7. Bố cục của luận văn
1.3. Quy định pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hàn
1.3.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các văn bản pháp luật
đến trước Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989
Trước Pháp lệnh XPVPHC 1989, việc quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ở nước ta mới chỉ dừng lại ở phạm vi các văn bản dưới luật. Đặc thù của thẩm quyền xử phạt VPHC thời kỳ này như sau:
Thứ nhất, thời kỳ này tuy đã có nhiều Luật được ban hành (như: Luật cải
cách ruộng đất năm 1953, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1960, Luật bầu cử năm 1960, Luật hôn nhân và gia đình năm 1960, Luật cơng đồn năm 1957, Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1981…) nhưng vấn đề xử phạt VPHC vẫn chưa được quy định trong luật mà chỉ quy định ở các văn bản dưới luật. Do đó, thẩm quyền xử phạt VPHC cũng chỉ được quy định trong các văn bản dưới luật, đáng kể nhất là: Nghị định 143/CP năm 1977 của Hội đồng Bộ trưởng về Điều lệ phạt vi cảnh.
Thứ hai, thẩm quyền xử phạt VPHC không được quy định tập trung trong
một văn bản mà nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau. Mặc dù thời kỳ này Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Điều lệ về phạt vi cảnh - là một văn bản lớn, quan trọng quy định về xử phạt VPHC, bao gồm thẩm quyền xử phạt. Dù vậy, Điều lệ
phạt vi cảnh thời kỳ này quy đị ồm 33 điều khoản và chỉ dành 4
điều (điều 26, 27, 28, 29) để quy định về thẩm quyền xử phạt. Điều lệ phạt vi cảnh có nêu cụ thể các chức danh có thẩm quyền xử phạt nhưng chỉ một vài chức danh thuộc lực lượng công an như: Cán bộ, chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ quản lý
trật tự an toàn xã hội… Các chủ thể có thẩm quyền cịn lại (các chủ thể có thẩm quyền xử phạt trong các lĩnh vực chuyên ngành) được Điều lệ về phạt vi cảnh quy định chung trong một điều và sau đó được các văn bản khác cụ thể hóa cho các chức danh trong từng lĩnh vực VPHC cụ thể.
Điểm đáng chú ý của thời kỳ này là, các lĩnh vực xử phạt VPHC được cụ thể hóa trong thơng tư do từng Bộ ban hành. Do đó, việc quy định các chức danh có thẩm quyền xử phạt trong các lĩnh vực cụ thể cịn có thể được tìm thấy trong thơng tư mà không chỉ quy định trong Điều lệ về phạt vi cảnh. Ví dụ: Thơng tư 175/TT- PC của Bộ giao thông vận tải ban hành ngày 21/9/1978 hướng dẫn thi hành điều lệ phạt vi cảnh quy định về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng vận tải và các chức danh cụ thể có thẩm thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực này; Thông tư số 24/BYT ngày 24/8/1977 của Bộ y tế hướng dẫn thi hành điều lệ phạt vi cảnh quy định về thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế...
Thứ ba, các văn bản xử phạt VPHC thời kỳ này chú trọng việc giao thẩm
quyền xử phạt cho cấp thấp nhất. Có thể thấy, ngay trong Điều lệ phạt vi cảnh cũng giao thẩm quyền xử phạt cho cả công an cấp khu phố22 (tương ứng với đơn vị phường ngày nay).
Thứ tƣ, pháp luật xử phạt VPHC thời kỳ này không chỉ quy định thẩm
quyền xử phạt cho cấp trưởng mà còn giao cả thẩm quyền xử phạt cho cấp phó. Ví dụ như: Phó cơng an xã, Phó cơng an huyện, Phó cơng an khu phố, Phó quận23. Vì quy định cả thẩm quyền xử phạt cho cấp trưởng và phó nên pháp luật khơng quy định về vấn đề giao quyền hay ủy quyền xử phạt cho chức danh nào khác.
Thứ năm, phạm vi thẩm quyền xử phạt của các chức danh thời kỳ này khá
hẹp xuất phát từ việc quy định các hình thức xử phạt chưa đa dạng và kinh tế thời gian này chưa phát triển. Theo đó, mức phạt tiền thấp nhất là 1 đồng và mức cao nhất là 10 đồng cho chủ thể có thẩm quyền xử phạt cao nhất và cũng chỉ có các chức danh thuộc lực lượng cơng an mới có quyền áp dụng thêm các hình thức xử phạt khác ngồi cảnh cáo và phạt tiền như: phạt 1 ngày (hoặc 3 ngày) lao động cơng ích, phạt giam 1 ngày (hoặc 3 ngày), tịch thu tang vật, phương tiện phạm pháp. Ngoài ra, các chức danh xử phạt trong từng lĩnh vực chuyên ngành cụ thể chỉ được quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền24.
Thứ sáu, thời kỳ này các văn bản pháp luật về xử phạt VPHC khơng có điều
khoản nào quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vì số lượng các
22
Điều 28 Nghị định 143/CP ban hành Điều lệ về phạt vi cảnh. 23 Điều 27,28 Nghị định 143/CP ban hành Điều lệ về phạt vi cảnh. 24 Điều 28 NGhị định 143/CP ban hành Điều vệ về phạt vi cảnh.
chức danh có thẩm quyền xử phạt cịn ít, việc quy định những hành vi VPHC cịn đơn giản do đó ít có nguy cơ trùng lắp nhau về thẩm quyền xử phạt.