Đa hình di truyền gen Lpin

Một phần của tài liệu Phân tích đa hình một số gen liên quan đến chất lượng thịt lợn bằng phương pháp PCR RFLP (Trang 33 - 74)

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tà

1.4.2.Đa hình di truyền gen Lpin

Lợn là động vật rất quan trọng trong nền kinh tế cung cấp cho con người nguồn thực phẩm và cũng là một mô hình nghiên cứu cho sức khỏe của con người, một trong những chỉ tiêu về chất lượng thịt đó là sự lắng đọng mỡ ở thịt lợn [53].

Các nghiên cứu về đa hình di truyền gen Lpin1 ở Lợn: Kết quả phân tích đa hình gen Lpin1, Lpin2 ở lợn của Raue Karen và cs (6/2009) có liên quan đến đặc điểm trao đổi chất, bao gồm sự nhạy cảm với insulin, tiểu đường, huyết áp, lipid máu, động mạch vành sớm...[50].

Hình 1.7. Gen Lpin1 trong các loại tế bào.

Kết quả nghiên cứu của Zhao và cs (3/2008) nghiên cứu trên 162 con lợn: Tong Cheng (42), Large White (25) và con lai Large White * (Landrace * Tong Cheng) (47), Landrace* (Large White * Tong Cheng) (48). Kết quả phân tích về sự lắng đọng chất béo được phân tích trong thịt. Lipid tập trung ở thịt vai, thăn, mông, mỡ lưng, xương xườn, mỡ lá.... Phân tích đa hình C93T trong exon 2 ở vị trí 93 của chuỗi mã hóa không gây ra sự thay đổi aa. Sử dụng enzyme Msp1 trên đoạn DNA được nhân lên 316 bp, độ dài đoạn cắt tương ứng là: 316 bp cho alen T, 256 bp và 60 bp cho alen C [56].

Kết quả phân tích cho thấy là kiểu gen: CC có hàm lượng mỡ lá và mỡ giắt thấp hơn so với hàm lượng mỡ lá và mỡ giắt của lợn có kiểu gen TT, TC. Trên đối tượng là con người, đa hình gen Lpin1 liên quan với nhiều đặc điểm trao đổi chất, hàm lượng insulin, mức độ glucose [52], quá trình trao đổi chất và ảnh hưởng đến huyết áp tâm thu. Đa hình gen Lpin1 có liên quan đến bệnh nhân tiểu đường loại 2. Một đa hình đặc biệt đáng chú ý Lpin1 gây ra một sự thay thế acid amin trong miền C-Lip và được kết hợp với statin gây ra bệnh cơ [58], một tác dụng phụ bất hạnh của một số người dùng thuốc statin để điều trị...

Trong nhiều nghiên cứu, có thể kết luận rằng gen Lpin1 là một ứng cử gen quan trọng đối với sự tích trữ mỡ ở động vật nuôi sinh sản, được nghiên cứu nhiều trên đối tượng là con lợn - nguồn cung cấp thịt cho con người.

Nghiên cứu đa hình gen Lpin1 trên đối tượng là con lợn là một vấn đề nghiên cứu mới ở Việt Nam chưa có số liệu nghiên cứu đa hình di truyền gen này.

CHƢƠNG 2

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguyên liệu, hoá chất và trang thiết bị 2.1.1. Nguyên liệu

Mẫu mô tai của giống lợn Móng cái (MC, n=97) và Yorshire (Y, n=53). Được lấy từ viện chăn nuôi Thụy Phương, Hà Nội.

Mẫu mô tai được bảo quản trong cồn 750, ở -200C, được sử dụng phân tích các gen trong nghiên cứu.

2.1.2. Hoá chất

Các hoá chất sử dụng được mua từ các hãng nổi tiếng trên thế giới. Danh mục các hoá chất đã sử dụng trong luận văn được trình bày trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Danh mục hoá chất đã sử dụng trong luận văn

stt Tên hoá chất Hãng sản xuất, nƣớc

1 Agarose Rockland, Mỹ

2 Ammonium Acetate Mecrk, Đức

3 Bromophenol blue Mecrk, Đức

4 EDTA (Ethylene diamine tetracetic acid) Sigma, Mỹ

5 Enzyme giới hạn: HaeIII, MspI MBI Fermentas, Đức

6 Ethanol Trung Quốc

7 EtBt (Ethidium bromide) MBI Fermentas, Đức

8 Chỉ thị DNA (100 bp) Sigma, Mỹ

9 Đệm PCR 10x, MgCl2, dNTP, Taq polymerase

Pharmacia

10 Proteinase K Sigma, Mỹ

11 Ribonuclease RNase A Mecrk, Đức 12 SDS (Sodium dodecyl sulfate) Trung Quốc

Các cặp mồi trong nghiên cứu được tổng hợp bởi hãng Fermantas có

trình tự như bảng 2.2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.2. Trình tự mồi và điều kiện phản ứng

