Dựa vào bảng số liệu và đồ thị ta dễ dàng nhận thấy lợi nhuận của công ty không ngừng tăng cao qua 3 năm. Cụ thể năm 2010, tổng lợi nhuận của ngân hàng là 54.505 triệu đồng, tăng 15.268 triệu đồng tương đương với 38,91% so với năm 2009. Và đặc biệt là năm 2011, tổng lợi nhuận của ngân hàng đạt 105.274 triệu đồng, tăng 50.769 triệu đồng, tương đương 93,15% so với năm 2010. Tuy hoạt động trong điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn nhưng với sự phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên cùng sự chỉ đạo điều hành linh hoạt của ban lãnh đạo trong công tác huy động vốn và hoạt động cho vay, kết quả doanh thu của ngân hàng khơng ngừng tăng cao. Bên cạnh đó nhờ vào cơng tác kiểm sốt chi phí chắt chẽ mà lợi nhuận của ngân hàng từ đó khơng ngừng tăng lên và đạt con số ấn tượng vào năm 2011.
4.2.2. Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Bảng 12: MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009-2011
CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ 2009 2010 2011 1.Tổng thu nhập Trđ 346.776 574.696 848.446 2.Tổng chi phí Trđ 307.539 520.191 743.172 3. Lợi nhuận ròng Trđ 39.237 54.505 105.274 4.Tổng tài sản Trđ 2.578.807 3.369.158 4.192.173 ROA (3/4) % 1,52 1,62 2,51 ROS (3/1) % 11,31 9,48 12,41 Tổng chi phí/Tổng thu nhập % 88,69 90,52 87,59 Tổng thu nhập/Tổng tài sản % 13,45 17,06 20,24
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ)
4.2.2.1. Chỉ số ROA
ROA giúp cho nhà quản trị xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng vốn đem đi đầu tư. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lí, có sự đầu tư linh hoạt vào các nghiệp vụ kinh doanh trước những biến động của nền kinh tế. Qua bảng số liệu trên ta thấy được
chỉ số ROA của ngân hàng có diễn biến tăng dần qua 3 năm. Năm 2009 chỉ số này là 1,52%, chứng tỏ 100 đồng tài sản mà ngân hàng đem đi đầu tư đã tạo ra 1,52 đồng lợi nhuận ròng; năm 2010 ROA đạt 1,62%, chứng tỏ 100 đồng tài sản đem đi đầu tư đã tạo ra 1,62 đồng lợi nhuận ròng và trong năm 2011 chỉ số ROA của ngân hàng đã tăng đáng kể với 2,51%, chứng tỏ trong năm này với 100 đồng tài sản đem đi đầu tư đã tạo ra 2,51 đồng lợi nhuận ròng. Nguyên nhân là do lợi nhuận của ngân hàng không ngừng tăng cao qua 3 năm, trong khi đó mặc dù tổng tài sản cũng có xu hướng tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng của tổng lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản, vì vậy mà chỉ số ROA liên tục tăng cao. Và đặc biệt là vào năm 2011 khi mà tổng tài sản chỉ tăng 24,43% thì lợi nhuận ròng lại tăng với tốc độ nhanh với 93,15% dẫn đến ROA đạt cao nhất qua 3 năm. Qua đó có thể thấy hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng là khá tốt, cơ cấu tài sản hợp lý, và trong thời gian tới ngân hàng cần duy trì sự tăng trưởng như trên để ngày càng nâng cao lợi nhuận ròng cũng như hiệu quả sử dụng tài sản tại ngân hàng.
ROA chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: Tỷ suất Lợi nhuận và Hệ số sử dụng tài sản
ROA = Tỷ suất lợi nhuận * Hệ số sử dụng tài sản
Bảng 13: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ROA
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ)
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến ROA năm 2010/2009
- Xác định đối tượng phân tích ∆ R = R10 – R09
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA ROA được xác định: Rn = an x bn Với + Rn: Hệ số ROA Các nhân tố ảnh hưởng Năm a (%) b (lần) ROA (%) 2009 11,31 0,1345 1,52 2010 9,48 0,1706 1,62 2011 12,41 0,2024 2,51 Doanh thu = Lợi nhuận ròng
+ an: Tỷ suất lợi nhuận + bn: Hệ số sử dụng tài sản
+ Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) thực tế năm 2010 (R10) R10 = a10 x b10 = 9,48% * 0,1706 = 1,62%
+ Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) năm 2009 (R09) R09 = a09x b09 = 11,31% * 0,1345 = 1,52%
Đối tượng phân tích:
∆R = R10 – R09 = 1,62% - 1,52% = 0,1%
Vậy: ROA thực tế của ngân hàng năm 2010 so với năm 2009 tăng 0,1% là do ảnh hưởng bởi các nhân tố như: Tỷ suất lợi nhuận và Hệ số sử dụng tài sản.
