đương tăng 69,15% so với năm 2009. Đến năm 2011, tổng chi phí tiếp tục tăng thêm 222.981 triệu đồng tương đương tăng 42,87% so với năm 2010, điều đáng chú ý ở đây là trong năm này tuy tổng chi phí có tăng nhưng so với tốc độ tăng của doanh thu là 47,63% thì tốc độ tăng của chi phí có phần chậm hơn. Đó là sự khả quan trong khâu quản lý chi phí của ngân hàng, ngân hàng đã quản lý chi phí tốt hơn qua các thời kì bằng cách như tối thiểu hóa chi phí đầu vào, hạn chế chi phí khơng cần thiết và gia tăng những khoản chi đem lại nhiều lợi nhuận.
Và để hiểu rỏ hơn về sự biến động của tổng chi phí, ta sẽ đi phân tích từng khoản mục chi phí trong tổng chi phí:
Chi phí từ hoạt động tín dụng:
Là khoản chi chủ yếu trong tổng chi phí của ngân hàng qua 3 năm, khoản chi này ln chiếm trên 79% tổng chi phí của Ngân hàng trong 3 năm và có tốc độ tăng khá mạnh qua các năm. Năm 2010, chi phí từ hoạt động tín dụng tăng 194.909 triệu đồng, tương ứng 79,57% so với năm 2009. Năm 2011, khoản chi này tiếp tục tăng 208.237 triệu đồng, tăng tương ứng 47,34% so với năm 2010. Đây là một khoản tăng khá cao. Nguyên nhân do trong năm 2010 và 2011 có sự tăng khá mạnh từ 2 khoản mục là trả lãi tiền gởi và trả lãi tiền vay do nhu cầu vay vốn của cá nhân và các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố tăng nên ngân hàng đã huy động vốn và vay từ trung ương nên làm cho tổng chi phí từ hoạt động tín dụng tăng lên khá mạnh qua 3 năm.
Trả lãi tiền gởi: Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng thứ 2 trong tổng chi phí
từ hoạt động tín dụng của ngân hàng, khoản chi này có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2010, chi phí từ trả lãi tiền gởi của ngân hàng là 142.377 triệu đồng, tăng 30.740 triệu đồng tương đương tăng 27,54% so với năm 2009. Sang năm 2011, khoản chi này tiếp tục tăng mạnh là 222.811 triệu đồng tương ứng với tăng 56,49% so với năm trước đó. Nguyên nhân dẫn đến khoản chi này liên tục tăng là
do nguồn vốn mà ngân hàng huy động qua 3 năm này đều tăng cao, thêm vào đó là do lãi suất diễn biến khá phức tạp và căng thẳng. Nhà nước ban hành trần lãi suất huy động 14% nhưng từ trước tháng 8.2011 trở về trước, hiện tượng phá trần trở nên phổ biến gây méo mó, bất ổn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Từ tháng 8 trở về sau, trần lãi suất được làm nghiêm, gắn với những quyết định xử phạt gây xôn xao trên thị trường đã làm cho tình trạng cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt và ngân hàng luôn phải giữ mức lãi suất huy động cao nhất theo mức cho phép để giữ chân khách hàng cũ cũng như thu hút khách hàng mới. Chính vì vậy mà chi phí từ vốn huy động của ngân hàng cũng không ngừng tăng cao qua các năm.
Trả lãi tiền vay: chủ yếu là trả lãi tiền vay các dự án ủy thác, trả lãi sử dụng vốn trụ sở chính và trả phí sử dụng vốn giữa chi nhánh cấp 1 và đơn vị phụ thuộc. Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí từ hoạt động tín dụng của ngân hàng và có xu hướng tăng khá nhanh qua 3 năm. Đặc biệt năm 2010, khoản chi này là 289,015 triệu đồng, tăng mạnh 163.162 triệu đồng, tăng tương đương 129,64% so với năm 2009, sang năm 2011chi phí từ trả lãi tiền vay tăng thêm 128.084 triệu đồng, tương đương với 44,32%. Qua đó cho thấy khoản chi phí này đã khơng ngừng tăng cao qua các năm, có thể lý giải sự gia tăng này là do sự biến động phức tạp của lãi suất vào 2 năm này, tạo nên sự chạy đua lãi suất từ giữa tháng 8.2011 trở về trước, gây ra những khó khăn nhất định trong cơng tác huy động vốn của ngân hàng, khơng khi đó nhu cầu vay vốn của người dân lại tăng cao, vì vậy mà ngân hàng đã phải vay tại trụ sở chính để đủ nguồn vốn cung ứng cho hoạt động tín dụng. Thêm vào đó đa phần các nguồn vốn này ngân hàng thường phải trả lãi cao hơn so với nguồn vốn huy động được từ khách hàng nên dẫn đến khoản chi phí này đã khơng ngừng tăng cao qua các năm.