 F: Mồi xuôi, R: Mồi ngược

Các dung dịch và đệm đã pha chế sử dụng trong luận văn được trình bày trong bảng 2.3.

Bảng 2.3. Đệm và các dung dịch pha chế

Dung dịch Thành phần

Đệm phá màng tế bào (Lysis buffer)

100 mM Tris-HCl; 100 mM EDTA; 0,1 M NaCl; 2,1% SDS; pH 8,0. Dung dịch kết

tủa protein

Amonium Acetate (NH4CH3COO) 7,5 M

Đệm TE 100 mM Tris-HCl; 1 mM EDTA; pH 8,0 Đệm TBE 10x

1 M Tris-HCl; 830 nM axit boric ; 1 mM EDTA ; pH 8,0

Ethidium bromide (1%)

Hoà tan 1g Ethidium bromide trong 100 ml H2O Đoạn gen đƣợc nhân Trình tự mồi (5’- 3’) Độ lớn sản phẩm PCR (bp) H-FABP F: ATTGCCTTCGGTGTGTTTGAG R: TCAGGAATGGGAGTTATTGG 816 Lpin1 F: GTTTGTCACCGTGAAGGA R: AAGCCACAGTAATCAGAACA 316

2.1.3. Máy móc, trang thiết bị

Các máy móc, trang thiết bị dùng trong nghiên cứu được thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Trang thiết bị và dụng cụ thí nghiệm

Thiết bị Hãng sản xuất (nƣớc)

Cân phân tích (electronic Balance) Kern (Đức) Đèn chiếu UV (UV-Visible Spectrophotometer) Probe Shimadzu (Nhật Bản) Máy PCR PT-100 MJ Rsearch (Mỹ) Hệ thống điện di DNA (Electrophoresis Systems)

Pharmacia Biotech (Thụy Điển)

Hệ thống chụp ảnh tự động Pharmacia Biotech (Thụy Điển

Lò vi sóng Samsung (Hàn Quốc)

Tủ ổn nhiệt Memmnent (Đức)

Máy li tâm lạnh Biofuge (Mỹ)

Máy quang phổ Probe Shimadzu (Nhật Bản) Tủ lạnh sâu -200C Sanyo (Nhật Bản)

Các thiết bị khác (nồi khử trùng, tủ sấy…)

Trung Quốc

Máy Soxhlex Trung Quốc

Đũa thuỷ tinh, cốc, giấy lọc…. Trung Quốc

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Thu mẫu mô tai (n=150) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tách chiết và tinh sạch DNA hệ gen từ mẫu mô tai lợn

Xác định nồng độ và độ tinh sạch DNA bằng quang phổ kế, điện di trên gel agarose 1%

Khuyếch đại đoạn gen H-FABPLpin1

bằng phương pháp PCR với cặp mồi đặc hiệu

Điện di kiểm tra sản phẩm PCR trên gel agarose 1%

Điện di sản phẩm cắt trên gel agarose 2%

Xác định kiểu gen của H-FABPLpin1

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình thí nghiệm

Cắt sản phẩm PCR bằng enzyme giới hạn: đoạn gen H-FABP (với HaeIII) đoạn gen Lpin1 (với MspI)

2.2.1. Phƣơng pháp tách chiết DNA từ mẫu mô tai lợn Nguyên tắc

Phương pháp tách chiết DNA dựa trên các tính chất lý hoá học đặc trưng của DNA và sự khác biệt so với các hợp chất hữu cơ khác như protein, lipid, ARN…trong tế bào để loại bỏ các tạp chất ra khỏi mẫu bằng các hoá chất, các đặc điểm vật lý khác nhau.