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Sự tăng trưởng của ROA này do ảnh hưởng bởi các nhân tố (yếu tố) sau:
+ Ảnh hưởng bởi nhân tố Tỷ suất lợi nhuận
∆a = b09a10 – b09a09
= 0,1345*9,48% – 0,1345*11,31% = - 0,25%
Vậy: Do tỷ suất lợi nhuận năm 2010 giảm 1,83% so với năm 2009 nên làm ROA của ngân hàng giảm 0,25%.
+ Ảnh hưởng bởi nhân tố Hệ số sử dụng tài sản
∆b = a10b10 – a10b09
= 9,48%*0,1706- 9,48%*0,1345= 0,35%
Vậy: Do hệ số sử dụng tài sản năm 2010 tăng 0,0361 lần so với 2009, làm ROA của ngân hàng tăng 0,35%.
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
* Nhân tố làm tăng ROA:
+ Hệ số sử dụng tài sản: 0,35% * Nhân tố làm giảm ROA:
+ Tỷ suất lợi nhuận: 0,25%
0,35 - 0,25 = 0,1 % = Đối tượng phân tích (ROA)
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến ROA năm 2011/2010
- Xác định đối tượng phân tích ∆ R = R11 – R10
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA ROA được xác định: Rn = an x bn
+ Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) thực tế năm 2011 R11= a11 x b11 = 12,41% * 0,2024
= 2,51%
+ Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) năm 2010 (R10) R10= a10 x b10 = 9,48% * 0,1706
= 1,62%
Đối tượng phân tích:
∆R = R11 – R10 = 2,51% - 1,62% = 0,89%
Vậy: ROA thực tế của ngân hàng năm 2011 so với năm 2010 tăng 0,89% là do ảnh hưởng bởi các nhân tố như: Tỷ suất lợi nhuận và Hệ số sử dụng tài sản.
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Sự tăng trưởng của ROA này do ảnh hưởng bởi các nhân tố (yếu tố) sau +Ảnh hưởng bởi nhân tố Tỷ suất lợi nhuận
∆a = a11b10 – a10b10
= 12,41%*0,1706 – 9,48%*0,1706 = 0,5%
Vậy: Do Tỷ suất lợi nhuận năm 2011 tăng 2,93% so với năm 2010 nên làm ROA của ngân hàng tăng 0,5%.
+ Ảnh hưởng bởi nhân tố Hệ số sử dụng tài sản ∆b = a11b11 – a11b10
= 12,41% * 0,2024 – 12,41% * 0,1706 = 0,39%
Vậy: Do hệ số sử dụng tài sản năm 2011 tăng 0,0318 lần so với 2010, làm ROA của ngân hàng tăng 0,39%.
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
* Nhân tố làm tăng ROA:
+ Hệ số sử dụng tài sản: 0,5%
+ Tỷ suất lợi nhuận: 0,39%
0,5 + 0,39 = 0,89 % = Đối tượng phân tích (ROA)
Nhận xét: Qua kết quả so sánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA theo từng năm ta thấy ROA của ngân hàng tăng tuyệt đối là 0,1% so với năm 2009 do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố là sự sụt giảm của tỷ suất lợi nhuận và sự tăng trưởng của hệ số sử dụng tài sản. Năm 2010 mặc dù lợi nhuận của ngân
hàng có tăng khá cao là 38,91% nhưng do tốc độ tăng của thu nhập cao đạt cao hơn là 65,73% nên làm tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng giảm 1,83%, làm ảnh hưởng đến ROA giảm nhẹ 0,25%. Bên cạnh sự sụt giảm của tỷ suất lợi nhuận thì hệ số sử dụng tài sản của tăng nhẹ 0,0361 lần nên làm cho ROA tăng 0,35%. Mặc dù hệ số sử dụng tài sản của ngân hàng trong năm 2010 là khá tốt nhưng do ảnh hưởng của sự sụt giảm tỷ suất lợi nhuận nên làm ROA trong năm này chỉ tăng khiêm tốn ở mức 0,1%, ngun nhân là do chi phí có tốc độ tăng khá nhanh và tăng nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập nên làm cho lợi nhuận trong năm này tăng chậm, ảnh hưởng làm giảm tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần khắc phục tình trạng này nhằm giảm bớt chi phí khơng cần thiết từ đó nâng cao hơn nữa lợi nhuận của ngân hàng.