Trả lãi khác: Chi phí trả lãi khác của ngân hàng gồm trả lãi phát hành giấy
tờ có giá và trả lãi tiền th tài chính. Trong đó thì chi phí từ trả lãi phát hành giấy tờ có giá chiếm trên 90% trả lãi khác. Khoản chi từ trả lãi khác tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2010 khoản chi này là 8.466 triệu đồng, tăng 13,5% so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 khoản chi này lại giảm 281 triệu đồng, còn lại 8.185 triệu đồng tương đương giảm nhẹ 3,32% so với năm 2010.
Nguyên nhân của sự sụt giảm trên là do ảnh hưởng của sự sụt giảm từ trả lãi phát hành giấy tờ có giá vào năm này. Thơng thường đối với nguồn vốn có được từ việc phát hành giấy tờ có giá rất ổn định nhưng ngân hàng thường phải trả một mức lãi suất cao hơn nhiều. Qua đó cho thấy sự cố gắng của ngân hàng trong việc huy động vốn nhằm hạn chế chi phí từ việc phát hành giấy tờ có giá.
Chi phí ngồi hoạt động tín dụng:
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy tương tự như tình hình biến động của chi phí từ hoạt động tín dụng, chi phí ngồi hoạt động tín dụng cũng có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2010 khoản chi này là 80.333 triệu đồng, tăng 17.743 triệu đồng tương đương với 28,35% so với năm 2009. Đến năm 2011 chi phí ngồi hoạt động tín dụng tiếp tục tăng thêm 14.744 triệu đồng, tương đương tăng 18,35% so với năm 2010. Nhìn lại với tốc độ tăng của thu nhập ngoài lãi năm 2010 (chỉ tăng nhẹ 2,03% so với năm 2009) thì chi phí ngồi lãi trong năm này lại tăng đến 28,35% so với năm 2009, còn trong năm 2011 trong khi thu nhập ngồi lãi có xu hướng giảm (giảm 9,33% so với năm 2010) thì chi phí ngồi lãi lại tiếp tục 18,35% so với năm 2010. Tuy khoản chi này chiếm một tỷ trọng khơng lớn (trung bình khoảng 16% tổng chi phí trong 3 năm) nhưng sự biến động của nó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự biến động chung của tổng chi phí, vì vậy ngân hàng cũng cần chú ý quan tâm đến khoản mục này để có những biện pháp phù hợp nhằm giảm bớt những chi phí khơng cần thiết, nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng trong những năm tiếp theo.
Chi phí hoạt động dịch vụ:
Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng chi phí ngồi hoạt động tín dụng của ngân hàng qua ba năm. Khoản chi này chủ yếu tại ngân hàng là chi cho ngân quỹ, chi cho kiểm, điếm, phân loại và đóng gói tiền, chi phí hoa hồng mơi giới, chi nộp phí bảo hiểm tiền,..Khoản chi này có xu hướng tăng qua 3 năm, đặc biệt là năm 2011 khoản chi này tăng 68,87% so với năm 2010. Tuy đây là một khoản chi có tỷ trọng nhỏ trong tổng chi ngồi hoạt động tín dụng nhưng đó là những khoản chi rất cần thiết phục vụ đắc lực cho hoạt động của ngân hàng nên ngân hàng cần quan tâm và có kế hoạch chi cụ thể, hợp lí những khoản chi này.
Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối:
Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng chi ngoài hoạt động tín dụng của ngân hàng qua ba năm, cũng giống như thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, khoản chi này có sự sụt giảm vào năm 2010 và gia tăng lại vào năm 2011, cho thấy ngân hàng ngày càng quan tâm đầu tư nhiều vào khoản mục kinh doanh ngoại hối.
Chi phí cho nhân viên:
Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi ngồi hoạt động tín dụng của ngân hàng qua ba năm và có xu hướng tăng dần. Khoản chi này năm 2010 tăng 4.391 triệu đồng so với năm 2009, tăng tương ứng 17,04% và năm 2011 tăng 9.961 triệu đồng so với năm 2010, tương đương tăng 33,02%. Do đặc thù của khoản chi này nên ngân hàng không thể cắt giảm được khoản chi này. Hơn nữa, nếu như khoản chi này khơng hợp lí thì rất khó để ngân hàng giữ chân người tài cũng như chiêu dụ nhân viên mới về làm việc, vì thế nhà quản trị ngân hàng cần quan tâm đúng mức đến khoản chi này sao cho phù hợp với năng lực của mỗi nhân viên , từ đó nắm bắt được mối liên hệ giữa tiền lương và năng suất lao động mà có hướng điều chỉnh cho phù hợp trong phạm vi quyền hạn hoặc có hướng đề đạt lên trên.