Tiến hành

Bƣớc 1: Phá vỡ màng tế bào và màng nhân

Sử dụng khoảng 20 mg/ mẫu mô tai lợn (được lấy ra từ ống bảo quản bằng cồn 700, trong -200C), để khô cồn trong không khí ở nhiệt độ phòng. Nghiền mẫu thành dạng bột mịn trong Nitơ lỏng, đảm bảo cho các tế bào tách rời nhau tạo điều kiện hoạt động cho các hoá chất, đồng thời nhờ hoạt động cơ học giúp phá vỡ màng tế bào.

Bổ sung 500 µl đệm phá tế bào có tác dụng phá màng tế bào và màng nhân, giải phóng DNA ra ngoài môi trường. Trong thành phần của đệm phá màng có chứa SDS và EDTA không chỉ giúp phá màng tế bào mà còn có khả năng ức chế hoạt động của nuclease, bảo đảm cho DNA không bị phân huỷ trong quá trình tách chiết.

Bƣớc 2: Loại bỏ các thành phần không có bản chất DNA

Thêm 2,5 µl protease K (20 mg/ml) sau đó ủ trong thời gian 8-10 tiếng ở 560

C. Sử dụng protease K để cắt protein nằm trong nội bào hay liên kết với DNA.

Bổ sung 2 µl RNase (100 mg/ml) trong thời gian là 1 tiếng ở 370C, RNase để cắt các ARN.

Bổ sung 500 µl CH3COONH4 7,5 M trong thời gian 2 tiếng ở -200C, các muối amoni có tác dụng kết tủa các protein và các thành phần khác trong

dung dịch. Li tâm 13.000 rpm/phút, trong 30 phút ở 40

C, để lắng các phần kết tủa xuống dưới đáy. Thu dịch nổi và loại bỏ cặn. / 2 lần.

Bƣớc 3: Tủa DNA

Bổ sung ethanol tuyệt đối vào tủa DNA theo tỷ lệ 2:1 để trong thời gian 2 tiếng ở -200C. Sau đó li tâm với tốc độ 13.000 rpm/phút trong 30 phút ở 40C. Thu tủa.

Rửa tủa bằng 500 µl ethanol 700, ly tâm với tốc độ 13.000 rpm/phút trong 30 phút ở 40C, thu tủa. Để khô cồn trong không khí ở nhiệt độ phòng/ 2 lần. Hoà tan tủa bằng 100 µl TE và bảo quản ở 40C.

2.2.2. Phƣơng pháp kiểm tra DNA bằng điện di gel agarose

DNA sau khi được tách chiết, sản phẩm phản ứng PCR và sản phẩm cắt bằng enzyme giới hạn sẽ được kiểm tra bằng phương pháp chạy điện di.

Nguyên tắc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở pH trung tính, DNA tích điện âm nhờ các nhóm phosphate nằm trên khung phosphodieste của các acid nucleic, nên khi chạy trong điện trường có điện thế và cường độ thích hợp, chúng sẽ chuyển từ cực âm sang cực dương của điện trường. Khi chạy điện di trên giá thể là agarose tuỳ thuộc vào kích thước, chiều dài đoạn DNA mà chúng sẽ phân tách thành các băng khác nhau trên bản gel điện di. Phân tử có kích thước lớn sẽ di chuyển chậm hơn phân tử có kích thước nhỏ.

Loại gel phổ biến là agarose, agarose được chiết suất từ tảo biển, nó bị nóng chảy trong dung dịch đệm ở nồng độ thích hợp, thường khoảng 0,3 - 2,0% (w/v), khi làm nguội, agarose đông lại thành gel, được dùng làm khuôn tra mẫu trong điện di [5].

Nồng độ gel phụ thuộc vào kích thước trung bình của các đoạn DNA cần phân tách. Đoạn DNA có kích thước càng nhỏ đòi hỏi hàm lượng agarose

trong gel càng lớn và ngược lại. Bảng 2.5 dưới đây cho thấy mối tương quan giữa nồng độ agarose và độ lớn của các phân tử DNA cần phân tích.