Sang năm 2011, ngân hàng đã khắc phục được tốc độ tăng cao của chi phí nên làm tỷ suất lợi nhuận trong năm này tăng khá cao là 2,93% so với năm 2010 góp phần vào việc nâng cao hệ số ROA của ngân hàng lên 0,5%. Bên cạnh đó thì hệ số sử dụng tài sản của ngân hàng tiếp tục tăng trong năm 2011 là 0,0318 lần, làm ROA tăng 0,39%. Ảnh hưởng bởi sự tăng lên của tỷ suất lợi nhuận và hệ số sử dụng tài sản nên ROA của ngân hàng trong năm này đã tăng khá cao đạt 2,51%, tăng tuyệt đối là 0,89% so với năm 2010. Qua đó cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là khá tốt, ngân hàng đã dần kiểm sốt tốt chi phí để góp phần nâng cao lợi nhuận, vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục phát huy tốt những mặt tích cực trên để hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng được nâng cao hơn nữa trong thời gian tới.
4.2.2.2. Chỉ số ROS
ROS cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lí chi phí của ngân hàng. Chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập của ngân hàng. Chỉ số ROS của ngân hàng biến động không theo một chiều hướng tăng hoặc giảm mà chỉ số này giảm vào năm 2010 và tăng trở lại vào năm 2011. Năm 2009 ROS của ngân hàng đạt 11,31%, điều đó có nghĩa là khi tạo ra 100 đồng thu nhập thì trong đó có 11,31 đồng chi phí, nhưng sang năm 2010 thì chỉ số này giảm cịn 9,48%, tức là lúc này trong 100 đồng thu nhập tao ra thì ngân hàng chỉ có 9,48 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tốc độ tăng của chi phí
nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập dẫn đến lợi nhuận tăng chậm hơn so với năm 2009. Điều này cũng dễ hiểu do năm 2010 là năm mà tình hình lãi suất có nhiều biến động và có xu hướng tăng mạnh vào cuối năm, các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng cách không ngừng nâng cao lãi suất huy động, gây ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng, thêm vào đó thị trường vàng và ngoại tệ có nhiều biến động tăng giảm bất thường làm cho một lượng lớn vốn nhàn rỏi của cư dân đổ vào 2 thị trường này thay vì gởi vào ngân hàng. Vì vậy buộc ngân hàng cũng nâng mưc lãi suất bằng với lãi suất trên thị trường nhằm thu hút tiền gởi của người dân, từ đó làm chi phí từ lãi của ngân hàng trong năm này cũng tăng mạnh. Năm 2011 chỉ số ROS của ngân hàng tăng trở lại là 12,41%, điều đó cho thấy hiệu quả của thu nhập trong này đạt cao nhất và cũng cho thấy ngân hàng đã tự cân đối được nguồn vốn cũng như quản lí tốt chi phí, hạ thấp những chi phí khơng cần thiết từ đó nâng cao hiệu quả của thu nhập trong năm này.
4.2.2.3. Tổng chi phí trên tổng thu nhập
Chỉ số này tính tốn khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Thông thường chỉ số này phải nhỏ hơn hơn 1, nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đang có nguy cơ phá sản trong tương lai. Tại ngân hàng chỉ số này năm 2009 là 88,69%, cho thấy khả năng bù đắp chi phí là khá tốt khi chi phí chỉ bằng 88,69% thu nhập của ngân hàng, sang năm 2010, để có được 100 đồng thu nhập thì ngân hàng phải bỏ ra 90,52 đồng chi phí, nguyên nhân làm cho khoản chi phí năm này tăng cao là do lãi suất huy động năm này tăng cao cộng với chi phí dự phịng nợ phải thu khó địi trong năm này lại tiếp tục tăng mạnh do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn. Chỉ số này đã giảm trở lại trong năm 2011, cụ thể năm này để có được 100 đồng thu nhập thì ngân hàng chỉ bỏ ra 87,59 đồng chi phí, qua đó một lần nữa cho thấy khả năng kiểm sốt chi phí của ngân hàng trong năm 2011 là khá tốt.