Chi dự phòng và bảo hiểm tiền gởi:
Khoản chi này chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng chi ngoài lãi của ngân hàng trong hai năm 2009 và 2010. Khoản chi này bao gồm chi dự phịng nợ phải thu khó địi, Chi nộp phí bảo hiểm, bảo tồn tiền gửi của khách hàng,…Khoản chi này có sự sụt giảm năm 2011 do sự sụt giảm của khoản chi dự phòng nợ phải thu khó địi. Ngun nhân giảm trong năm 2011 là do Ngân hàng giảm đáng kể chi phí cho dự phịng nợ phải thu khó địi, đây là một điều tốt vì cho thấy được cơng tác thu nợ của Ngân hàng và hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức cá nhân vay vốn đạt hiệu quả. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần có những biện pháp cứng rắn hơn trong công tác thu nợ để hạn chế đến mức thấp nhất khoản chi cho dự phòng để giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho ngân hàng .
4.2.1.3. Phân tích lợi nhuận
Khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng hay bất kỳ một doanh nghiệp thông thường nào khác thì ta khơng thể khơng nói đến lợi
nhuận. Bởi vì lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà các NHTM, kể cả các doanh nghiệp sản xuất đặt ra trong quá trình kinh doanh của mình. Mặt khác, lợi nhuận còn là điều kiện để duy trì cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đã kinh doanh thì nhất thiết phải có lợi nhuận. Cịn lợi nhuận nhiều hay ít thì nó tùy thuộc vào khả năng quản trị, cung cách điều hành của các nhà lãnh đạo ngân hàng hay sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác trong điều kiện thực tế.
Bảng 11: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2009-2011
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 2009 2010 2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng thu nhập 346.776 574.696 848.446 227.920 65,73 273.750 47,63 Tổng chi phí 307.539 520.191 743.172 212.652 69,15 222.981 42,87 Lợi nhuận 39.237 54.505 105.274 15.268 38,91 50.769 93,15
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ)
- 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 2009 2010 2011 Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận Triệu đồng
Dựa vào bảng số liệu và đồ thị ta dễ dàng nhận thấy lợi nhuận của công ty không ngừng tăng cao qua 3 năm. Cụ thể năm 2010, tổng lợi nhuận của ngân hàng là 54.505 triệu đồng, tăng 15.268 triệu đồng tương đương với 38,91% so với năm 2009. Và đặc biệt là năm 2011, tổng lợi nhuận của ngân hàng đạt 105.274 triệu đồng, tăng 50.769 triệu đồng, tương đương 93,15% so với năm 2010. Tuy hoạt động trong điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn nhưng với sự phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên cùng sự chỉ đạo điều hành linh hoạt của ban lãnh đạo trong công tác huy động vốn và hoạt động cho vay, kết quả doanh thu của ngân hàng không ngừng tăng cao. Bên cạnh đó nhờ vào cơng tác kiểm sốt chi phí chắt chẽ mà lợi nhuận của ngân hàng từ đó khơng ngừng tăng lên và đạt con số ấn tượng vào năm 2011.
4.2.2. Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Bảng 12: MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009-2011
CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ 2009 2010 2011 1.Tổng thu nhập Trđ 346.776 574.696 848.446 2.Tổng chi phí Trđ 307.539 520.191 743.172 3. Lợi nhuận ròng Trđ 39.237 54.505 105.274 4.Tổng tài sản Trđ 2.578.807 3.369.158 4.192.173 ROA (3/4) % 1,52 1,62 2,51 ROS (3/1) % 11,31 9,48 12,41 Tổng chi phí/Tổng thu nhập % 88,69 90,52 87,59 Tổng thu nhập/Tổng tài sản % 13,45 17,06 20,24
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ)
4.2.2.1. Chỉ số ROA
ROA giúp cho nhà quản trị xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng vốn đem đi đầu tư. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lí, có sự đầu tư linh hoạt vào các nghiệp vụ kinh doanh trước những biến động của nền kinh tế. Qua bảng số liệu trên ta thấy được
chỉ số ROA của ngân hàng có diễn biến tăng dần qua 3 năm. Năm 2009 chỉ số này là 1,52%, chứng tỏ 100 đồng tài sản mà ngân hàng đem đi đầu tư đã tạo ra 1,52 đồng lợi nhuận ròng; năm 2010 ROA đạt 1,62%, chứng tỏ 100 đồng tài sản đem đi đầu tư đã tạo ra 1,62 đồng lợi nhuận ròng và trong năm 2011 chỉ số ROA của ngân hàng đã tăng đáng kể với 2,51%, chứng tỏ trong năm này với 100 đồng tài sản đem đi đầu tư đã tạo ra 2,51 đồng lợi nhuận ròng. Nguyên nhân là do lợi nhuận của ngân hàng khơng ngừng tăng cao qua 3 năm, trong khi đó mặc dù tổng tài sản cũng có xu hướng tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng của tổng lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản, vì vậy mà chỉ số ROA liên tục tăng cao. Và đặc biệt là vào năm 2011 khi mà tổng tài sản chỉ tăng 24,43% thì lợi nhuận rịng lại tăng với tốc độ nhanh với 93,15% dẫn đến ROA đạt cao nhất qua 3 năm. Qua đó có thể thấy hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng là khá tốt, cơ cấu tài sản hợp lý, và trong thời gian tới ngân hàng cần duy trì sự tăng trưởng