Chương 1 : GIỚI THIỆU
3.2. Thực trạng hộ nghèo tại huyện Lấp Vò
Trong những năm gần đây tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể đạt theo kế hoạch đề ra. Đạt được điều đó là nhờ sự chỉ đạo sát xao của lãnh đạo huyện và Sở Lao động - Thương binh Xã hội, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể huyện và các xã, thị trấn trong việc thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện 5 năm nhiệm kỳ 2006 – 2010 về cơng tác xóa đói giảm nghèo, mỗi năm giảm từ 2 – 2,5% tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện, tương ứng cuối năm 2010 giảm dưới 4%.
Bảng 3.2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO HUYỆN LẤP VÒ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 CHỈ TIÊU ĐVT KẾ HOẠCH 2006-2010 2006 2007 2008 2009 2010 Số hộ nghèo Hộ 9.778 3.905 3.211 2.662 2.015 501 Tỷ lệ hộ nghèo % > 4% 10,62 8,49 7,17 4,89 1,17 Số hộ thoát nghèo Hộ 3.038 1.281 998 1.029 642 1.514 Số hộ tái nghèo, nghèo mới Hộ 1.224 343 401 480 670 6.162 Ghi chú: ĐVT: Đơn vị tính
(Nguồn: Uỷ ban Nhân dân huyện Lấp Vò)
Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể qua các năm. Nhưng thực tế chất lượng giảm nghèo vẫn chưa thật sự bền vững, một bộ phận người nghèo có tư tưởng an phận, trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước nên khơng vươn lên thốt nghèo, hoặc đã thốt nghèo nhưng khơng có ý chí làm ăn nên đã tái nghèo.
3.3. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM: 3.3.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam:
Luận văn: Phân tích hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại Phịng Giao Dịch Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam huyện Lấp Vị - tỉnh Đồng Tháp
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXHVN), tên giao dịch quốc tế là Viet Nam Bank For Social Polices (VBSP), được thành lập vào ngày 04 tháng 10 năm 2002 theo Quyết định số 131/2002/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo.
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước cấp vốn điều lệ ban đầu 5.000 tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp yêu cầu hoạt động từng thời kỳ; Ngân hàng được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% và không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước. Thời hạn hoạt động của NHCSXHVN là 99 năm.
Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có các Ban đại diện Hội đồng quản trị ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Điều hành hoạt động Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam là Tổng giám đốc.
Nhiệm vụ của NHCSXHVN là sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để phục vụ các đối tượng là hộ nghèo, học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngồi và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhằm góp phần thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xố đói giảm nghèo, ổn định xã hội.
3.3.2. Tổng quan về Phòng Giao Dịch Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam huyện Lấp Vò:
3.3.2.1. Lịch sử hình thành:
Phịng Giao Dịch Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam huyện Lấp Vò được thành lập vào ngày 10 tháng 05 năm 2003 theo Quyết định số 303/QĐ–HĐQT do Phó Chủ tịch thường vụ Hà Đan Huân ký, trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tỉnh Đồng Tháp và hoạt động
Luận văn: Phân tích hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại Phịng Giao Dịch Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam huyện Lấp Vò - tỉnh Đồng Tháp
theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân Hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
Ngay từ khi mới thành lập, Phòng giao dịch được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXHVN huyện , sự chỉ đạo sát xao của NHCSXHVN tỉnh về công tác tổ chức cán bộ, bàn giao tài sản từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc Nhà nước sang. Đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân huyện chỉ đạo việc tổ chức khai trương Phòng Giao Dịch NHCSXHVN huyện Lấp Vò đúng tiến độ. Sau khi thành lập, Phòng giao dịch đã tuyển dụng được một số cán bộ, tuy tuổi đời còn trẻ nhưng năng động, nhiệt tình trong cơng việc nên việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao trong những năm đầu mới thành lập được tiến hành khá thuận lợi.
Đặc biệt, được sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị- xã hội nhận làm dịch vụ ủy thác với NHCSXHVN trên địa bàn, giúp cho Phịng Giao Dịch NHCSXHVN huyện Lấp Vị hình thành được mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn trên khắp các xã, thị trấn.
Qua 8 năm hoạt động, Phòng giao dịch đã đạt được những thành tích nhất định đóng góp vào q trình phát triển của hệ thống NHCSXHVN nói riêng và góp phần vào thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội nói chung.
3.3.2.2. Cơ cấu tổ chức:
Phịng Giao Dịch NHCSXHVN huyện Lấp Vị đã thực hiện theo mơ hình cơ cấu tổ chức quản lý như sau:
Giám Đốc Phó Giám Đốc Tổ Kể tốn- Ngân quỹ Tổ Kế hoạch- Nghiệp vụ tín dụng
Luận văn: Phân tích hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại Phịng Giao Dịch Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam huyện Lấp Vị - tỉnh Đồng Tháp
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
Giám đốc: là người chịu trách nhiệm quản lý chung về tình hình hoạt
động, tài chính của Phịng giao dịch.