4.2.2.4. Tổng thu nhập trên tổng tài sản
Tỉ số này đánh giá mức độ sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của ngân hàng là cao hay thấp. Chỉ số này cao thì tốt vì nó thể hiện trong danh mục đầu tư của ngân hàng chứa đựng nhiều khoản mục tài sản có độ sinh lời cao, các tài sản ít hoặc không sinh lời ở mức thấp nhất và chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lí. Do đó vấn đề cần quan tâm là đồng vốn phải được đầu tư
hợp lí, trên cơ sở vừa đạt tính an tồn vừa mang tính hiệu quả cao. Tại ngân hàng tỷ số này không ngừng tăng qua 3 năm và lần lượt là 13,45%, 17,06% và 20,24%, chứng tỏ lượng tài sản tạo ra thu nhập của ngân hàng là tương đối lớn. Tuy nhiên, thu nhập tạo ra tại ngân hàng lại tập trung quá nhiều vào thu nhập từ lãi, trong khi đó khoản thu thập ngồi lãi chiếm tỷ trọng nhỏ và lại có xu hướng giảm trong năm 2011. Điều này sẽ khiến cho ngân hàng rất dễ gặp rủi ro thị trường khi ngày càng có nhiều ngân hàng hoạt động trên địa bàn. Lúc đó, vấn đề bị cạnh tranh về thị phần tín dụng cũng như dẫn đến phải chia sẻ thị phần là điều tất yếu. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần có biện pháp nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào thu nhập từ lãi bằng cách mở rộng các dịch vụ bán lẻ, tăng thu nhập ngoài lãi, hạn chế phụ thuộc quá nhiều vào một nhóm khách hàng, một mảng kinh doanh.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NHN0&PTNT TP.CẦN THƠ
5.1. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
5.1.1. Những vấn đề tồn tại của Agribank Cần Thơ
Qua q trình phân tích, đánh giá ta có thể thấy được tuy lợi nhuận của ngân hàng có xu hướng tăng dần qua 3 năm nhưng ngân hàng vẫn còn tồn tại một số điểm như sau:
- Vốn huy động của ngân hàng tuy có tăng dần qua các năm nhưng mức tăng trưởng còn khá thấp, lượng tiền gởi của các tổ chức kinh tế có sự sụt giảm liên tục qua 3 năm. Thêm vào đó tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn của ngân hàng tương đối thấp khi mà vốn huy động tại địa phương chỉ đáp ứng trên 50% dư nợ. Vì vậy ngân hàng sử dụng môt lượng lớn điều chuyển từ trung ương, điều này là không tốt đối với hoạt động của ngân hàng khi nguồn vốn này thường có chi phí cao hơn chi phí huy động vốn và ngân hàng cũng khó có thể chủ động trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình khi mà phụ thuộc vào nguồn vốn từ trung ương. Một hạn chế khác trong công tác huy động vốn của ngân hàng qua ba năm là ngân hàng vẫn chưa thu hút được một lượng lớn tiền gửi khơng kì hạn, hầu hết các khoản huy động được đều là tiền gửi có kì hạn do đó lãi suất huy động của ngân hàng ln ở mức cao.
- Công tác huy động vốn bằng phát hành thẻ cịn hạn chế, cơng tác Marketing chưa được ngân hàng chú trọng đầu tư.
- Tình hình nợ xấu tuy có diễn biến giảm trong năm 2010 nhưng nhìn chung vẫn chiếm một tỷ trọng nhất định gây ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng, nhất là khi khoản nợ xấu này là nợ xấu trung - dài hạn và tập trung vào DNNN. - Ngân hàng chủ yếu chỉ tập trung vốn kinh doanh trong lĩnh vực cho vay, dù biết đây là mảng kinh doanh truyền thống và có tỷ suất sinh lời cao nhưng việc chỉ tập trung vào một mảng hoạt động thì ngân hàng sẽ rất dễ bị tác động bất lợi từ yếu tố thị trường, cũng như sự chia sẻ thị phần với các ngân hàng khác trên địa