Trên thế giới

Một phần của tài liệu Thỏa thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động (Trang 25 - 28)

1.3 Sự tồn tại và phát triển của thỏa thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực

1.3.1Trên thế giới

Trên thế giới, sự tồn tại và phát triển của thỏa thuận khơng cạnh tranh trải qua một q trình lịch sử lâu dài với nhiều thay đổi và biểu hiện phong phú. Thỏa thuận không cạnh tranh thường được cho là có nguồn gốc từ hệ thống thơng luật Anh từ khoảng thế kỷ 15, 1630. Luật án lệ cho thấy các tịa án Anh thời gian này có xu hướng không công nhận giá trị pháp lý của các thỏa thuận khơng cạnh tranh. Một ví dụ được trích dẫn nhiều nhất từ thời kỳ này là Vụ việc Dyer năm 1414. Trường hợp này có lẽ là ví dụ đầu tiên được biết đến của sự hạn chế hợp đồng thương mại, cội nguồn của thỏa thuận khơng cạnh tranh. Theo đó, một người thợ bậc thầy ở London cấm người học việc của anh ta theo đuổi việc kinh doanh ngành nghề tương tự trong phạm vi cùng một thành phố và trong vịng sáu tháng sau khi kết thúc q trình học việc. Tịa án đã không công nhận giao ước này31. Đến đầu thế kỷ 17, các tòa án tiếp tục phủ nhận các thỏa thuận hạn chế việc làm, dù ở dạng hạn chế thời gian hay địa điểm. Một đoạn trích trong phán quyết từ vụ việc Colgate v. Bacheler (1602) thể hiện lý lẽ của cơ quan xét xử khi không chấp nhận các thỏa thuận trên như sau: “Vì cũng như việc

NSDLĐ có thể hạn chế NLĐ trong một khoảng thời gian hoặc trong một phạm vi nơi chốn, NSDLĐ có thể kiềm chế NLĐ trong thời gian dài hơn và tại nhiều nơi hơn, điều này đi ngược lại lợi ích của khối thịnh vượng chung. Vì NLĐ phải bị hạn chế khả năng kinh doanh và kiếm sống”32. Đồng thời, nhiều quan điểm lo lắng rằng các thỏa thuận không cạnh tranh cũng đã buộc những NLĐ trẻ bước vào “thế giới nhàn rỗi” và khả năng thất nghiệp33.

30 Office of Economic Policy, tlđd (19), pp. 27.

31 Office of Economic Policy, tlđd (19), pp. 27.

32 Office of Economic Policy, tlđd (19), pp. 28.

20

Tuy nhiên, khi một hệ thống kinh tế mới xuất hiện, Tòa án Anh bắt đầu suy nghĩ lại về các giao ước không cạnh tranh. Vụ việc Mitchel v. Reynold (1711) đã đánh dấu một sự thay đổi rõ rệt so với việc hoàn toàn cấm các thỏa thuận này trước đây. Reynold, một người thợ làm bánh, đã đồng ý cho Mitchel thuê tiệm bánh của mình trong năm năm. Đổi lại, Mitchel đã thế chấp cho Reynold một trái phiếu trị giá 50 bảng với điều kiện Reynold sẽ không tiếp tục việc kinh doanh nghề bánh của mình trong vùng Giáo xứ St. Andrew Holborn trong vòng năm năm. Chánh án Parker đưa ra phán quyết ủng hộ thỏa thuận này với lý do rằng trong khi những hạn chế chung về thương mại là bất hợp pháp, vì nó khơng có lợi cho cả hai bên, thì một số hạn chế là hợp lý và nên được chấp nhận34. Từ đó, các cơ quan tư pháp bắt đầu cho phép các cá nhân là NSDLĐ và NLĐ tham gia vào các thỏa thuận hạn chế việc làm, nhưng phải đảm bảo cả hai bên và những chủ thể khác có thể hưởng lợi từ thỏa thuận đó. Đồng thời, NSDLĐ cũng được yêu cầu chứng minh sự cần thiết về mặt kinh tế của các thỏa thuận không cạnh tranh. Đây cũng là vụ việc được xem là khởi đầu cho sự ra đời của học thuyết hạn chế thương mại (Restraint of Trade). Theo học thuyết, hạn chế thương mại là hợp đồng pháp lý giữa người mua và người bán của một doanh nghiệp, hoặc giữa chủ lao động và nhân viên, nhằm ngăn người bán hoặc nhân viên tham gia vào một doanh nghiệp tương tự trong một khu vực địa lý cụ thể và trong một khoảng thời gian xác định. Mục đích cuối cùng của thỏa thuận này là để bảo vệ bí mật thương mại hoặc các lợi ích độc quyền. Tuy nhiên, các thỏa thuận hạn chế trên chỉ có thể được thi hành nếu nó hợp lý và khơng trái với chính sách cơng35.

Ý nghĩa kinh tế của các thỏa thuận không cạnh tranh được chứng minh rõ ràng hơn qua cuộc Cách mạng công nghiệp. Khi bị giới hạn thị trường ở vùng địa phương, các công ty bắt đầu mở rộng sang quốc gia khác và thị trường quốc tế, tiếp xúc với các đối thủ mới. Và do vậy, các tập đoàn đã ngày càng quan tâm hơn đến sự di chuyển của công nhân như một mối đe dọa về khả năng cạnh tranh trên thị trường của họ. Tòa án Anh đã ủng hộ sự lo lắng này và bắt đầu có xu hướng khuyến khích các thỏa thuận không cạnh tranh hợp lý qua lập luận trong vụ việc Homer v. Ashford (1825) như sau: “Một thương gia hoặc nhà sản xuất sẽ sớm tìm thấy một đối thủ trong mỗi

một NLĐ của anh ta nếu anh ta không thể ngăn cản họ sử dụng kiến thức họ có được

34 Dan Messeloff (2001), “Giving the Green Light to Silicon Alley Employees: No-Compete Agreements between Internet Companies and Employees under New York Law, Fordham Intellectual Property, Media and

Entertainment Law Journal, vol. 11, issue 3, pp. 710-711.