Phó Giám đốc: có chức năng hỗ trợ Giám đốc điều hành hoạt động của
Phòng giao dịch theo sự ủy quyền của Giám đốc.
Hai tổ nghiệp vụ gồm: Tổ Kế toán – Ngân quỹ, Tổ Kế hoạch – Nghiệp vụ
tín dụng
- Tổ Kế toán – Ngân quỹ: là tổ nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng như mở tài khoản, chuyển tiền, rút phí ủy thác, các cơng việc nghiệp vụ liên quan đến cơng tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại Phịng giao dịch, lưu trữ toàn bộ hồ sơ, chứng từ hoạt động của Phòng giao dịch; Thu chi tiền mặt, đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho các cá nhân và tổ chức kinh tế, đảm bảo an toàn kho quỹ.
- Tổ Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng: là bộ phận thực hiện các nghiệp vụ
tín dụng trên địa bàn toàn huyện, cho vay các chương trình như cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường, cho vay giải quyết việc làm, cho vay xuất khẩu lao động và cho vay hộ nghèo về nhà ở.
3.3.2.3. Cơ chế hoạt động:
Phòng Giao Dịch NHCSXHVN huyện Lấp Vò thực hiện cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội (Hội Phụ Nữ, Hội Nông Dân, Hội Cựu Chiến Binh và Đoàn Thanh Niên) đối với chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay xuất khẩu lao động và cho vay hộ nghèo về nhà ở. Việc bình xét đối tượng vay, số tiền cho vay, thời hạn cho vay do Tổ tiết kiệm và vay vốn và các tổ chức hội cấp xã đảm nhận. Phòng giao dịch thực hiện việc giải
ngân trực tiếp đến hộ vay. Việc thu lãi, đơn đốc thu nợ gốc khi đến hạn Phịng giao dịch ủy thác cho Tổ tiết kiệm và vay vốn. Phòng giao dịch giải ngân cho vay
Luận văn: Phân tích hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại Phịng Giao Dịch Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam huyện Lấp Vò - tỉnh Đồng Tháp
một lần, thu lãi hàng tháng hoặc hàng quý; số tiền trả nợ gốc theo phân kỳ trả nợ (đối với các khoản nợ vay trung hạn).
Đến ngày 31/12/2010 tổng dư nợ uỷ thác cho vay thông qua 4 tổ chức hội là 132.202 triệu đồng. Cụ thể thơng qua bảng số liệu dưới đây.
Bảng 3.3. TÌNH HÌNH ỦY THÁC QUA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXHVN HUYỆN LẤP VÒ
Đơn vị tính: triệu đồng
TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI NHẬN UỶ THÁC
SỔ TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN ĐANG QUẢN LÝ
(TỔ)
DƯ NỢ
Hội Nông dân 138 45.477
Hội Phụ nữ 146 36.570
Hội Cựu chiến binh 67 22.667
Đoàn Thanh niên 81 27.488
Tổng cộng 432 132.202
(Nguồn: Phòng Giao Dịch NHCSXHVN huyện Lấp Vò)
3.3.2.4. Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2008-2010:
Phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam huyện Lấp Vị hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận; có nhiệm vụ là sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm góp phần thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xố đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Tuy nhiên, lợi nhuận cũng là vấn đề cần quan tâm. Bởi vì, lợi nhuận khơng những là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà nó cịn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
Trong năm 2010, tổng thu từ hoạt động là 4.291,5 triệu đồng, đạt 95,6% kế hoạch. Trong đó, thu lãi tiền gửi là 16,8 triệu đồng, thu lãi cho vay 4.167,3
Luận văn: Phân tích hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại Phịng Giao Dịch Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam huyện Lấp Vò - tỉnh Đồng Tháp
triệu đồng và thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ 107 triệu đồng, còn lại là thu khác. Sau khi trừ chi phí và trích dự phịng rủi ro, lợi nhuận của phòng giao dịch đạt 1.613,6 triệu đồng. Nhìn chung, tình hình tài chính của Phịng giao dịch là tương đối tốt so kế hoạch được giao.