Bảng 2.5. Tƣơng quan giữa nồng độ gel agarose và kích thƣớc đoạn DNA cần phân tích theo Sambrook và CS (1998) [54]

Hàm lƣợng agarose trong gel (% w/v) Kích thƣớc đoạn DNA cần phân tích (kb) 0,3 5-60 0,6 1-20 0,7 0,8-10 0,9 0,5-7 1,2 0,4-6 1,5 0,2-3 2,0 0,1-2 Tiến hành

Chuẩn bị agarose với nồng độ thích hợp để kiểm tra các sản phẩm. Agarose được hoà tan trong đệm TBE 1x, đun cho tan chảy trong lò vi sóng. Để nguội đến khoảng 400

C-500C, rót gel vào khay điện di đã cài sẵn lược,độ dày gel 3-5 mm, để khoảng 30 phút cho gel đông lại, rút lược ra. Đặt gel vào buồng điện di, đổ dung dịch TBE 1x ngập mặt bản gel 0,5-1 cm.

Lấy 10 µl DNA trộn với 2 µl Loading dye (có chức năng kéo mẫu xuống đáy giếng và chặn không cho mẫu chạy khỏi bản điện di). Sau đó tra mẫu vào các giếng cùng với chỉ thị DNA (100 bp) để ước lượng kích thước phân tử DNA và chạy điện di với hiệu điện thế là 100V.

Khi kết thúc điện di, bản gel sẽ được nhuộm bằng Ethidium bromide 1% (EtBr có khả năng liên kết với các base của nucleotid và phát huỳnh quang dưới tác dụng của tia tử ngoại) khoảng 15-20 phút, rửa nhẹ bằng nước

cất, các băng DNA sẽ được quan sát và chụp ảnh dưới ánh sáng của tia tử ngoại (254 nm). Quan sát và chụp ảnh gel bằng hệ thống chụp ảnh tự động.

2.2.3. Định lƣợng DNA bằng quang phổ kế Nguyên tắc :

Dựa trên sự hấp thụ ánh sáng tia tử ngoại ở bước sóng 260 nm của các base purine và pirimidine mà người ta có thể định lượng DNA trong dung dịch.

Giá trị mật độ quang ở bước sóng 260 nm (OD260: Optical Density) của các mẫu đo tỷ lệ thuận với hàm lượng DNA có mặt trong dung dịch, cho phép xác định nồng độ DNA trong mẫu.

Nồng độ của DNA được tính theo công thức sau:

CDNA (µg/ml) = OD260 x 50 (µg/ml) x Độ pha loãng.

Trong đó: 1 đơn vị OD260 tương ứng với nồng độ DNA = 50 (μg/ml) Độ pha loãng là độ pha loãng mẫu trong quá trình đo.

Để kiểm tra độ tinh sạch của DNA trong dung dịch, người ta đo thêm giá trị OD ở bước sóng 280 nm (OD280). 280 nm là bước sóng ở đó các protein có mức hấp thụ cao nhất nhưng các protein cũng hấp thụ ánh sáng ở bước sóng 260 nm như các acid nucleic và do đó làm sai lệch giá trị thật của nồng độ acid nucleic.

Độ tinh sạch của DNA được tính bằng tỷ số bước sóng 260 nm/280 nm. Một dung dịch nucleic được xem là sạch, không tạp nhiễm ARN và protein khi tỷ số OD260/OD280 nằm trong khoảng 1,8 - 2,0 [3].

Tiến hành

Đối chứng 1 ml TE 1x

- Cuvette đối chứng: Lấy 1 ml TE 1x cho vào một cuvette để làm đối chứng. - Cuvette đo mẫu:

+ Trước tiên các mẫu được đưa về nồng độ là 50 μg/ml

+ Lấy 5 μl dung dịch DNA (50 μg/ml) cần định lượng hòa tan trong 495 μl TE 1x (pha loãng 100 lần). Sau đó đo OD ở bước sóng 260 nm và 280 nm.

Từ các giá trị OD thu được ở 2 bước sóng, có thể tính nồng độ và độ tinh sạch của DNA theo công thức trên.

2.2.4. Phản ứng PCR (Polymerase Chain Reaction)Nguyên tắc Nguyên tắc

Phản ứng PCR là phản ứng khuyếch đại một đoạn DNA đích. Phản ứng dựa trên khả năng lai đặc hiệu của DNA và khả năng tổng hợp DNA in vitro

theo nguyên tắc bổ sung. Nhờ hoạt động của enzyme DNA polymerase chịu nhiệt (Taq polymerase, Plu polymease, Vent polymease) hoạt động theo nguyên tắc phức hợp mồi - khuôn, trong một môi trường thích hợp khi có các dNTPs thì sẽ kéo dài đoạn mồi thành sợi bổ sung với sợi khuôn hình thành nên các đoạn DNA, các đoạn DNA mới được hình thành lại được sử dụng làm khuôn, sau n chu kỳ phản ứng sẽ có 2n

bản sao các phân tử DNA mạch kép nằm giữa 2 đoạn mồi [3, 5].