35 “Restraint of Trade”, http://www.businessdictionary.com/definition/restraint-of-trade.html, truy cập ngày

21

trong quá trình làm việc của mình. Sự tham gia của loại thỏa thuận này giữa NSDLĐ và NLĐ không phải là hạn chế thương mại, mà là sự đảm bảo cần thiết cho lợi ích của những người tham gia vào nó. Tác dụng của những hợp đồng đó là khuyến khích hơn là kìm hãm việc làm trong thương mại và xúc tiến công nghiệp”36. Một số vụ việc trong thời gian sau đó trên nhiều vùng lãnh thổ theo hệ thống thơng luật đã dựa trên lý lẽ này để cho rằng các điều khoản không cạnh tranh là được phép trong hầu hết các trường hợp. Hơn nữa, khơng dừng lại ở việc xem xét lợi ích của NSDLĐ và NLĐ, các Tòa án Anh còn chú ý đến lợi ích của cơng cộng khi xem xét hiệu lực của các giao kết không cạnh tranh. Cụ thể, trong vụ việc H Corner v. Graves (1831), phụ tá của nha sĩ ký hợp đồng để không thực hành nghề nghiệp một cách độc lập trong vòng 100 dặm từ nơi kinh doanh của nha sĩ. Tuy nhiên sau đó người phụ tá này đã phá vỡ thỏa thuận. Tịa đứng về phía người phụ tá và giải thích rằng hạn chế hợp lý cũng phải tính đến lợi ích của cơng chúng. Từ việc xem xét tình hình nhu cầu của cộng đồng trong bối cảnh hiện tại, tịa án xác định rằng gánh nặng đặt lên cơng chúng lớn hơn nhu cầu bảo vệ lợi ích của nha sĩ và phạm vi giới hạn này là quá rộng và bất hợp lý.

Tuy nhiên, trong khi Tòa án Anh bắt đầu thi hành các chính sách ủng hộ NSDLĐ và khuyến khích thỏa thuận khơng cạnh tranh nếu nó đảm bảo các điều kiện phù hợp thì các tịa án Mỹ lại bắt đầu thiết lập các tiền lệ ngăn chặn độc quyền, biểu hiện rõ nhất qua vụ việc Lawrence v. Kidder vào năm 1851 được xét xử bởi Tòa án tối cao New York. Tòa án cho rằng nhà nước phải đảm bảo rằng tất cả công dân được phép làm việc và các thỏa thuận cấm các cá nhân làm việc đều bất hợp pháp. Tòa án Pennsylvania (Hoa Kỳ) cũng đã đưa ra một sự khác biệt quan trọng là việc hạn chế thương mại đối với các giao dịch buôn bán doanh nghiệp và tài sản là phù hợp hơn so với việc hạn chế trong quan hệ lao động. Nhưng các chính sách khơng cạnh tranh bắt đầu được chuyển hướng vào cuối thế kỷ 19. Các tài liệu có ảnh hưởng nhất của Mỹ về luật hợp đồng là “Tuyển tập về Luật hợp đồng” (1932) và bản sửa đổi năm 1979 được xuất bản bởi Viện Luật pháp Hoa Kỳ đã khẳng định những thỏa thuận không cạnh tranh là bất hợp pháp nếu chúng mang lại lợi ích bất chính cho NSDLĐ và áp đặt những khó khăn khơng đáng có lên NLĐ hoặc cơng chúng. Theo đó, Tịa án Mỹ cũng sẽ khơng phủ nhận hồn tồn thỏa thuận khơng cạnh tranh nhưng NSDLĐ

22

phải chứng minh được nhu cầu chính đáng và cần thiết để được bảo vệ bằng thỏa thuận này.

Như vậy, từ việc ngăn cấm hồn tồn cho đến q trình bắt đầu cơng nhận những thỏa thuận hợp lý là cả một giai đoạn phát triển khá lâu dài. Nhưng bên cạnh đó, một số vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cho đến ngày nay vẫn có những hệ thống pháp luật hồn tồn nói khơng với các thỏa thuận này. Điển hình là bang California (Hoa Kỳ) quy định tại Luật Nghề nghiệp và Kinh doanh của Bang như sau:“Trừ các

trường hợp được quy định trong chương này, mọi hợp đồng khiến cho bất kỳ người nào bị hạn chế tham gia vào một nghề nghiệp, hoạt động thương mại hoặc kinh doanh hợp pháp dưới bất kỳ hình thức nào đều bị vô hiệu”37. Mexico cũng nghiêm cấm thỏa thuận khơng cạnh tranh vì cho rằng việc thỏa thuận khơng cho phép NLĐ làm việc cho đối thủ cạnh tranh sau khi nghỉ việc là xâm phạm đến quyền tối thượng được tự do làm việc và tìm kiếm việc làm, một quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp38. Tuy vậy, sự thật là tại các quốc gia, tiểu bang ngăn cấm thỏa thuận không cạnh tranh, chúng vẫn tồn tại trên thực tế39. Những thống kê về sự tồn tại này cho thấy sức sống và ý nghĩa của thỏa thuận không cạnh tranh cho đến tận hơm nay là rất khó để phủ nhận.

Một phần của tài liệu Thỏa thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động (Trang 25 - 28)