Bảng 3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXHVN HUYỆN LẤP VÒ QUA 3 NĂM
Đơn vị tính: triệu đồng CHÊNH LỆCH 2009/2008 CHÊNH LỆCH 2010/2009 CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 3.809,5 3.874,9 4.292 65,4 1,72 417,1 10,76 Chi phí 1.775,6 2.148,6 2.678,4 373 21 529,8 24,66 Lợi nhuận 2.033,9 1.726,3 1.613,6 (307,6) (15,12) (112,7) (6,53)
(Nguồn: Phòng Giao Dịch NHCSXHVN huyện Lấp Vò)
Dựa vào bảng trên, ta nhận thấy lợi nhuận của Ngân hàng giảm nhẹ qua 3 năm. Cụ thể là năm 2008 Ngân hàng đạt được mức lợi nhuận tương đối cao là 2.033,9 triệu đồng. Đến năm 2009 lợi nhuận của Ngân hàng đã giảm xuống còn 1.726,3 triệu đồng, giảm 307,6 triệu đồng, tức giảm 15,12% so với năm 2008. Năm 2010 lợi nhuận của Ngân hàng lại tiếp tục giảm xuống còn 1.613,6 triệu đồng, giảm 112,7 triệu đồng, giảm 6,53% so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm là do tốc độ tăng chi phí trong năm tăng cao hơn tốc độ tăng của thu nhập, cụ thể là năm 2009 tốc độ tăng trưởng của doanh thu là 1,72% so với năm 2008, trong khi đó tốc độ tăng của chi phí năm 2009 so với năm 2008 là 21%; năm 2010 tốc độ tăng trưởng của doanh thu và chi phí lần lượt là 10,76%, 24,66% so với tốc độ tăng trưởng thu nhập và chi phí năm 2009. Nguyên nhân dẫn đến tăng chi phí chủ yếu là do các chi phí về hoạt động dịch vụ, chi phí cho nhân viên như vận chuyển, bốc xếp tiền, bảo vệ tiền, hoa hồng
Luận văn: Phân tích hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại Phịng Giao Dịch Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam huyện Lấp Vị - tỉnh Đồng Tháp
cho tổ vay vốn, thù lao cho cán bộ xã, phường,…phục vụ cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, cùng với việc tăng các khoản chi phí đó thì cũng đã làm tăng các khoản thu cho Phòng giao dịch, thấy rõ nhất là thu nhập từ hoạt động dịch vụ luôn tăng qua 3 năm: nhất là năm 2010 tăng 240,26% so với năm 2009 và tất nhiên khoản thu lãi cho vay cũng tăng lên qua các năm.
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm
Tóm lại, mặc dù thu nhập tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng của chi phí
cao hơn thu nhập nên đã kiềm hãm lợi nhuận của Phòng giao dịch. Tuy lợi nhuận của Phòng giao dịch giảm nhẹ qua 3 năm nhưng mức lợi nhuận như vậy được đánh giá là tương đối tốt. Mức lợi nhuận của Phòng giao dịch đạt được qua 3 năm là tương đối cao cho thấy Phịng giao dịch hoạt động có hiệu quả.
3.3.2.5. Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới:
Tiếp tục triển khai thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng quản trị huyện, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 100% các xã, thị trấn, nhằm kịp thời phát hiện và chỉnh sửa những sai sót, khuyết điểm trong q trình hoạt động từ cơ sở. 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2008 2009 2010 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Năm Triệu đồng
Luận văn: Phân tích hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại Phịng Giao Dịch Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam huyện Lấp Vò - tỉnh Đồng Tháp
Phối hợp với Ban xóa đói giảm nghèo và Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã thực hiện việc củng cố Tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ, kiểm tra, đối chiếu, xử lý nợ quá hạn.
Nâng cao chất lượng hoạt động của các điểm giao dịch, đảm bảo giao dịch đúng lịch đã niêm yết, công khai kịp thời đầy đủ các thơng tin chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Tổ chức tập huấn cho cán bộ xóa đói giảm nghèo, cán bộ Hội đoàn thể và Tổ tiết kiệm và vay vốn.
Tập trung thu hồi xử lý nợ quá hạn, nợ chân ỳ, có khả năng trả nợ nhưng không trả, tập hợp xử lý theo luật định.
Luận văn: Phân tích hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại Phịng Giao Dịch Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam huyện Lấp Vò - tỉnh Đồng Tháp
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
VIỆT NAM HUYỆN LẤP VÒ - TỈNH ĐỒNG THÁP
4.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM HUYỆN LẤP VỊ:
4.1.1. Vốn tín dụng:
Phịng Giao Dịch Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam huyện Lấp vị là một tổ chức tín dụng của Nhà nước chuyên phục vụ, đáp ứng nhu cầu vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm góp phần thực hiện mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Trong những năm qua, hoạt động của Phịng giao dịch đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhưng để đáp ứng đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã đặt ra một vấn đề hết sức cấp thiết cho Phòng giao dịch là phải thực hiện tốt công tác huy động vốn.
Bởi vì, Phịng giao dịch nằm trong hệ thống nên việc điều tiết cân đối vốn huy động và cho vay được dễ dàng hơn. Nếu phòng giao dịch huy động được vốn cao hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ được chuyển về Ngân hàng cấp trên theo quy định, ngược lại nếu Phịng giao dịch huy động vốn khơng đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì Ngân hàng cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho Phịng giao dịch. Do đó, nguồn vốn để Phòng giao dịch hoạt động bao gồm nguồn vốn tại địa phương và vốn điều chuyển của Ngân hàng cấp trên hay còn gọi là nguồn vốn Trung ương.
Luận văn: Phân tích hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại Phịng Giao Dịch Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam huyện Lấp Vò - tỉnh