Vì vậy khi tiến hành phản ứng PCR cần biết được trình tự 2 đầu của đoạn DNA cần khuyếch đại để thiết kế được các cặp mồi đặc hiệu tương ứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Các giai đoạn của phản ứng PCR

Phản ứng PCR diễn ra qua 3 giai đoạn hay là một chu kỳ:

- Giai đoạn biến tính DNA khuôn: ở nhiệt độ 920C đến 960C, hai sợi của chuỗi xoắn kép DNA tách rời nhau và do đó bộc lộ vị trí gắn mồi đặc hiệu cho đoạn DNA đích.

- Giai đoạn gắn mồi: Khi nhiệt độ phản ứng giảm xuống đến nhiệt độ thích hợp (470C đến 700C) mồi sẽ liên kết với DNA đích theo nguyên tắc bổ sung.

- Giai đoạn kéo dài mồi nhờ enzyme DNA polymerase: Nhiệt độ được nâng lên 720C là nhiệt độ thích hợp nhất cho enzyme Taq DNA polymerase hoạt động kéo dài đoạn mồi tổng hợp mạch DNA mới bổ sung với sợi DNA đích.

Phản ứng PCR còn nhiều chu kỳ kế tiếp. Trong phản ứng này có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất phản ứng và tính đặc hiệu của sản phẩm. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số thành phần và điều kiện phản ứng PCR, trong đó quan trọng nhất là hai yếu tố nồng độ Mg2+

và nhiệt độ gắn mồi.

Phản ứng PCR nhân đặc hiệu đoạn gen H-FABPLpin1 có thành phần và chế độ nhiệt thích hợp được trình bày trong bảng 2.6 và 2.7.

Bảng 2.6. Thành phần phản ứng PCR của gen H-FABPLpin1

Thành phần Thể tích, thành phần phản ứng PCR (µl) H-FABP Lpin1 H2O 16,2 18,7 Đệm PCR 10x 2,5 2,5 MgCl2 (25mM) 2,0 0,5 dNTP (25mM) 0,2 0,2 Mồi xuôi (10pM) 1,0 1,0 Mồi ngược (10PM) 1,0 1,0

Taq DNA polymerase (10u/ml)

0,1 0,1

DNA khuôn 1,0 1,0

Tổng 25 25

Chú ý: Khi tiến hành phản ứng PCR các bước tiến hành và các hóa chất phải được giữ trong đá lạnh để đảm bảo hoạt tính sinh học của các hợp chất.

Bảng 2.7. Chu trình nhiệt phản ứng PCR của gen H-FABPLpin1 Bƣớc Chu trình nhiệt phản ứng PCR H-FABP Lpin1 Nhiệt độ (0C)

Thời gian Nhiệt độ (0C)

Thời gian

1.Biến tính toàn bộ DNA

94 4 phút 94 3 phút

2.Biến tính DNA 94 45 giây 94 30 giây

3.Gắn mồi 57 1 phút 55 30 giây

4.Tổng hợp 72 1 phút 72 30 giây

5. Lặp lại chu kỳ từ bước 2 đến bước 4, 35 chu kỳ 6.Hoàn thành quá

trình tổng hợp

72 10 phút 72 5 phút

7. Bảo quản 4 ∞ 4 ∞

* Sau khi tiến hành xong phản ứng PCR, sản phẩm sẽ được điện di kiểm tra trên gel agarose 1%.

2.2.5. Phƣơng pháp phân tích đa hình đoạn cắt giới hạn (RFLP) Nguyên tắc

Enzyme giới hạn (RE-Restriction enzymes) là nhóm endonuclease chỉ cắt phân tử DNA mạch kép ở những vị trí (trình tự) xác định mà chúng có khả năng nhận ra. Thuộc tính rất quan trọng này của enzyme cho phép cắt phân tử DNA ở các vị trí tồn tại sẵn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích đa hình một số gen liên quan đến chất lượng thịt lợn bằng phương pháp PCR RFLP (Trang 33 - 74)